[Funland] Vấn đề dạy thêm & Học thêm theo quan điểm giáo sư Trần Văn Thọ?

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,218
Động cơ
71,510 Mã lực
Cụ xem vậy dự kiến tăng lên mức nào khi mà tuần đứng lớp khoảng 16 tiết mỗi tiết 50 phút, tháng làm có 56 giò, lương trung bình tầm 15tr. Vậy là đang trả khoảng 260k/1 giờ, công chức viên chức nào được hưởng mức đó hiện nay, trừ trường hợp đãi ngộ đặc biệt.
Đây chỉ là số ước tính tương đối.
Nếu bỏ hết việc chấm thi, soạn giáo án, các hoạt động chuyên môn, các hoạt động ngoài chuyên môn thì thế là cao.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,775
Động cơ
162,275 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lôi cái bài của một ông Giáo sư đang định cư ở nước ngoài về làm chi.

Những người như này họ không biết thực trạng nhu cầu của xã hội, chỉ chém gió qua các thông tin lượm lặt thôi.

Các cụ đọc nội dung trong bài thì biết, đặt vấn đề rất dài nhưng cách giải quyết chẳng đi vào trọng tâm. Quanh đi quẩn lại vẫn là thắt chặt đầu tư công, tăng thu giảm chi ngân sách blah blah.
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,697
Động cơ
437,144 Mã lực
Dạy thêm, học thêm là nhu cầu từ hai phía GV và HS
GV cần tiền để trang trải cuộc sống, mua nhà, xe, đi du lịch vân vân và mây mây
HS thì cần kiến thức để thi vào trường chuyên lớp chọn, thành người toàn diện theo kỳ vọng của phụ huynh, giỏi bđ, đàn ca sáo nhị, giỏi chuyên môn sau còn kiếm xèng
Tất cả nhu cầu đều ko sai, nhưng cái sai bắt đầu hình thành từ nhu cầu, GV thấy dạy thêm có thu nhập cao gấp nhiều lần lương thì nghĩ ra các phương pháp để thu hút hs, tiêu cực có, tích cực có (đa phần là tiêu cực)
HS thì vì mong muốn học giỏi, đa tài, đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh, nhưng ko biết khả năng của mình, phụ huynh thì kỳ vọng quá khả năng của con đầu tư cho con học thêm bất chấp
Vậy lên tình trạng này ko bg chấm dứt đc trừ khi lương gv đủ đáp ứng nhu cầu (bất khả thi), hs và phụ huynh bằng lòng với hiện thực (cũng bất khả thi) :))
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
6,770
Động cơ
326,292 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chỉ cần cấm dạy thêm hs của lớp mình trường mình đang dạy
Đảm bảo giảm được 80% nạn ép học thêm
Còn gđ hs nào có nhu cầu học thêm sẽ tự biết cách tìm chỗ học
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,272
Động cơ
514,193 Mã lực
Đề thi cuối kỳ, cuối cấp giờ còn tương đối sát chương trình, chứ như thời 7x,8x bọn em không học thêm đố thi đại học được. Toàn học 1 kiểu ra đề 1 kiểu
Mỗi thời mỗi khác, trước thời của cụ không có chuyện dạy thêm hay học thêm đâu. Các thầy cô chỉ dạy đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng cho học sinh giỏi vì tâm chứ không đòi hỏi gì. Có lẽ cái thời bao cấp, kinh tế tt chưa len lỏi vào cuộc sống nội dung chương trình giảng dạy không nặng nề như bây giờ và phương pháp dạy học mang tính truyền thống. Các thế hệ học sinh vẫn ra trường lớn lên và vững vàng bước vào cuộc sống.
 

sweet dream

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-867972
Ngày cấp bằng
15/9/24
Số km
311
Động cơ
4,292 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Paradise
....
Thứ nhất, do đồng lương quá thấp, các thầy cô giáo xem việc dạy thêm là nguồn thu nhập cần thiết, và đáng tiếc là đã có một số trường hợp "ép" học sinh mình học thêm bằng cách này hay cách khác, mất đi hình ảnh cao quý của người thầy, ảnh hưởng xấu đến quan hệ thầy trò và đạo đức xã hội.
Thứ hai, học sinh phải luôn bận rộn trong việc học, không có thì giờ cho thể thao, văn hóa, đọc sách hay giao lưu với bè bạn, v.v…, những hoạt động kích thích sáng tạo và ảnh hưởng tốt đến hình thành nhân cách.
Thứ ba, học thêm trở thành khoản chi phí đáng kể, gây khó khăn cho những gia đình có thu nhập thấp, nhất là ở các bậc tiểu học hay trung học cơ sở là những bậc học phải được miễn phí hoàn toàn...
....
Theo tôi, với 3 hệ lụy như nêu trên của việc dạy thêm, thì nên có kế hoạch chấm dứt, chứ không nên tiếp cận theo hướng tìm cách quản lý chặt hơn để duy trì hiện trạng. Hay nói cách khác là không nên duy trì việc cho phép thầy cô giáo đang dạy chính khóa ở các trường công lập được dạy ngoài giờ cho học sinh của mình. Dĩ nhiên song song với quy định này phải có biện pháp tăng lương giáo viên.
Có thể nhiều người cho rằng việc tăng lương cho giáo viên là không khả thi, vì tăng lương phải tăng đồng loạt nhiều ngành khác. Và vừa qua đã tăng rồi, nếu tăng nữa thì ngân sách không đáp ứng được. Nhưng ta cần đặt câu hỏi nghiêm túc: Bao giờ chấm dứt tình trạng thầy cô giáo phải sống bằng thu nhập ngoài lương? Cần có lộ trình sớm giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn trong 5-6 năm tới, cải cách hệ thống thuế để tăng nguồn thu, thắt chặt quản lý để tránh thất thoát trong đầu tư công, cắt giảm hoặc trì hoãn những hạng mục đầu tư, chi tiêu chưa cần thiết, v.v.
Nên chăng có một ủy ban cấp nhà nước nghiên cứu thực trạng chi thu ngân sách trung ương và địa phương, nghiên cứu hệ thống thuế và đề ra lộ trình tăng lương cho công chức, viên chức, bao gồm giáo viên.
Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, và xét đến các hệ lụy trong việc dạy thêm, việc cải cách tiền lương nên bắt đầu từ lĩnh vực giáo dục rồi dần dần chuyển sang các lĩnh vực khác. Chẳng hạn đặt mục tiêu hai hay ba năm tới thầy cô giáo sẽ sống bằng tiền lương chính thức và từ đó không được dạy thêm nữa.
Còn việc học thêm thì nên để thị trường quyết định như kinh nghiệm Nhật Bản nêu trên.
Bản thân cháu đã trải nghiệm và thấy chương trình giáo dục ở Việt Nam rất nặng về lý thuyết và khó, bây giờ ai không đi học thêm các môn tự nhiên như toán thì hầu như không thể đạt được điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (không tin các cm có thể đi hỏi). Hơn nữa, học sinh do còn nhỏ chưa có khả năng tự học tốt nên nếu không học thêm thì rất khó để theo kịp đặc biệt là ở cấp 2, 3.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,272
Động cơ
514,193 Mã lực
Bản thân cháu đã trải nghiệm và thấy chương trình giáo dục ở Việt Nam rất nặng về lý thuyết và khó, bây giờ ai không đi học thêm các môn tự nhiên như toán thì hầu như không thể đạt được điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (không tin các cm có thể đi hỏi). Hơn nữa, học sinh do còn nhỏ chưa có khả năng tự học tốt nên nếu không học thêm thì rất khó để theo kịp đặc biệt là ở cấp 2, 3.
Chương trình nặng nề, nội dung hàn lâm khả năng ứng dụng xa rời thực tiễn bao năm rồi vẫn vậy.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,010
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Không phải là chỉ chém gió ạ
Mà với các nhà nghiên cứu hoặc biết làm nghiên cứu, đến mức giáo sư nữa thì càng phải biết rằng chém về cái gì đó thì nó cần có đủ ít nhất và nôm na rằng đặt vấn đề/thực trạng/ vấn đề đó đang tồn tại thế nào trong cuộc sống - giờ muốn bổ sung/sửa đổi cái gì, thế nào, tại sao phải làm thế - sửa đổi bổ sung như thế nào, dựa trên căn cứ khoa học/thực tiễn gì - làm điều đó thì sẽ cho kết quả thế nào, gây ảnh hưởng gì, ai là người thực hiện việc đó, cần sự hỗ trợ/hợp tác gì từ đâu.

Chứ chém lan man thì chả biết có cái cơ sở gì để làm thế, làm thế hệ luỵ gì cho cả xã hội... thì cần éo gì gs, ộp đầy rẫy, mà chém còn ngon hơn, nuột hơn

Phát biểu kiểu này chính là điển hình của cái gọi là "chém gió", phán như rồng nhưng chả có giải pháp gì thiết thực, khả thi cả!
1. Nhu cầu học thêm là có thật, cần được đáp ứng. Vì vậy, hoạt động dậy thêm sai chỗ nào, méo mó chỗ nào thì tìm cách hạn chế, quản lý chỗ đó, ko thể vì thế mà cấm hẳn dạy/học thêm.
2. Ngành nào mà chả cần lương đủ sống. Nhưng lương thế nào mới là đủ sống, và lấy đâu ra ngân sách để đáp ứng mức lương đó?
 

sweet dream

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-867972
Ngày cấp bằng
15/9/24
Số km
311
Động cơ
4,292 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Paradise
Chương trình nặng nề, nội dung hàn lâm khả năng ứng dụng xa rời thực tiễn bao năm rồi vẫn vậy.
Thế ạ, cháu không rõ thời các cô/chú có học thêm nhiều không, cháu nghe kể rằng ngày xưa, việc đỗ đại học là nhà mở cỗ ăn mừng mời cả làng; bây giờ, việc đỗ đại học là điều rất bình thường ạ.
Hiện nay có những thầy cô giỏi xuất hiện trên các nền tảng học trực tuyến, sáng tạo ra nhiều dạng bài tập rất khó và độc đáo. Vậy nên phần lớn những bạn đạt thủ khoa hiện nay đều học online từ các thầy cô trên mạng đó ạ, trường cháu có bạn nữ được 28,5 khối B00 top 1 trường cũng học thầy cô trên mạng hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
7,617
Động cơ
689,466 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Em thấy bậc tiểu học và THCS giờ nhu cầu học thêm là có thực, do áp lực thi vào lớp 10 không nhỏ + cha mẹ không kèm cặp được con vì công việc mưu sinh. Lớp THPT thì nhu cầu học thêm giảm do học sinh phân luồng và đa số chỉ cần tốt nghiệp là đủ.
Ngay bậc THCS và THPT thì chỉ một số giáo viên dạy thêm được, còn đầy môn không có học sinh học thêm.
Chuyện ép học sinh đi học thêm thì vẫn có, nhưng khu vực em ở thì chủ quan đánh giá là không nhiều.
 

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,876
Động cơ
35,740 Mã lực
Em thấy bậc tiểu học và THCS giờ nhu cầu học thêm là có thực, do áp lực thi vào lớp 10 không nhỏ + cha mẹ không kèm cặp được con vì công việc mưu sinh. Lớp THPT thì nhu cầu học thêm giảm do học sinh phân luồng và đa số chỉ cần tốt nghiệp là đủ.
Ngay bậc THCS và THPT thì chỉ một số giáo viên dạy thêm được, còn đầy môn không có học sinh học thêm.
Chuyện ép học sinh đi học thêm thì vẫn có, nhưng khu vực em ở thì chủ quan đánh giá là không nhiều.
Với mục tiêu phân luồng phấn đấu 2025 40% học tư thì cấp thcs vô cùng khốc liệt. Không đi học thêm, không chăm chỉ, không có tố chất... thì chỉ có tư/nghề/bổ túc thẳng tiến thôi. Em đầu hàng luôn và xác định cho con C3 trường tư. Con mình kém thôi méo có thêm nếm nhiều làm gì. Nhịn ăn nhịn mặc tí cho con đỡ khổ.
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,602
Động cơ
441,524 Mã lực
Sống bằng đồng lương chính thức. Khái niệm này rất mơ hồ:).
Tăng lương bất kì ai trong hệ thống NN đều là gánh nặng của NS và suy cho cùng là.từ dân và DN đóng thuế. Giáp viên dạy thêm cũng coi như là XHH giáo dục cho các thày cô, như XHH khác mà NN hay làm thôi
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,272
Động cơ
514,193 Mã lực
Thế ạ, cháu không rõ thời các cô/chú có học thêm nhiều không, cháu nghe kể rằng ngày xưa, việc đỗ đại học là nhà mở cỗ ăn mừng mời cả làng; bây giờ, việc đỗ đại học là điều rất bình thường ạ.
Hiện nay có những thầy cô giỏi xuất hiện trên các nền tảng học trực tuyến, sáng tạo ra nhiều dạng bài tập rất khó và độc đáo. Vậy nên phần lớn những bạn đạt thủ khoa hiện nay đều học online từ các thầy cô trên mạng đó ạ, trường cháu có bạn nữ được 28,5 khối B00 top 1 trường cũng học thầy cô trên mạng hết.
Bây giờ xã hội phát triển kiến thức khoa học nhân loại tăng theo cấp số nhân. Nên cả thầy và trò đều phải cố gắng nếu không muốn bị lạc hậu. Hồi xưa mình học ở vùng nông thôn tài liệu học tập không ngoài mấy cuốn sách giáo khoa. Học thêm không hề có khái niệm ngoài việc nhà trường có tổ chức ôn tập chung trong chương trình. Ngoài ra còn tiếp cận một số đề thi bài làm đại học các khoá trước được in lại. Học sinh cả trường vào đai học đếm không đủ đầu ngón tay. Ở thành phố thì học sinh đậu đại học có khá hơn. Khi về HN học sinh viên cũng lớp đủ các tỉnh thành. Ra trường tốt nghiệp chả lo thất nghiệp vì đều được phân công công tác. Bây giờ đại học thì phổ cập luôn. Nhưng việc làm thì cả là một vấn đề.
 
Chỉnh sửa cuối:

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,218
Động cơ
71,510 Mã lực
:(( Em chỉ xin góp ý là trước khi đi học thêm các bố mẹ hãy cho con "nắm vững lí thuyết" ạ. Rồi giời bể gì mới hiệu quả được.
 

Rivers

Xe lăn
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
10,641
Động cơ
749,412 Mã lực
Cái trò học thêm này rất dễ phát sinh tiêu cực trong khi giáo viên bây giờ lương đã khá ổn. Nếu có thì nên phát triển song song các nền tảng dạy học trực tuyến hoặc các trung tâm được cấp phép, giáo viên muốn dạy ngoài thì thi chứng chỉ rồi cạnh tranh nhau ở đó, còn giáo viên đứng lớp nên cấm dạy thêm.
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,749
Động cơ
400,264 Mã lực
Cụ nói rất chính xác.
Mấy chục năm trước có trường chuyên, có "đúp" tới10 %, nếu cứ đi theo mô hình đó để phân tuyến hs thì giờ ổn rồi. Nhưng bộ dục lại cào bằng : 100% lên lớp, mở toang cửa vào ĐH, đẻ thêm bọn tại chức liên thông để nhét hết vào một rọ thế nên ai cũng có thể thành tiến sĩ, chuyên khoa 1,2...Gây nên ảo tưởng cho mọi người là cứ đi học thật nhiều là được, chưa học giỏi thì học thêm,chưa học ĐH thì đi cao đẳng rồi học mãi cũng thành ts!!
Vâng bác.

Em có tý kinh nghiệm bên Đức nhưng không nuôi con bên Đức. Có ông bạn nuôi con bên Đức, cũng là người có con muộn thì chia sẻ thế này.

Hai thằng con đều thông minh, chơi game giỏi. Thằng anh thì chí thú, chơi game nhưng vẫn học ra gì. Giữ vững vị trí trong lớp Gymnasium (lớp giỏi).

Thằng em thì luôn đừng trên làn ranh giới giữa lớp giỏi và lớp thường. Thi kém phát sang lớp bình dân ngay.

Vừa rồi trường tổ chức cho đi hướng nghiệp. Thằng anh học giỏi mơ ước làm bác sỹ chứ gì? Cho vào bệnh viện làm vài ngày!!! Sợ run, thổ lộ nay con muốn làm kể toán thuế cho nhàn!!!

Hệ thống quá tuyệt. Các cháu bé được định hướng đâu ra đấy!
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,019
Động cơ
250,669 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Cụ nói rất chính xác.
Mấy chục năm trước có trường chuyên, có "đúp" tới10 %, nếu cứ đi theo mô hình đó để phân tuyến hs thì giờ ổn rồi. Nhưng bộ dục lại cào bằng : 100% lên lớp, mở toang cửa vào ĐH, đẻ thêm bọn tại chức liên thông để nhét hết vào một rọ thế nên ai cũng có thể thành tiến sĩ, chuyên khoa 1,2...Gây nên ảo tưởng cho mọi người là cứ đi học thật nhiều là được, chưa học giỏi thì học thêm,chưa học ĐH thì đi cao đẳng rồi học mãi cũng thành ts!!
Toàn đội có quyền chức phá rào cụ.
Xưa bằng CT, TC không được quy hoachj làm LĐ. Học trung cấp không được thi lên ĐH, chỉ học CĐ. Sau này xoá hết các rào cản và quy định bằng cấp ĐHCQ và TC là như nhau.
Quy chế tăng lương thì ĐH nhanh, học TC, CD hệ số lương thấp....vậy nên người người đổ xô đi học ĐH.
 

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,857
Động cơ
31,076 Mã lực
Nếu bỏ hết việc chấm thi, soạn giáo án, các hoạt động chuyên môn, các hoạt động ngoài chuyên môn thì thế là cao.
Việc đó chỉ là hỗ trợ nhất là giáo án chỉ copy sửa tý là xong. Nhưng kê giờ làm việc vống lên gấp nhiều lần giờ đứng lớp để hưởng thu nhập. Đặc biệt là các môn phụ... Đãi ngộ như hiện nay đối với giáo viên so với các ngành khác là cao.
 

Nowherelands

Xe tăng
Biển số
OF-837143
Ngày cấp bằng
16/7/23
Số km
1,079
Động cơ
15,037 Mã lực
Tuổi
25
Có một thực tế là học công lập giáo viên chỉ dạy cầm chừng ở tiết học chính, phải học thêm mới đủ kiến thức. Trái với học ở dân lập các thầy cô luôn nói kiến thức chúng tôi dạy trên lớp là đủ rồi, bảo các cháu cố gắng tập trung học đi, đừng đi học thêm nữa.
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,012
Động cơ
224,028 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Phân loại ngay từ khi học cấp 2. Giỏi thì học đại học . Còn phần lớn học nghề. Đã có mục tiêu học nghề thì cũng chả cần phải học thêm nhiều
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top