- Biển số
- OF-431945
- Ngày cấp bằng
- 23/6/16
- Số km
- 9,607
- Động cơ
- 749,428 Mã lực
Thể thao ở mấy nước nghèo nhiều khi giỏi còn chưa ăn ai chứ đừng nói tới bình bình.
Đọc thấy Công là người tốt, người tốt ko bg bị khổ cả, đợt hcv olympic mấy thằng ml muốn hít hà nổi tiếng, đinh làm tý để lấy váng, hưa để đấy đúng bọn khốn nạn. Trươc bong đá cũng thế tranh nhau tài trợ có đợt đến 50% toàn hứa mồm. Đúng bọn vừa được tiếng éo mất gì mm chúng nó, khốn nạnNhà vô địch Paralympic Lê Văn Công
Hôm nọ xem VTV2 làm phóng sự về Bạn này cảm động lắm, Vẫn đi tập đều để thi đấu tiếp, nhìn phòng tập rất tồi tàn. Ngoài giờ tập thì làm nghề sửa điện tử chung với Thầy giáo dạy nghề. Nghe Bạn í nói đc hứa tặng 2 căn hộ sau khi đoạt HCV nhưng đến giờ vẫn chưa thấy đâu. Giờ thấy Báo Thanh Niên đăng tin làm nghề BĐS.
Link đây: https://thanhnien.vn/the-thao/bong-da-viet-nam/nghe-tay-trai-cua-sao-the-thao-nha-vo-dich-paralympic-le-van-cong-khoi-nghiep-voi-bap-120208t.html
Ý e là nó nhiều tiền đầu tư cho các môn Olimpic! Có thực mới vực được đạo! Nhìn nó chỗm trệ trên đỉnh Olympic mới thấy khủng ntn! Mình mỗi Ánh Viên thuộc loại áo làng thoii mà tiền đầu tư cũng cả mớ rồi!TQ đầy vđv về vườn móm nặng cụ ợ, lấy đâu ra nuôi không
Olympic phải đạt chuẩn thành tích mới được dự chứ có phải thích là đi đâu? Ko đầu tư cao thì khéo chả được ai dự.Cho nên em thấy việc Nhà nước cứ kệ các ông tự mà tập tành tự mà phấn đấu như một đam mê thôi. Khi nào có hội Ô lem bích nhà nước tài trợ tiền đi lại ăn ở nếu cần. Như vậy, các em các cháu chúng nó vẫn phải lo học hành tương lai các cái quyền ở chúng nó tự quyết tự chịu trách nhiệm. Mà như thế thì liệu cơm gắp mắm, phát triển được những môn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước mình.
Chứ cứ nuôi rồi luyện để lấy thành tích cho các quan, lấy hồ hởi phấn khởi cho dư luận, làm miếng thịt tươi cho báo chí nó rỉa rói kiếm sống thì khổ thân các cháu quá. Như kiểu vắt chanh rồi bỏ vỏ, tương lai tự lo hoặc lại dựa hết cả vào gia đình. Tội nghiệp. Dư luận sướng một lúc rồi xuất, chúng nó lận đận mãi. Như cô bé gì đội vật quê Thanh Hóa, gặp tai nạn luyện tập ngồi xe lăn mẹ nuôi nghĩ mà khổ thân. Dư luận thi thoảng bị ngoáy mũi thì rú lên thương xót xong đâu lại đóng đấy, một hạt cát tật nguyền trong hằng hà sa số.
Chưa đủ giỏi với cái gì ạ? Tuy anh ta không giành được hc thế giới nhưng cũng đã vượt qua nhiều vđv nước nhà để tham dự và ở tầm đó anh ta cũng xứng đáng mức đãi ngộ tử tế. 200e ~ 5.5tr vnd, thấp hơn cả lương sv mới ra trường ở VN thì quá là bèo bọt rồi còn gì, sống k nổi thì ăn uống tập luyện sao, rồi tâm lý nữa.Đơn giản vì chưa đủ giỏi, thế thôi
Thì đã có xã hội hóa. Ý em là để cho các môn thể thao được lựa chọn bởi chính những người chơi, trong đó vai trò Nhà nước chỉ nâng đỡ khi cần thiết. Còn đâu để xã hội tự định hướng và đầu tư lợi ích hài hòa. Đỡ tốn kém ngân sách và không phải mang vác cồng kềnh cả bộ máy quan liêu. Một đứa vận động viên ở mình có khi phải cõng trên lưng cả chục đứa quan lại, cà la vát thè lè ra mà có kết quả gì đâu.Olympic phải đạt chuẩn thành tích mới được dự chứ có phải thích là đi đâu? Ko đầu tư cao thì khéo chả được ai dự.
Xax hội hoá thì người ta chỉ làm nhũng gì được xã hội quan tâm nhiều thôi. Thể thao thành tích cao không nằm trong mối quan tâm của xã hội. VĐV chuyên nghiệp phải sống được bằng nghề thì mới có người đầu tư. Đồng thời người đầu tư phải có nhiều tiền nữa. Làm vậy xem như chấp nhận bỏ đi chục kỳ Olympic ko có người tham dự.Thì đã có xã hội hóa. Ý em là để cho các môn thể thao được lựa chọn bởi chính những người chơi, trong đó vai trò Nhà nước chỉ nâng đỡ khi cần thiết. Còn đâu để xã hội tự định hướng và đầu tư lợi ích hài hòa. Đỡ tốn kém ngân sách và không phải mang vác cồng kềnh cả bộ máy quan liêu. Một đứa vận động viên ở mình có khi phải cõng trên lưng cả chục đứa quan lại, cà la vát thè lè ra mà có kết quả gì đâu.
Người chiến thắng lại chỉ có 1 cụ nhỉTrong thể thao thì chỉ có chiến thắng mới đem lại vinh quang và tiền bạc. Nếu thua cuộc sẽ chẳng còn ai nhớ đến, cuộc sống quá phũ phàng như vậy đấy. Nói đến chiến thắng, em lại nhớ đến bài hát nổi tiếng của ban nhạc ABBA “ the winer takes it all”.
Những nước phát triển em không biết chứ như ở nước ta ngoài bóng đá nam thì các môn thể thao khác các vđv đều đói. Thiệt thòi nhất phải nói là các vđv nữ đa phần hy sinh về sắc đẹp và tuổi thanh xuânKể cả mà chiến thắng thì có những bộ môn VĐV vẫn nghèo, nhất là ở những nước kinh tế kém.
Cử tạ là một trong các môn này.
Ở ta thì là bóng đá nữ.
Ở Việt Nam này, thể thao đỉnh cao (ngoại trừ phần nào đó ở bóng đá) thì tất cả đại đa số các gia đình đồng ý để con tham gia đều không phải là gia đình có của ăn của để (thậm chí là nghèo khó). Tham gia thể thao chuyên nghiệp dường như là cách duy nhất để họ có thể tìm kiếm cuộc sống tốt hơn.Thể thao ở mình, nếu không có tài năng xuất chúng hoặc nhiều tiền đầu tư thì khó theo đuổi.
Con bé nhà em thi cờ luôn có gải nhất nhì quận. Nhưng thỉnh thoảng em mới cho thi thành phố. Có năm cho đi thi thì có giải thành phố. Nhưng em xác định luôn, thể thao là bộ môn bạc bẽo, ít nhất là ở VN. Vì vậy, em cũng không cho nó đi thi quốc gia. Đi khá là tốn tiền, và khi về phải chấp nhận đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc nhiều để duy trì. Nếu chấp nhận theo con đường này, sẽ phải hi sinh nhiều thứ khác, cả cả việc học hành. Về sau lỡ chẳng may có vấn đề xảy ra, thì đúng là sẽ lâm vào hoàn cảnh rất bi đát.
Vinh quang trả giá bằng quá nhiều thứ, nhưng nó lại cực mong manh.
Ở VN, chắc chỉ có bộ môn đá bóng là kiếm tiền được tốt nhất.
Không cứ ngành thể thao đâu bác. Bà chị em thời 7x sinh hoạt CLB trên Cung thiếu nhi, món nghi thức đội gì đó, chắc cũng có năng khiếu nên thấy có bí thư đoàn tiểu khu về tận nhà xin cho nghỉ học để đi sinh hoạt đội nhưng bị bố em mắng cho te tua. Chị ấy đến mấy lần nhưng không thuyết phục đc cụ ông nhà em. Thời đó trẻ con thì thấy cụ ông quân phiệt, nhưng giờ em cũng sắp thành ông ngoại mới thấy mặc dù cụ cũng chỉ là công nhân nhưng lại có tầm nhìn xa, theo ba cái món xã hội hóa đấy thì khó mà sống tốt trong thời buổi kim tiền này.Bên họ hàng G nhà cháu có ông cậu đã có bước đi quá sai lầm về vấn đề này. Thời bác Hoàng Vĩnh Giang làm GĐ sở TTHN, bác này là tổ sư của tư duy " đi tắt đón đầu" (bản thân bác cũng tự nhận). Với tư duy này bác đã hướng thể thao HN chọn gà nòi luyện tập những môn có thể gặt hái nhanh huy chương. Ví dụ như Wushu, các môn võ và ...đại loại là theo mô hình của Tàu đã thành công ở đấu trường Châu Á hay thế giới 1 vài môn hợp với thể hình, thể lực của ng châu Á.
Khi chuyên gia của tàu và ta đến tuyển chọn đám gà nòi ở các trường tiểu học HN, thèng F1 nhà ông cậu G có số đo thể hình đúng tiêu chuẩn, nó đc chọn. Sở TT đến nhà thuyết phục ông cậu cho F1 đi luyện tập thể thao thành tích cao ở tít tận bên Nam Ninh TQ. Thấy chương trình đài thọ từ A đến Z, có cả học văn hoá nữa nên 2 vc ông cậu quyết định cho con đi, với hi vọng nó làm rạng danh cho dòng họ nhà mình.
Nhà cháu nhớ ko lầm thì thèng bé lúc đi mới 8-9 tuổi, gần 10 năm nó luyện tập bên Nam Ninh với bộ môn nhảy cầu. Sau 1 lần thi toàn quốc môn này, ông con chả đc giải rút gì nên HN cho về. Lúc này nó cũng vừa tầm tuổi thi cử nhưng với giáo trình học văn hoá ở bển, làm sao đủ sức thi đỗ ĐH.
Giờ ông bạn này đã gần 30, chấp nhận đi làm chân bảo vệ cho 1 cty, thỉnh thoảng có gd nào nhờ dạy bơi cho trẻ con thì ới ông bạn đến dạy. Chả vợ con gì, nghe chừng khá khó khăn.