[Funland] Vấn đề dạy thêm & Học thêm theo quan điểm giáo sư Trần Văn Thọ?

Minh Sang 2019

Xe tải
Biển số
OF-725566
Ngày cấp bằng
15/4/20
Số km
413
Động cơ
18,946 Mã lực
Tuổi
23
....
Thứ nhất, do đồng lương quá thấp, các thầy cô giáo xem việc dạy thêm là nguồn thu nhập cần thiết, và đáng tiếc là đã có một số trường hợp "ép" học sinh mình học thêm bằng cách này hay cách khác, mất đi hình ảnh cao quý của người thầy, ảnh hưởng xấu đến quan hệ thầy trò và đạo đức xã hội.
Thứ hai, học sinh phải luôn bận rộn trong việc học, không có thì giờ cho thể thao, văn hóa, đọc sách hay giao lưu với bè bạn, v.v…, những hoạt động kích thích sáng tạo và ảnh hưởng tốt đến hình thành nhân cách.
Thứ ba, học thêm trở thành khoản chi phí đáng kể, gây khó khăn cho những gia đình có thu nhập thấp, nhất là ở các bậc tiểu học hay trung học cơ sở là những bậc học phải được miễn phí hoàn toàn...
....
Theo tôi, với 3 hệ lụy như nêu trên của việc dạy thêm, thì nên có kế hoạch chấm dứt, chứ không nên tiếp cận theo hướng tìm cách quản lý chặt hơn để duy trì hiện trạng. Hay nói cách khác là không nên duy trì việc cho phép thầy cô giáo đang dạy chính khóa ở các trường công lập được dạy ngoài giờ cho học sinh của mình. Dĩ nhiên song song với quy định này phải có biện pháp tăng lương giáo viên.
Có thể nhiều người cho rằng việc tăng lương cho giáo viên là không khả thi, vì tăng lương phải tăng đồng loạt nhiều ngành khác. Và vừa qua đã tăng rồi, nếu tăng nữa thì ngân sách không đáp ứng được. Nhưng ta cần đặt câu hỏi nghiêm túc: Bao giờ chấm dứt tình trạng thầy cô giáo phải sống bằng thu nhập ngoài lương? Cần có lộ trình sớm giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn trong 5-6 năm tới, cải cách hệ thống thuế để tăng nguồn thu, thắt chặt quản lý để tránh thất thoát trong đầu tư công, cắt giảm hoặc trì hoãn những hạng mục đầu tư, chi tiêu chưa cần thiết, v.v.
Nên chăng có một ủy ban cấp nhà nước nghiên cứu thực trạng chi thu ngân sách trung ương và địa phương, nghiên cứu hệ thống thuế và đề ra lộ trình tăng lương cho công chức, viên chức, bao gồm giáo viên.
Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, và xét đến các hệ lụy trong việc dạy thêm, việc cải cách tiền lương nên bắt đầu từ lĩnh vực giáo dục rồi dần dần chuyển sang các lĩnh vực khác. Chẳng hạn đặt mục tiêu hai hay ba năm tới thầy cô giáo sẽ sống bằng tiền lương chính thức và từ đó không được dạy thêm nữa.
Còn việc học thêm thì nên để thị trường quyết định như kinh nghiệm Nhật Bản nêu trên.
 

tamtu34

Xe buýt
Biển số
OF-863911
Ngày cấp bằng
19/7/24
Số km
693
Động cơ
11,479 Mã lực
Tuổi
34
Ngành nào cũng đòi tăng lương thế này thì ngân sách nổ tung.
Ngành bác sỹ, y tá cũng vất vả quan trọng kém gì mà học hành 6-10 năm rồi cũng nguy hiểm.
Ngành lao động hầm mỏ, vệ sinh môi trường, độc hại cũng cần tăng lương.
Ngành công an, cũng quan trọng phết, tăng lương còn giảm được tiêu cực.
Quan trức cũng cần tăng lương như Sing, sẽ giảm tham lũng,...
...... ...
 

phohien035

Xe buýt
Biển số
OF-773528
Ngày cấp bằng
6/4/21
Số km
819
Động cơ
56,939 Mã lực
Tuổi
35
Em nghĩ là khó bởi mấy lẽ:
1. Tăng lương để cho thầy cô ko màng đi dạy thêm hay tìm kiếm việc làm thêm ... Cái này nói mãi rồi và vẫn chưa giải quyêt được. Tăng bao nhiêu thì đủ, liệu NN có đủ tiền để tăng mà ngành khác vẫn cù như vận. Liệu tăng thì thầy cô sẽ ko đi dạy thêm ?
2. Tâm lý muốn con cháu mình có đủ trình thi vào ĐH, khá giỏi ở lớp. Đây là tâm lý chung của tất cả các PH và thầy cô giáo do chạy theo thành tích, lấy học ĐH, số lượng HS khá giỏi là đích cuối cùng của việc học PT. Nếu hết c3 mà ko vào được ĐH thì "ô danh" cho gia đình, bản thân. Ngày xưa chỉ tiên tiến thôi cũng chỉ có mấy người, giỏi thì còn hiếm hơn. Nay thì ngược lại
3. Chứng tỏ việc dạy thông thường ở trường có vấn đề: thầy cô dạy cho qua để chuyển sang học thêm. Đề thi đánh đố nhau, thi bằng mẹo giải ... HS phải đi học thêm mới biết cách giải ... Tất nhiên ko phải 100% thầy cô, nhưng có lẽ cũng chiếm đa số
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,052
Động cơ
519,859 Mã lực
1 là nhu cầu học thêm là có thật, ph có dạy đc éo đâu mà ko học thêm? đặc biệt với chế độ thi tuyển sinh vào PTCS (trường tốt, điểm, clc) và nhất là vào PTTH chuyên như hiện nay, éo học thêm thi đc thì thiên cmn tài dồi, ít lắm.
2 là ko phải gv nào cũng dạy được thêm
3 là nếu đã dạy đc thêm (dạy thêm luyện gà chuyên, ptcs clc à nha, ko tính mấy gv lùa trẻ lớp mình chủ nhiệm đến vừa dạy kèm ctrình phổ thông trên lớp kiêm trông trẻ chờ PH đến đón) thì lương trả éo bao giờ là đủ vì dạy thêm lớn hơn nhiều
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,414
Động cơ
468,581 Mã lực
Sống bằng đồng lương chính thức. Khái niệm này rất mơ hồ:).
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,743
Động cơ
400,293 Mã lực
Vị giáo sư nói chả có gì hay, thậm chí không vào được trọng tâm.

Trong một lớp học phổ thông thì trình độ học sinh không giống nhau. Có em chật vật mới nắm được kiến thức trung bình, có các em khác lại có trình độ khá giỏi. Giáo viên vì thế chỉ dạy được ở mức trung bình để ai cũng học được, mà ngay cả ở mức ấy, một số em cũng không học được, trong khi các em giỏi thì không thỏa mãn và phải đi luyện thêm ở bên ngoài để còn thi được vào trường tốt.

Thế vấn đề là phải phân cấp ra, lớp sức học trung bình định hướng hết phổ thông cấp 2 thì vào cấp 3 dạy nghề, lớp thì toàn những em giỏi với định hướng học lên cao. Mỗi lớp giáo viên dạy trên lớp tương ứng với sức học của lớp ấy, thế thì khỏi phải học thêm.
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
7,726
Động cơ
-61,464 Mã lực
....
Thứ nhất, do đồng lương quá thấp, các thầy cô giáo xem việc dạy thêm là nguồn thu nhập cần thiết, và đáng tiếc là đã có một số trường hợp "ép" học sinh mình học thêm bằng cách này hay cách khác, mất đi hình ảnh cao quý của người thầy, ảnh hưởng xấu đến quan hệ thầy trò và đạo đức xã hội.
Thứ hai, học sinh phải luôn bận rộn trong việc học, không có thì giờ cho thể thao, văn hóa, đọc sách hay giao lưu với bè bạn, v.v…, những hoạt động kích thích sáng tạo và ảnh hưởng tốt đến hình thành nhân cách.
Thứ ba, học thêm trở thành khoản chi phí đáng kể, gây khó khăn cho những gia đình có thu nhập thấp, nhất là ở các bậc tiểu học hay trung học cơ sở là những bậc học phải được miễn phí hoàn toàn...
....
Theo tôi, với 3 hệ lụy như nêu trên của việc dạy thêm, thì nên có kế hoạch chấm dứt, chứ không nên tiếp cận theo hướng tìm cách quản lý chặt hơn để duy trì hiện trạng. Hay nói cách khác là không nên duy trì việc cho phép thầy cô giáo đang dạy chính khóa ở các trường công lập được dạy ngoài giờ cho học sinh của mình. Dĩ nhiên song song với quy định này phải có biện pháp tăng lương giáo viên.
Có thể nhiều người cho rằng việc tăng lương cho giáo viên là không khả thi, vì tăng lương phải tăng đồng loạt nhiều ngành khác. Và vừa qua đã tăng rồi, nếu tăng nữa thì ngân sách không đáp ứng được. Nhưng ta cần đặt câu hỏi nghiêm túc: Bao giờ chấm dứt tình trạng thầy cô giáo phải sống bằng thu nhập ngoài lương? Cần có lộ trình sớm giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn trong 5-6 năm tới, cải cách hệ thống thuế để tăng nguồn thu, thắt chặt quản lý để tránh thất thoát trong đầu tư công, cắt giảm hoặc trì hoãn những hạng mục đầu tư, chi tiêu chưa cần thiết, v.v.
Nên chăng có một ủy ban cấp nhà nước nghiên cứu thực trạng chi thu ngân sách trung ương và địa phương, nghiên cứu hệ thống thuế và đề ra lộ trình tăng lương cho công chức, viên chức, bao gồm giáo viên.
Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, và xét đến các hệ lụy trong việc dạy thêm, việc cải cách tiền lương nên bắt đầu từ lĩnh vực giáo dục rồi dần dần chuyển sang các lĩnh vực khác. Chẳng hạn đặt mục tiêu hai hay ba năm tới thầy cô giáo sẽ sống bằng tiền lương chính thức và từ đó không được dạy thêm nữa.
Còn việc học thêm thì nên để thị trường quyết định như kinh nghiệm Nhật Bản nêu trên.
Phát biểu kiểu này chính là điển hình của cái gọi là "chém gió", phán như rồng nhưng chả có giải pháp gì thiết thực, khả thi cả!
1. Nhu cầu học thêm là có thật, cần được đáp ứng. Vì vậy, hoạt động dậy thêm sai chỗ nào, méo mó chỗ nào thì tìm cách hạn chế, quản lý chỗ đó, ko thể vì thế mà cấm hẳn dạy/học thêm.
2. Ngành nào mà chả cần lương đủ sống. Nhưng lương thế nào mới là đủ sống, và lấy đâu ra ngân sách để đáp ứng mức lương đó?
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,370
Động cơ
80,607 Mã lực
1 là nhu cầu học thêm là có thật, ph có dạy đc éo đâu mà ko học thêm? đặc biệt với chế độ thi tuyển sinh vào PTCS (trường tốt, điểm, clc) và nhất là vào PTTH chuyên như hiện nay, éo học thêm thi đc thì thiên cmn tài dồi, ít lắm.
2 là ko phải gv nào cũng dạy được thêm
3 là nếu đã dạy đc thêm (dạy thêm luyện gà chuyên, ptcs clc à nha, ko tính mấy gv lùa trẻ lớp mình chủ nhiệm đến vừa dạy kèm ctrình phổ thông trên lớp kiêm trông trẻ chờ PH đến đón) thì lương trả éo bao giờ là đủ vì dạy thêm lớn hơn nhiều
Có hẳn một nghiên cứu đề tài của Giáo sư trường đại học lớn của Mỹ chỉ ra thực trạng rằng giáo viên đang phải làm thay việc của cha mẹ học sinh, nhưng không được trả công cho phần làm thêm này.
Ở đâu em ko biết nhưng ở cái đất Hà nội này thì chả thầy cô nào ép học sinh học thêm lớp dạy thêm của mình cả
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,774
Động cơ
222,692 Mã lực
Vị giáo sư nói chả có gì hay, thậm chí không vào được trọng tâm.

Trong một lớp học phổ thông thì trình độ học sinh không giống nhau. Có em chật vật mới nắm được kiến thức trung bình, có các em khác lại có trình độ khá giỏi. Giáo viên vì thế chỉ dạy được ở mức trung bình để ai cũng học được, mà ngay cả ở mức ấy, một số em cũng không học được, trong khi các em giỏi thì không thỏa mãn và phải đi luyện thêm ở bên ngoài để còn thi được vào trường tốt.

Thế vấn đề là phải phân cấp ra, lớp sức học trung bình định hướng hết phổ thông cấp 2 thì vào cấp 3 dạy nghề, lớp thì toàn những em giỏi với định hướng học lên cao. Mỗi lớp giáo viên dạy trên lớp tương ứng với sức học của lớp ấy, thế thì khỏi phải học thêm.
Cụ nói rất chính xác.
Mấy chục năm trước có trường chuyên, có "đúp" tới10 %, nếu cứ đi theo mô hình đó để phân tuyến hs thì giờ ổn rồi. Nhưng bộ dục lại cào bằng : 100% lên lớp, mở toang cửa vào ĐH, đẻ thêm bọn tại chức liên thông để nhét hết vào một rọ thế nên ai cũng có thể thành tiến sĩ, chuyên khoa 1,2...Gây nên ảo tưởng cho mọi người là cứ đi học thật nhiều là được, chưa học giỏi thì học thêm,chưa học ĐH thì đi cao đẳng rồi học mãi cũng thành ts!!
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,556
Động cơ
566,925 Mã lực
Lương giáo viên giờ cũng thuộc hàng trung bình khá trở lên rồi. Cháu có bà chị dạy cấp 1 ở quê, không chức sắc gì mà thu nhập chính thức cũng đc khoảng 17tr/th.
 

thienluc76

Xe tải
Biển số
OF-151483
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
418
Động cơ
360,571 Mã lực
Đặt ngược lại vấn đề tại sao phải học thêm:
Do chương trình nặng học chính khóa không theo được cần phải học thêm, nếu như vậy thì phải giảm tải chương trình chứ không phải là đi học thêm.
Nếu chương trình ổn thì xem lại cách dạy xem tại sao thời lượng trên lớp không truyền tải được cho học sinh hiểu mà phải thêm thời gian, như vậy chất lượng giáo viên có vấn đề, cần xem lại chất lượng giáo viên.
Bởi vì, học sinh là độ tuổi đang hình thành và phát triển cả về thể chất và tinh thần, không phải vô cớ mà người lớn thì làm việc 8 tiếng 1 ngày, tuần 5 ngày mà trẻ em học sinh thì người ta thiết kế học có 4 -5 tiếng/ ngày từ xưa đến nay. Giờ bắt học sinh học nhồi nhét 8 tiếng/ ngày xét về mặt y học là có vấn đề, cái này không ai đưa ra nhưng nó là thực tế.
Vì vậy không nên hợp thức hóa dạy thêm và học thêm, dạy thêm và học thêm chỉ nên giành cho số ít. Đó là, cần phải bồi dưỡng những học sinh có tố chất đặc biệt, mà cách dạy thông thường là không phù hợp, không phát triển hết tố chất của học sinh hay nói cách khác là bồi dưỡng học sinh giỏi. Phụ đạo hay dạy thêm cho những học sinh kém để có thể tiếp thu được kiến thức bằng bạn bè, ngoài 2 trường hợp số ít này thì nhất thiết không cần dạy thêm và học thêm.
Mọi chính sách liên quan đến giáo dục đều phải lấy xuất phát điểm là lợi ích của người học, chứ không phải một lý do nào khác. Nếu chọn bất kỳ lý do nào để giải bài toán giáo dục ngoài lợi ích người học thì đều sai đáp án.
 
Chỉnh sửa cuối:

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,052
Động cơ
519,859 Mã lực
Có hẳn một nghiên cứu đề tài của Giáo sư trường đại học lớn của Mỹ chỉ ra thực trạng rằng giáo viên đang phải làm thay việc của cha mẹ học sinh, nhưng không được trả công cho phần làm thêm này.
Ở đâu em ko biết nhưng ở cái đất Hà nội này thì chả thầy cô nào ép học sinh học thêm lớp dạy thêm của mình cả
vâng, em cũng thế, con em học thêm phải thi bỏ mẹ CLB mới nhận dạy vào ý chứ, đầy cháu thi xong CLC nó nói lời an ủi chia tay hẹn lần sau gặp mặt đấy, chứ ở đó mà lùa gà. Còn ở trường chính thống thì gần như con em nó ko học. Hồi lớp 2 hay 3 chả nhớ, nó thấy bạn nó đi học thêm ngoài giờ học với cô, nó thích nó đi theo, vài tháng nó ko thích nữa nó nghỉ, có ai gây khó dễ gì cho con em éo đâu
 

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,848
Động cơ
30,719 Mã lực
Không cho các cháu học thêm thì sợ nó tụ tập đàn đúm, dễ hư hỏng. Hoặc không học thì chúng nó cắm mặt vào mạng xã hội có mà phụ huynh chết dở.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,244
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Không tránh khỏi trường hợp có giáo viên dạy rất nhanh trên lớp. Phần lớn học sinh nếu không học phụ đạo kiến thức sẽ rất lơ mơ.
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,621
Động cơ
547,212 Mã lực
Xét cho cùng học thêm là nhu cầu, ít ra thì của bố mẹ các cháu; miền núi mời nó đi học chính khóa, nuôi cơm nó còn chưa đi.
Tăng lương lên 5 lần thì cũng không thể hết học thêm, chỉ tổ giá của biên chế giáo viên sẽ ngất ngưởng thôi...
 

LongLH

Xe điện
Biển số
OF-85606
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
2,478
Động cơ
49,150 Mã lực
Vị giáo sư nói chả có gì hay, thậm chí không vào được trọng tâm.

Trong một lớp học phổ thông thì trình độ học sinh không giống nhau. Có em chật vật mới nắm được kiến thức trung bình, có các em khác lại có trình độ khá giỏi. Giáo viên vì thế chỉ dạy được ở mức trung bình để ai cũng học được, mà ngay cả ở mức ấy, một số em cũng không học được, trong khi các em giỏi thì không thỏa mãn và phải đi luyện thêm ở bên ngoài để còn thi được vào trường tốt.

Thế vấn đề là phải phân cấp ra, lớp sức học trung bình định hướng hết phổ thông cấp 2 thì vào cấp 3 dạy nghề, lớp thì toàn những em giỏi với định hướng học lên cao. Mỗi lớp giáo viên dạy trên lớp tương ứng với sức học của lớp ấy, thế thì khỏi phải học thêm.
Em đồng ý với cụ. Giáo sư này tư duy về phát triển con người và quản lý nhà nước có vấn đề. Giải pháp cào bằng không thể làm con người và xã hội phát triển được.
 

minhhai985

Xe lăn
Biển số
OF-171945
Ngày cấp bằng
15/12/12
Số km
11,513
Động cơ
308,237 Mã lực
Theo e là nên cấm, cấm tuyệt đối, các thầy cô nghĩ đủ trò để lách, dậy chính thì ita thêm thì nhiều, đào tạo ra một tầng lớp chỉ biết há mồm chờ chép. :D
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,766
Động cơ
26,317 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Thực trạng, nguyên nhân và cả giải pháp thì các nhà làm giáo dục ta biết cả, có cả. Cần gì tới các chuyên gia, GS nọ chai ý kiến với chả đề xuất...rách việc. 8-}
Cái chính là họ có muốn làm và thấy cần phải làm hay không thôi.

Ps: Bàn tiệc đang ngon, vừa ngồi vào chỗ hay đang đớp dở… nghe mấy thằng dở hơi xui thêm muối cho món bớt nhạt à #:-s
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,996
Động cơ
48,478 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Học phí đại học, giá cả sinh hoạt ở các thành phố có trường đại học tăng cao thế này thì nhiều cháu sẽ rẽ ngang sau khi học lớp 12 để đi học nghề, xuất khẩu lao động , tự dưng nhu cầu học thêm sẽ giảm thôi.
 

BMW R60

Xe điện
Biển số
OF-745052
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
2,037
Động cơ
81,044 Mã lực
Xét cho cùng học thêm là nhu cầu, ít ra thì của bố mẹ các cháu; miền núi mời nó đi học chính khóa, nuôi cơm nó còn chưa đi.
Tăng lương lên 5 lần thì cũng không thể hết học thêm, chỉ tổ giá của biên chế giáo viên sẽ ngất ngưởng thôi...
Em cũng thấy nó là quy luật cung - cầu thôi. Cấm sao được.
Thằng cu nhà em năm nay lớp 12. Em thấy nó đi học thêm tối ngày à. Chủ nhật nó cũng đi học thêm, tự nó tìm chỗ, tìm thày rồi mẹ nó cuối tháng đóng sèng. Nhiều lúc em bảo nó sao học thêm nhiều thế, phải có thời gian nghỉ ngơi chứ.
Hiện nó đang học thêm hóa chỗ 1 "chị". Chị này trước cũng học trường cấp 3 mà thằng cu nhà em đang học. Học xong sư phạm 1 thì chị này không ko biên chế, dạy ở trường nào mà chỉ dạy thêm ở nhà. Rất đông học sinh và dược đánh giá cao. Thằng cu nhà em thần tượng lắm. Bảo chị ấy tháng kiếm mấy chục đến gần trăm triệu đến bình thường. Cu con nhà em nó cũng đang hướng thi sư phạm hóa :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top