- Biển số
- OF-1685
- Ngày cấp bằng
- 24/9/06
- Số km
- 3,279
- Động cơ
- 603,147 Mã lực
- Tuổi
- 51
- Website
- www.autopart.vn
@noza:
Vụ sông Hồng đi số nhanh là đúng,đi số chậm là sai vì số chậm moment lớn hơn hẳn nên khả năng mất cân bằng giữa tốc độ xe và tốc độ bánh xe lớn. Khi cân bằng bị phá vỡ nghiêm trọng,xảy ra hiện tượng đào hố.
Tuy nhiên trường hợp bãi lầy VLV thì phân tích thật kĩ theo lý thuyết + thực trạng các bác thì thấy:
Với trường hợp điên cuồng phang 4H chạy đà từ đầu bãi,lập tức xảy ra trường hợp mất ma sát ngay từ khi chạy đà,dẫn đến mất đà. Các xe chơi trò đề pa lên dôc về đích khi đường trơn có kết quả tương tự.
Ở bãi lầy này ,ưu tú nhất có lẽ là bác offroad với số 2 cầu chậm.Các bác lưu ý là tỷ số truyền của G300D cực lớn,số 2 cầu chậm chỉ tương đương với 60% của số 1 cầu nhanh. Ưu điểm là: khi bắt đầu đề pa lấy đà,hiện tượng mất ma sát ít hơn( tốc độ đề-pa chậm), vì vậy mà quãng lấy đà dài hơn. Các bác chạy 4H để ý thấy là khi mất đà giữa bãi lầy,phần lớn đều phản xạ đạp côn nhằm hạn chế chết máy. Vậy với các bác xài LOW GEAR,hiện tượng này không xảy ra vì lực kéo thừa thãi ,vẫn có thể tiếp tục giãy dụa tiến thêm 1 chút.
Với quãng đường lấy đà dài và khô ráo,có thể dùng 4H mà lấy đà cho nhanh lên tốc độ. Đoạn bãi lầy này khoai vì nếu lấy đà trên đường thẳng thì mất đà khi quay vào bãi lầy, nếu quay rồi mới lấy đà thì bánh quay tít:6:
Ý em nói là tròng trường hợp cụ thể bãi lầy này , khoảng lấy đà hầu như không có, việc sử dụng số chậm tỏ ra ưu việt hơn số nhanh:^)
Nếu bác nào đã từng đề -pa trên tuyết hẳn biết việc tăng tốc bất thình lình sẽ làm cho bánh xe quay tít 1 chỗ và xe chẳng đi được đâu. Việc phân phối lực kéo phù hợp đến bánh xe đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được vận tốc max trong quãng lấy đà. Tuy nhiên nếu LOW GEAR + hết ga thì khả năng cũng như HIGH GEAR hết ga,đằng nào cũng quay tít mà thôi.
Cá nhân em vẫn lựa chọn LOW ở đây,bởi lẽ hành trình chân ga dài ra gấp đôi:21: Em có thể lựa chọn tốc độ hợp lý hơn trong việc lấy đà trên bùn(b)
Vụ sông Hồng đi số nhanh là đúng,đi số chậm là sai vì số chậm moment lớn hơn hẳn nên khả năng mất cân bằng giữa tốc độ xe và tốc độ bánh xe lớn. Khi cân bằng bị phá vỡ nghiêm trọng,xảy ra hiện tượng đào hố.
Tuy nhiên trường hợp bãi lầy VLV thì phân tích thật kĩ theo lý thuyết + thực trạng các bác thì thấy:
Với trường hợp điên cuồng phang 4H chạy đà từ đầu bãi,lập tức xảy ra trường hợp mất ma sát ngay từ khi chạy đà,dẫn đến mất đà. Các xe chơi trò đề pa lên dôc về đích khi đường trơn có kết quả tương tự.
Ở bãi lầy này ,ưu tú nhất có lẽ là bác offroad với số 2 cầu chậm.Các bác lưu ý là tỷ số truyền của G300D cực lớn,số 2 cầu chậm chỉ tương đương với 60% của số 1 cầu nhanh. Ưu điểm là: khi bắt đầu đề pa lấy đà,hiện tượng mất ma sát ít hơn( tốc độ đề-pa chậm), vì vậy mà quãng lấy đà dài hơn. Các bác chạy 4H để ý thấy là khi mất đà giữa bãi lầy,phần lớn đều phản xạ đạp côn nhằm hạn chế chết máy. Vậy với các bác xài LOW GEAR,hiện tượng này không xảy ra vì lực kéo thừa thãi ,vẫn có thể tiếp tục giãy dụa tiến thêm 1 chút.
Với quãng đường lấy đà dài và khô ráo,có thể dùng 4H mà lấy đà cho nhanh lên tốc độ. Đoạn bãi lầy này khoai vì nếu lấy đà trên đường thẳng thì mất đà khi quay vào bãi lầy, nếu quay rồi mới lấy đà thì bánh quay tít:6:
Ý em nói là tròng trường hợp cụ thể bãi lầy này , khoảng lấy đà hầu như không có, việc sử dụng số chậm tỏ ra ưu việt hơn số nhanh:^)
Nếu bác nào đã từng đề -pa trên tuyết hẳn biết việc tăng tốc bất thình lình sẽ làm cho bánh xe quay tít 1 chỗ và xe chẳng đi được đâu. Việc phân phối lực kéo phù hợp đến bánh xe đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được vận tốc max trong quãng lấy đà. Tuy nhiên nếu LOW GEAR + hết ga thì khả năng cũng như HIGH GEAR hết ga,đằng nào cũng quay tít mà thôi.
Cá nhân em vẫn lựa chọn LOW ở đây,bởi lẽ hành trình chân ga dài ra gấp đôi:21: Em có thể lựa chọn tốc độ hợp lý hơn trong việc lấy đà trên bùn(b)