- Biển số
- OF-317563
- Ngày cấp bằng
- 26/4/14
- Số km
- 103
- Động cơ
- 294,162 Mã lực
- Tuổi
- 38
- Website
- m.facebook.com
EM SƯU TẦM KÍNH CÁC CỤ! CÁC CỤ CHỊU KHÓ ĐỌC NHÉ
PCV ( em gọi là van tách dầu) là gì?
Ðây là một bộ phận quan trọng thuộc hệ thống điều tiết khí thải, nhưng lại có liên hệ với nhớt. Câu chuyện như thế này:
Khi hỗn hợp xăng được pha chế xong thì nó được piston ép lại để tạo ra hiện tượng cháy nổ trong lòng xi lanh, từ đó phát sinh năng lượng chuyển xuống trục cốt máy (crankshaft), và chuyền vào các bánh để đẩy cho chiếc “xế hộp” đi tới. Thế nhưng trong lúc bị ép như thế thì có một ít hơi xăng trốn đi bằng cách len qua kẽ piston để vào trong hộp máy (crankcase). Ðể có một ý niệm rõ hơn về tình trạng “đào ngũ” này, chúng ta có thể làm một thí nghiệm như sau:
-Ðề cho máy nổ tại chỗ.
-Mở nắp bình nhớt. Coi chừng nếu đang diện đồ vía! Sẽ có một ít tia nhớt bắn ra ướt tèm lem trên quần áo đó nhé.
-Ðặt tay trên miệng bình, chúng ta sẽ thấy có những luồng hơi thổi mạnh ra. Ðó là những tên “blowby,” tức là những tia xăng trốn việc, len qua kẽ piston để luồn vào trong Crankcase.
Hiện tượng blowby là một điều không thể tránh được, ngay cả trong một đầu máy còn mới. Dĩ nhiên, nếu máy cũ thì khe hở piston rộng hơn, vì các bộ phận không còn ăn khít với nhau như khi còn mới... đương nhiên tình trạng blowby cũng sẽ ồ ạt hơn.
Ngẫm ra cũng chẳng lạ: Quân đôi có lính đào ngũ, đoàn thể có thành viên trốn việc, nên đầu máy phải có blowby! Kỷ cương phép nước càng lỏng lẻo thì tệ nạn trốn việc càng nhiều.
Luồng blowby này là hơi xăng, nếu không được hướng vào một nơi nào đó, sẽ tích lũy và làm tăng áp lực trong hộp máy, và gây ra những hiện tượng như sau:
1. Nhớt thoái hóa nhanh, và trở thành “bùn” (sludge).
2. Tài xế đạp ga, có cảm giác dinh dính (sticky) ở chân ga.
3. Phát sinh hiện tượng rỉ nhớt trên sân.
4. Máy yếu.
5. Hao xăng.
6. Ðề máy khục khặc, có thể không nổ.
Cái đám blowby trốn việc này thực ra không còn phải là hơi xăng thuần chất, mà còn dính thêm nước, acid và những món ô nhiễm linh tinh khác không thể để lâu trong hộp máy. Cần phải tìm cho chúng một con đường để thoát ra ngoài trước khi chúng lắng xuống trong bình nhớt.
Lúc đầu thì người ta khoét một cái lỗ ở hộp máy, luồn vào đó một cái ống - gọi là Road Draft Tube - để rút luồng blowby này ra, rồi phả vào khí trời làm ô nhiễm môi sinh.
Thế nên nhà nước phải ra tay can thiệp. Ấy là nói nhà nước Mỹ mới nhạy bén như thế: Bộ Bảo Vệ Môi Sinh (Environmental Protection Agency) năm 1960 ra luật cấm không cho đầu máy nhả ra những luồng xăng sống như vậy; Phun ra thì lại phải nuốt lấy, chứ không được “ị” vào môi sinh như thế. Vậy là cái PCV Valve ra đời, với tên đầy đủ là Positive Crankcase Ventilation Valve, có nghĩa là cái Valve Positive Thoát Hơi Cho Hộp Máy. Thì ra vậy, nhưng tại sao lại Positive? Bởi vì đó là tên của “ông trùm” trong bộ Môi Sinh Hoa Kỳ, ông Pierre Positive. Người ta lấy tên ông để đặt cho cái Valve, cũng giống như Việt Nam mình có các tên đường Hai Bà Trưng, đường Phan Ðình Phùng... vậy.
Kể từ khi ra đời PCV Valve trở thành những “anh quân cảnh” đi thâu tóm những tia xăng đó đưa trở về lòng xi lanh, để làm nhiệm vụ là “nổ banh xác pháo” hầu tạo ra năng lượng. Dĩ nhiên, PCV Valve phải được thiết kế một cách nào đó để chỉ có thể lọc lấy hơi xăng nguyên chất đưa trở về phòng máy mà thôi, chứ không phải cả những thứ phế thải.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ đó, PCV Valve đưa lại nhiều lợi ích khác như sau:
-Ngăn chặn được đám lính đào ngũ, tức là “hơi xăng” trốn việc, PCV cũng ngăn chặn được tình trạng ẩm độ tích lũy trong lòng máy.
-Không để cho xăng hòa với nhớt trong Crankcase tạo thành những lớp bùn lầy nhầy (sludge) trong nhớt, nhờ đó bảo vệ được tính năng của nhớt, bảo vệ được hoạt động bên trong lòng máy.
-Bảo vệ môi trường: Không để cho xăng “sống” thoát ra, làm hao xăng và ô nhiễm môi trường.
Ðầu máy không có sự hoạt động hữu hiệu của PCV Valve cũng như quân đội không có quân cảnh, lính đào ngũ sẽ tự tung tự tác đi khắp nơi, quấy phá hậu phương, phát sinh đủ mọi tệ nạn. Nhưng PCV Valve không phải là thứ mình đồng da sắt. Nó chỉ là một “cái cổng,” trong đó có một cái màng, nó có thể bị liệt, tức là mở ra mà không đóng vào được, hay đóng vào mà không mở ra được, và cái màng cũng có thể bị rách. Rách màng? Ai cũng biết là chuyện lớn, dù không hiểu gì mấy về xe! Những trục trặc ấy nói chung là PCV Valve bị nghẹt.
Cái gì làm cho PCV Valve bị nghẹt?
Thì nhớt, đúng ra là nhớt dơ do chủ xe lơ đãng, không chịu thay mới theo định kỳ. Thứ nữa, hiện tượng này cũng xảy ra cho những cái đầu máy không được làm việc hết khả năng khi cái xe chỉ được dùng để đi những quãng ngắn. Thật là một điều khó hiểu ngược lại những gì chúng ta vẫn suy nghĩ: Tưởng là xe ít đi, hoặc chỉ đi loanh quanh ra chợ, đi bác sĩ thì đầu máy được bảo tồn chứ? Không! Cứ loẹt quẹt như vậy thì chỉ tổ cho ẩm độ, xăng sống, và acid tích lũy trong nhớt, tạo thành chất bùn lầy nhầy chẳng những vô tích sự mà còn di hại cho nhiều bộ phận khác nữa. Từ hiện tượng này chúng ta rút nhanh được 2 kết luận:
-Ðừng thấy nói rằng xe đi ít là tin ngay rằng xe tốt. Phải hỏi lại cho kỹ, đi ít là đi như thế nào? Mỗi ngày lấy xe đi loanh quanh trong khu vực? Hay lâu lâu lấy xe phóng trên freeway một vòng? Trường hợp đi ít thứ hai - lâu lâu mới lấy xe phóng trên xa lộ một vòng - mới là tốt, chắc các bạn cũng đồng ý như vậy chứ?
-Khi người ta nói 6 tháng thay nhớt một lần, hoặc 5000 dặm thay nhớt một lần là nói về những cái đầu máy được sử dụng đúng mức. Còn đối với những đầu máy “đi loanh quanh” thì sợ rằng thời gian 6 tháng hoặc 5,000 dặm là quá lâu.
PCV Valve lại càng sớm bị nghẹt nếu đầu máy xe đã cũ: Khe hở giữa piston và thành xi lanh càng rộng thì blowby càng nhiều, PCV Valve làm việc không kịp hoặc bị nghẹn, đưa đến những triệu chứng như mô tả ở trên. Trong trường hợp ấy, PCV Valve phải được thay cấp kỳ để tái lập sự làm việc điều hòa cho đầu máy.
Bảo trì PCV Valve
Muốn tránh lâm vào tình trạng đó, chúng ta phải làm sao?
Một là, thay PCV Valve theo định kỳ: Các chuyên gia bảo trì khuyên nên thay PCV Valve sau mỗi 30,000 tới 50,000 dặm. Một cái PCV chỉ đáng giá trong khoảng $10 tới $20, bạn lại có thể tự tay thay lấy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề tìm ra vị trí của PCV Valve thì hơi khó hơn. Là bởi vì, mỗi xe lại bố trí mỗi kiểu khác. Nếu may mắn bạn có thể nhìn thấy nó ngay trước mặt. Chỉ việc đưa tay vặn vài đường là cái Valve sẽ lỏng ra. Ở những kiểu xe khác, bạn phải mở một vài bộ phận phụ thuộc trước khi lấy được cái PCV Valve ra. Nói chung, nó thường nằm ở đâu đó trên Crankcase (hộp máy), nói một cách dễ hiểu là chỗ để bạn đổ nhớt vô. Ðó là một cái “nút” thon dài bằng plastic, một đầu gắn vào hộp máy, đầu kia được bao bọc bằng một ống cao su ở một đầu. Cũng có khi cả 2 đầu PCV Valve đều được bọc trong ống cao su. Tìm một lúc thế nào cũng thấy, bằng không tận dụng cơ hội mang xe ra tiệm làm việc gì đó, bạn có thể hỏi ông thợ máy là PCV Valve của xe mình ở đâu.
Tìm được nó rồi thì thay PCV Valve tương đối đơn giản: Chỉ việc đưa tay, hoặc nhiều lắm dùng kềm xoáy vài đường là ra ngay. Nếu trong khi thay Valve mà thấy cái bao cao su trùm ngoài bị rách rồi thì mình thay luôn.
Phải rồi, “bao cao su trùm ngoài” bị rách thì nguy hiểm lắm. Các bạn nhớ chuyện ông trùm Julian Assange hồi cuối năm 2010 không? Chủ nhân trang mạng Wikileaks đó mà. Mấy cái bí mật quân sự ông rỉ ra làm chính phủ nhiều nước lo rối lên suốt mấy tháng trời mà chẳng làm gì được. Sau cùng Julian lại bị truy tố với một tội danh khác: “Bao cao su” bị rách khi giao tiếp với mấy người đẹp Âu Châu! Mấy tay rỗi chuyện bàn rằng, các ông chính phủ ngứa lỗ mũi nên gài độ anh chàng thôi, chứ đã có bao cao su là phải có sự thuận ý, hai bên cùng có lợi, chứ ai ép uổng ai đâu. Thực hư không biết thế nào, nhưng chuyện bao cao su rách ghê gớm như vậy đấy!
Thực tế, rất ít khi người ta nghĩ đến việc thay PCV Valve. Có những đầu máy xe chẳng thay bao giờ. Sách cẩm nang bảo trì theo xe cũng chẳng nhắc đến điều đó. Tốt nhất bạn nên siêng năng thay nhớt cho đều đặn, đừng để cho nhớt trở thành “bùn” (Sludge) do dùng quá lâu không thay, hoặc vì chỉ sử dụng xe chạy những quãng ngắn lâu ngày. Trong trường hợp phải thay mà không tự tìm ra được vị trí PCV Valve, bạn nên mang ra ngoài tiệm cho thợ chuyên môn thay giúp.
PCV ( em gọi là van tách dầu) là gì?
Ðây là một bộ phận quan trọng thuộc hệ thống điều tiết khí thải, nhưng lại có liên hệ với nhớt. Câu chuyện như thế này:
Khi hỗn hợp xăng được pha chế xong thì nó được piston ép lại để tạo ra hiện tượng cháy nổ trong lòng xi lanh, từ đó phát sinh năng lượng chuyển xuống trục cốt máy (crankshaft), và chuyền vào các bánh để đẩy cho chiếc “xế hộp” đi tới. Thế nhưng trong lúc bị ép như thế thì có một ít hơi xăng trốn đi bằng cách len qua kẽ piston để vào trong hộp máy (crankcase). Ðể có một ý niệm rõ hơn về tình trạng “đào ngũ” này, chúng ta có thể làm một thí nghiệm như sau:
-Ðề cho máy nổ tại chỗ.
-Mở nắp bình nhớt. Coi chừng nếu đang diện đồ vía! Sẽ có một ít tia nhớt bắn ra ướt tèm lem trên quần áo đó nhé.
-Ðặt tay trên miệng bình, chúng ta sẽ thấy có những luồng hơi thổi mạnh ra. Ðó là những tên “blowby,” tức là những tia xăng trốn việc, len qua kẽ piston để luồn vào trong Crankcase.
Hiện tượng blowby là một điều không thể tránh được, ngay cả trong một đầu máy còn mới. Dĩ nhiên, nếu máy cũ thì khe hở piston rộng hơn, vì các bộ phận không còn ăn khít với nhau như khi còn mới... đương nhiên tình trạng blowby cũng sẽ ồ ạt hơn.
Ngẫm ra cũng chẳng lạ: Quân đôi có lính đào ngũ, đoàn thể có thành viên trốn việc, nên đầu máy phải có blowby! Kỷ cương phép nước càng lỏng lẻo thì tệ nạn trốn việc càng nhiều.
Luồng blowby này là hơi xăng, nếu không được hướng vào một nơi nào đó, sẽ tích lũy và làm tăng áp lực trong hộp máy, và gây ra những hiện tượng như sau:
1. Nhớt thoái hóa nhanh, và trở thành “bùn” (sludge).
2. Tài xế đạp ga, có cảm giác dinh dính (sticky) ở chân ga.
3. Phát sinh hiện tượng rỉ nhớt trên sân.
4. Máy yếu.
5. Hao xăng.
6. Ðề máy khục khặc, có thể không nổ.
Cái đám blowby trốn việc này thực ra không còn phải là hơi xăng thuần chất, mà còn dính thêm nước, acid và những món ô nhiễm linh tinh khác không thể để lâu trong hộp máy. Cần phải tìm cho chúng một con đường để thoát ra ngoài trước khi chúng lắng xuống trong bình nhớt.
Lúc đầu thì người ta khoét một cái lỗ ở hộp máy, luồn vào đó một cái ống - gọi là Road Draft Tube - để rút luồng blowby này ra, rồi phả vào khí trời làm ô nhiễm môi sinh.
Thế nên nhà nước phải ra tay can thiệp. Ấy là nói nhà nước Mỹ mới nhạy bén như thế: Bộ Bảo Vệ Môi Sinh (Environmental Protection Agency) năm 1960 ra luật cấm không cho đầu máy nhả ra những luồng xăng sống như vậy; Phun ra thì lại phải nuốt lấy, chứ không được “ị” vào môi sinh như thế. Vậy là cái PCV Valve ra đời, với tên đầy đủ là Positive Crankcase Ventilation Valve, có nghĩa là cái Valve Positive Thoát Hơi Cho Hộp Máy. Thì ra vậy, nhưng tại sao lại Positive? Bởi vì đó là tên của “ông trùm” trong bộ Môi Sinh Hoa Kỳ, ông Pierre Positive. Người ta lấy tên ông để đặt cho cái Valve, cũng giống như Việt Nam mình có các tên đường Hai Bà Trưng, đường Phan Ðình Phùng... vậy.
Kể từ khi ra đời PCV Valve trở thành những “anh quân cảnh” đi thâu tóm những tia xăng đó đưa trở về lòng xi lanh, để làm nhiệm vụ là “nổ banh xác pháo” hầu tạo ra năng lượng. Dĩ nhiên, PCV Valve phải được thiết kế một cách nào đó để chỉ có thể lọc lấy hơi xăng nguyên chất đưa trở về phòng máy mà thôi, chứ không phải cả những thứ phế thải.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ đó, PCV Valve đưa lại nhiều lợi ích khác như sau:
-Ngăn chặn được đám lính đào ngũ, tức là “hơi xăng” trốn việc, PCV cũng ngăn chặn được tình trạng ẩm độ tích lũy trong lòng máy.
-Không để cho xăng hòa với nhớt trong Crankcase tạo thành những lớp bùn lầy nhầy (sludge) trong nhớt, nhờ đó bảo vệ được tính năng của nhớt, bảo vệ được hoạt động bên trong lòng máy.
-Bảo vệ môi trường: Không để cho xăng “sống” thoát ra, làm hao xăng và ô nhiễm môi trường.
Ðầu máy không có sự hoạt động hữu hiệu của PCV Valve cũng như quân đội không có quân cảnh, lính đào ngũ sẽ tự tung tự tác đi khắp nơi, quấy phá hậu phương, phát sinh đủ mọi tệ nạn. Nhưng PCV Valve không phải là thứ mình đồng da sắt. Nó chỉ là một “cái cổng,” trong đó có một cái màng, nó có thể bị liệt, tức là mở ra mà không đóng vào được, hay đóng vào mà không mở ra được, và cái màng cũng có thể bị rách. Rách màng? Ai cũng biết là chuyện lớn, dù không hiểu gì mấy về xe! Những trục trặc ấy nói chung là PCV Valve bị nghẹt.
Cái gì làm cho PCV Valve bị nghẹt?
Thì nhớt, đúng ra là nhớt dơ do chủ xe lơ đãng, không chịu thay mới theo định kỳ. Thứ nữa, hiện tượng này cũng xảy ra cho những cái đầu máy không được làm việc hết khả năng khi cái xe chỉ được dùng để đi những quãng ngắn. Thật là một điều khó hiểu ngược lại những gì chúng ta vẫn suy nghĩ: Tưởng là xe ít đi, hoặc chỉ đi loanh quanh ra chợ, đi bác sĩ thì đầu máy được bảo tồn chứ? Không! Cứ loẹt quẹt như vậy thì chỉ tổ cho ẩm độ, xăng sống, và acid tích lũy trong nhớt, tạo thành chất bùn lầy nhầy chẳng những vô tích sự mà còn di hại cho nhiều bộ phận khác nữa. Từ hiện tượng này chúng ta rút nhanh được 2 kết luận:
-Ðừng thấy nói rằng xe đi ít là tin ngay rằng xe tốt. Phải hỏi lại cho kỹ, đi ít là đi như thế nào? Mỗi ngày lấy xe đi loanh quanh trong khu vực? Hay lâu lâu lấy xe phóng trên freeway một vòng? Trường hợp đi ít thứ hai - lâu lâu mới lấy xe phóng trên xa lộ một vòng - mới là tốt, chắc các bạn cũng đồng ý như vậy chứ?
-Khi người ta nói 6 tháng thay nhớt một lần, hoặc 5000 dặm thay nhớt một lần là nói về những cái đầu máy được sử dụng đúng mức. Còn đối với những đầu máy “đi loanh quanh” thì sợ rằng thời gian 6 tháng hoặc 5,000 dặm là quá lâu.
PCV Valve lại càng sớm bị nghẹt nếu đầu máy xe đã cũ: Khe hở giữa piston và thành xi lanh càng rộng thì blowby càng nhiều, PCV Valve làm việc không kịp hoặc bị nghẹn, đưa đến những triệu chứng như mô tả ở trên. Trong trường hợp ấy, PCV Valve phải được thay cấp kỳ để tái lập sự làm việc điều hòa cho đầu máy.
Bảo trì PCV Valve
Muốn tránh lâm vào tình trạng đó, chúng ta phải làm sao?
Một là, thay PCV Valve theo định kỳ: Các chuyên gia bảo trì khuyên nên thay PCV Valve sau mỗi 30,000 tới 50,000 dặm. Một cái PCV chỉ đáng giá trong khoảng $10 tới $20, bạn lại có thể tự tay thay lấy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề tìm ra vị trí của PCV Valve thì hơi khó hơn. Là bởi vì, mỗi xe lại bố trí mỗi kiểu khác. Nếu may mắn bạn có thể nhìn thấy nó ngay trước mặt. Chỉ việc đưa tay vặn vài đường là cái Valve sẽ lỏng ra. Ở những kiểu xe khác, bạn phải mở một vài bộ phận phụ thuộc trước khi lấy được cái PCV Valve ra. Nói chung, nó thường nằm ở đâu đó trên Crankcase (hộp máy), nói một cách dễ hiểu là chỗ để bạn đổ nhớt vô. Ðó là một cái “nút” thon dài bằng plastic, một đầu gắn vào hộp máy, đầu kia được bao bọc bằng một ống cao su ở một đầu. Cũng có khi cả 2 đầu PCV Valve đều được bọc trong ống cao su. Tìm một lúc thế nào cũng thấy, bằng không tận dụng cơ hội mang xe ra tiệm làm việc gì đó, bạn có thể hỏi ông thợ máy là PCV Valve của xe mình ở đâu.
Tìm được nó rồi thì thay PCV Valve tương đối đơn giản: Chỉ việc đưa tay, hoặc nhiều lắm dùng kềm xoáy vài đường là ra ngay. Nếu trong khi thay Valve mà thấy cái bao cao su trùm ngoài bị rách rồi thì mình thay luôn.
Phải rồi, “bao cao su trùm ngoài” bị rách thì nguy hiểm lắm. Các bạn nhớ chuyện ông trùm Julian Assange hồi cuối năm 2010 không? Chủ nhân trang mạng Wikileaks đó mà. Mấy cái bí mật quân sự ông rỉ ra làm chính phủ nhiều nước lo rối lên suốt mấy tháng trời mà chẳng làm gì được. Sau cùng Julian lại bị truy tố với một tội danh khác: “Bao cao su” bị rách khi giao tiếp với mấy người đẹp Âu Châu! Mấy tay rỗi chuyện bàn rằng, các ông chính phủ ngứa lỗ mũi nên gài độ anh chàng thôi, chứ đã có bao cao su là phải có sự thuận ý, hai bên cùng có lợi, chứ ai ép uổng ai đâu. Thực hư không biết thế nào, nhưng chuyện bao cao su rách ghê gớm như vậy đấy!
Thực tế, rất ít khi người ta nghĩ đến việc thay PCV Valve. Có những đầu máy xe chẳng thay bao giờ. Sách cẩm nang bảo trì theo xe cũng chẳng nhắc đến điều đó. Tốt nhất bạn nên siêng năng thay nhớt cho đều đặn, đừng để cho nhớt trở thành “bùn” (Sludge) do dùng quá lâu không thay, hoặc vì chỉ sử dụng xe chạy những quãng ngắn lâu ngày. Trong trường hợp phải thay mà không tự tìm ra được vị trí PCV Valve, bạn nên mang ra ngoài tiệm cho thợ chuyên môn thay giúp.