Anh em trai phải nói chuyện với nhau. Oto hay bất kỳ vật dụng nào trong nhà đều có sở hữu. Ví dụ, xe máy của vợ, oto của chồng... Hoặc ngược lại.
Chuyện trong nhà: ông anh thuộc về bên nội, mượn xe, mượn tiền... Đều sẽ bảo với cụ trước, cụ quyết hay không là quyền của cụ. Nếu cụ thấy việc này cần bàn với vợ thì cụ tự bàn, ông anh chẳng phải bàn với vợ cụ. Ngược lại, bên ngoại muốn mượn xe, mượn tiền... Phần lớn hỏi vợ cụ trước, vợ cụ bắt buộc phải hỏi cụ.
Như vậy, ta cần xác định ai là chủ trong gia đình. Cái gì phải thống nhất, cái gì cần bàn định giữa hai vợ chồng... Đấy là chuyện trong nhà của cụ.
Chuyện ứng xử: Theo tính cách của con người, như em, em mua xe gì, mua bao nhiêu... Không bao giờ bàn với vợ, mua xong đi về vợ mới biết. Nghĩa là xe thuộc quyền định đoạt của em, vợ muốn đi cũng phải xin phép. Còn ngược lại, chuyện nhà cụ, xe là của chung hai vợ chồng, ông anh trai mượn xe đi đâu đó, ngay cả cụ còn thấy khó chịu??? Em chẳng hiểu, anh em kiểu gì? Cái xe nó phục vụ mình, làm cho mình sướng hơn... Trong khi mua xe xong, cho ông anh mượn lại thấy khó chịu, vợ cụ ý kiến là đúng.
Anh em mình là đàn ông, nếu cụ có điều kiện xe ít đi cho anh trai mượn cũng không sao. Hỏng sửa, đâm đụng sửa... Cái xe, nó cũng là cái xe. Nếu thấy đi ít, khó xử cụ nên bán xe.
Tóm lại:
1. Chuyện Trong nhà hai vợ chồng tự xử
2. Chuyện nhà nội cụ quyết
3. Chuyện nhà ngoại vợ tự biết là quyết hay bàn.
Vì thế, mới có câu "trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông" là thế. Đọc câu này, cụ phải tự biết mình làm gì. không biết tốt nhất bán xe.