Người dân không phải con nít nên việc tuyên truyền và phản tuyên truyền là vô nghĩa. Họ hành động theo thực tế.
- Nộp cưỡng ép
- Mức nộp gần 1/3 lương
- Thời gian nộp có thể bị kéo dài do thay đổi luật
- Mức hưởng có thể bị giảm do thay đổi luật
- Không công bằng giữa các đối tượng nộp- hưởng
- Khi qua đời mất toàn bộ
- Lạm phát cao khiến giá trị nhận về nhỏ
ông CA và ông công nhân cùng đi làm năm 22 tuổi, mức lương đóng bảo hiểm giả sử là như nhau.
ông CA có thể về hưu năm 52 tuổi, chết năm 72 tuổi,. Tức là đóng BHXH 30 năm, lĩnh lương hưu 20 năm.
ông công nhân chỉ được về hưu năm 62 tuổi, chết năm 72 tuổi. Tức là đóng BHXH 40 năm, lĩnh lương hưu 10 năm.
Đến lúc ông công nhân về hưu thì ông CA đã lĩnh trước được 10 năm rồi.
.Thế tiền đâu để trả lương hưu cho ông công nhân khi ông công nhân về hưu
CA nghề nguy hiểm, vất vả, và hy sinh để bảo vệ trật tự trị an XH, tôi không tỵ nạnh chuyện ông CA nghỉ hưu sớm, lĩnh lương hưu cao. Tôi chỉ phản đối chuyện chi lương hưu cho ông CA từ quỹ. Nên tách quỹ BHXH của dân sự riêng và của CA riêng. Nếu chi lương hưu cho CA thiếu thì quốc hội duyệt lấy ngân sách bù thêm.
Nghĩ đến cảnh tôi phải đóng BHXH 40 năm. lĩnh lương hưu 10 năm, trong khi người khác đóng BHXH 30 năm lĩnh lương hưu 20 năm tôi nản quá.