[Funland] Vài câu chuyện trong trại giam phục vụ anh em nghỉ chân uống cà phê

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,482
Động cơ
401,317 Mã lực
Em được vào trong Trại 1 lần, nhưng chỉ ngồi trên ô tô đi xung quanh vào đến phòng tiếp khách, có ra ngoài sân 1 lúc thì cũng có một số phạm nhân quét dọn, làm xây sửa các thứ nhưng thấy cuộc sống khá bình lặng
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,563
Động cơ
495,072 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Đông ghê rồi. Em xin viên gạch!
 

Sieger

Xe tải
Biển số
OF-372000
Ngày cấp bằng
30/6/15
Số km
367
Động cơ
254,198 Mã lực
Ngày xưa em có đọc hồi ký Bão Lòng, thấy thật hơn
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,463
Động cơ
256,988 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Search "Hồi ký Bão Lòng" mà đọc, đọc làm gì mấy cái vớ vẩn này
 

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,464
Động cơ
149,281 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy văn quen quen, thôi ngồi hóng đã.....
 

lamhaha191

Xe điện
Biển số
OF-390025
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
2,033
Động cơ
330,246 Mã lực
Nơi ở
NHà máy
Hóng chap2
 

Long kts

Xe buýt
Biển số
OF-90380
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
584
Động cơ
411,043 Mã lực
Cụ chủ biên tập kỹ, rồi post, không đến mức một lượt nhưng đừng táo quá!
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,774
Động cơ
439,374 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Bố của nợ chuyện bốc phét max level =)) nào tù nhân là tháng gặp vợ nện 1 lần, rồi vợ lâu k nện kết cả ngọc trong bimbim, có mà kết mạng nhện ;))
Chuyện nện vợ trong buồng hạnh phúc là có thật đấy cụ chưa biết thôi.
Còn vụ xoạc văng bi thì đúng là phét thật !
 

Rồng sẹo

Xe đạp
Biển số
OF-836025
Ngày cấp bằng
26/6/23
Số km
28
Động cơ
6,073 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
. Cuộc chiến của bầy sói (2)- Không ai bị oan
Người tù ấy đầu trọc lốc nhưng nét mặt rất hiền từ, nụ cười thường trực trên môi. Nụ cười tươi xuất phát từ nội tâm, chứ không phải cái cười làm màu, giả tạo, như thường thấy trong môi trường này. Người đó cười tươi ngay cả lúc nhập buồng, bị đám đàn em thằng Voi khoắng sạch. Nội vụ của người đó nào quần áo mới, nào sữa, nào bánh, chỉ trong chớp mắt đã chằng còn gì. Người đó vẫn cười, giọng ấm áp:
- Người nhà không biết nên gửi cho chứ những thứ đó, Tuệ Giác không dùng đến. Mọi người cứ lấy mà dùng, kẻo phí.
Người đó tự xưng cái tên giống như một vị sư. Và đúng thế, Tuệ Giác chỉ giữ lại một chuỗi tràng hạt và chiếc áo nâu sồng. Loại áo mà các bà các mẹ hay mặc để tụng kinh mỗi sáng. Hết giờ hành chính, khi không còn bị bắt buộc mặc bộ đồ kẻ sọc nữa, Tuệ Giác luôn mặc chiếc áo đó. Không thấy Tuệ Giác tụng kinh. Khi buồng giam yên tĩnh, Tuệ Giác thường đeo chuỗi hạt, ngồi trong tư thế kiết già, mắt nhắm, tâm hồn không biết trôi dạt về đâu.
Đấy là gã quan sát thấy như thế. Gã biết Tuệ Giác đang ngồi thiền nhưng gã không hiểu ngồi như thế để làm cái quái gì trong môi trường tù túng, chật hẹp, đến thở còn khó này. Ngay từ đầu, gã đã ngầm quan sát Tuệ Giác. Gã chúa ghét bọn làm màu hoặc giả điên. Và gã theo dõi để mong tìm ra “tẩy” của người tù này. Đúng như gã nghĩ, Tuệ Giác bị giam vào khu quản chế bởi những hành động kỳ dị, khác thường. Tuệ Giác thuộc loại thứ ba, với bề ngoài của đám có hệ thần kinh rung rinh.
Tuệ Giác ăn chay trường, cái việc quái dị bậc nhất trong tù. Khi thường xuyên phải ăn xuống kham khổ thì miếng ăn trở thành tối quan trọng. Những ngày trại cấp chế độ, hai lần một tuần, có miếng thịt lợn hoặc quả trứng, đám tù sẵn sàng đánh nhau vỡ mặt vì cái sự chia chác không đều. Tuệ Giác thì chỉ cơm với rau di trại phát, thêm muối lạc gia đình gửi lên. Tuệ Giác không ăn nước mắm, vì nước mắm được làm từ cá.
Không chỉ gã tò mò, các phạm nhân khác cũng thường chọc ghẹo, gây rối để thử Tuệ Giác. Có lần, thằng Voi sai đám đàn em xuống xin muối lạc. Lọ muối lạc bé tẹo, cả chục thằng hối hả xúc, lập tức hết veo. Một tháng, phạm nhân chỉ được nhận tiếp tế từ gia đình một lần. Vậy là những ngày sau đó, Tuệ Giác chỉ ăn cơm với rau và... muối trắng. Nụ cười tươi vẫn nở trên môi. Lại lần khác, theo lệnh thằng Voi, mấy đàn em nó vác bát đến đòi ăn cùng Tuệ Giác cho vui. Hôm ấy chúng nó thi nhau khoe trước mũi Tuệ Giác đủ thứ thịt gà, thịt lợn, xào, rán thơm phức. Tuệ Giác điểm nhiên với phần ăn của mình, mặt không đổi sắc.
Ngoài quẫy đại bàng, các phạm nhân khác cũng luôn mang tư tưởng “cá lớn nuốt cá bé”, kẻ yếu lại bắt nạt kẻ yếu hơn. Tuệ Giác bị đẩy nằm ở sát cửa buồng vệ sinh, thỉnh thoảng còn bị bọn nằm gần chèn ép, quát tháo. Tuệ Giác vẫn tươi cười chấp nhận, không bao giờ to tiếng. Khi gã đi qua liếc nhìn, “tôm” của Tuệ Giác còn chưa đầy 40 cm. Tuệ Giác đang thiền, vẻ mặt hiền hòa, không thấy vướng bận dù chỉ chút ưu phiền.
Đến lúc này, gã buộc phải tin. Gã đã từng nghe về Phật giáo. Sự từ bi hỉ xả của Tuệ Giác, không phải cứ muốn là diễn được. Gã bắt đầu xuống “tôm” Tuệ Giác để nói chuyện. Tuệ Giác lắng nghe câu chuyện của gã, lắng nghe nỗi đau của gã. Giọng trầm ấm, xưng mày tao gần gũi, Tuệ Giác cũng kể gã nghe chuyện của Tuệ Giác. Tuệ Giác xây một ngôi chùa trên đất nhà ở lưng chừng núi. Tuệ Giác trông coi nơi đó, tu và hướng Phật theo cách cảu mình từ năm 18 tuổi. Một đêm, chùa có trộm. Một phật tử ở cùng Tuệ Giác đêm đó đã đuổi theo, đẩy kẻ trộm ngã xuống vách núi, bị thương đến bán thân bất toại. Tuệ Giác ngăn không kịp. Sau đó, đối diện với pháp luật, Tuệ Giác nhận mình đã gây ra sự việc. Nghe đến đây, gã không giấu nổi ngạc nhiên:
- Vậy là thầy bị oan?
- Oan ư?- Tuệ Giác mỉm cười- Mày đã nghe chuyện Quan Âm Thị Kính chưa nhỉ? Mày nghĩ bà Thị Kính có bị oan không?
Gã đã nghe mẹ kể chuyện này từ ngày còn bé. Gã cũng nhớ câu chuyện đã được dựng thành vở chèo cùng tên nổi tiếng, với những nhân vật Thị Mầu, xã trưởng, mẹ Đốp và hàng kinh điển. Đại khái theo gã hiểu, Thị Kính cả đời oan khuất. Nhân chồng ngủ say, định cắt cho chồng cái râu mọc ngược xấu xí, kết quả bị nghi oan muốn giết chồng, bị đuổi khỏi nhà. Giả trai lên chùa làm tiểu Kính Tâm, lại bị Thị Mầu tán tỉnh. Ả gái lẳng lơ chửa hoang, vác con lên chùa trả, tiện thể trả thù chú tiểu đã cự tuyệt ả. Kính Tâm nuôi đứa trẻ, chấp nhận bị cả xã hội coi khinh, dè bỉu. Chỉ đến lúc chết, người ta mới phát hiện Kính Tâm là gái. Mà con gái thì không thể làm con gái chửa hoang được. Câu chuyện là thế nên tất nhiên, gã trả lời:
- Rõ ràng là bà Thị Kính bị oan, phải không?
Tuệ Giác lắc đầu;
- Không, bà Thị Kính không bị oan. Ví dụ một người tự thấy mình bị oan, sẽ phải kêu oan chứ. Cả câu chuyện, mày có thấy bà Thị Kính kêu oan không?
Lúc ấy, gã không thể hiểu ý nghĩa câu chuyện của Tuệ Giác. Hiền từ vỗ vai gã, Tuệ Giác bảo:
- Mày chỉ cần hiểu việc tu hành là để đạt đến cảnh giới đó. Không bao giờ thấy mình bị oan dù gặp bất cứ oan khuất nào- Tuệ Giác dõi mắt xa xăm- Tao không dám sánh với đức Quán Âm nhưng tao cũng chẳng thấy oan uổng gì. Người Phật tử đó theo tao tu tập đã một thời gian, vậy mà vẫn không kìm được sân hận, khiến người khác bị thương đến thế. Giống như học trò có lỗi, thầy phải chịu trách nhiệm, mày hiểu không?
Gã hiểu tâm thế của Tuệ Giác. Trong giang hồ, không phải không có những chuyện đàn em nhận tội thay cho đàn anh và ngược lại. Có điều, họ làm thế đều vì một mục đich nào đó. Vì tiền, vì quyền hoặc vì bị ép buộc. Thoải mái, an nhiên và không vì điều gì cả khi chịu một tội do người khác gây ra, chắc chỉ người tu hành như Tuệ Giác mới làm nổi.
Càng nói chuyện nhiều, gã càng thêm tin tưởng người tù kỳ dị này. Tuệ Giác không hề rao giảng các giáo điều. Để xoa dịu những bức bối bên trong gã, Tuệ Giác chỉ dạy duy nhất việc ngồi thiền. Ban đầu, gã hỏi:
- Ngồi thiền có ý nghĩa gì, được lợi lộc gì?
Tuệ Giác cười khà, bảo:
- Chẳng có ý nghĩa quái gì cả. Nhiều người cứ thần thánh hóa việc này, nào là mở luân xa, nào là mở thiên nhãn, nhìn thấu quá khứ, tương lai. Thực ra, nếu bắt đầu ngồi thiền với những mơ tưởng đó, người ta đã “chấp trước” rồi. “Tôi làm việc này để được việc kia”, hoàn toàn sai với mục tiêu của thiền.
Tuệ Giác vào tư thế kiết già, xòe ngửa hai bàn tay đặt trên đầu gối, mỉm cười:
- Hãy như tao, đừng mơ tưởng gì cả, chỉ ngồi thôi. Để cho cái “chẳng có ý nghĩa gì” tràn ngập cơ thể mày, tràn ngập từng hơi thở của mày. Tâm mày tĩnh lặng, mày sẽ trở về với bản thể mày, là chính mày. Khi đó, mày sẽ biết cần làm gì để đối mặt với cả hạnh phúc và khổ đau.
Gã chưa hiểu hết những điều Tuệ Giác nói. Nhưng ngồi thiền cùng Tuệ Giác, gã dần tìm được sự bình yên trong tâm hồn. Trước đó, ở K2 và K3, gã chỉ muốn đập phá, muốn đánh lộn. Gã muốn trút lên ai đó nỗi đau của mình. Giờ gặp Tuệ Giác, chìm trong cái “chẳng có ý nghĩa gì” của thiền, gã mới học cách nhìn vào tận cùng nỗi đau. Và gã thấy rằng đúng là chẳng ai bị oan cả. Có thể người ta khiến gã đau, nhưng chẳng phải chính gã mới là nguồn cơn thực sự của nỗi đau này. Muốn hàn gắn nỗi đau, phải hàn gắn chính mình trước đã.
Quý mến và tôn trọng Tuệ Giác, gã không đành lòng để Tuệ Giác ở cái “tôm” 40 cm ngay gần nhà vệ sinh. Gã muốn mời Tuệ Giác lên sinh hoạt cùng. Gã nói:
- Thằng Voi chia cho 3 anh em con 3 “tôm’ rộng 2,4 m. Giờ thầy lên nằm cùng chỗ bọn con, 3 “tôm” chia 4 người vẫn còn 60 cm, mà không cần các quẫy khác xê xích gì cả.
Tuệ Giác nhẹ nhàng từ chối bằng một câu chuyện:
- Mày biết không, nhiều hòa thượng đức cao vọng trọng nói rằng Phật giáo đang suy đồi. Nhà sư mà đi xe sang, trai phòng mà có điều hòa nhiệt độ. Tao không theo con đường chính thống nhưng tao là nhà tu hành. Thân xác này là giả tạm thì mưu cầu gì cho thân giả tạm này- Tuệ Giác vỗ vai gã an ủi- Mày không cần học theo tao vì mày không phải nhà tu. Cứ để mọi việc tự nhiên. Tao ở đâu cũng được, hoàn cảnh nào cũng được, vì tao vẫn an yên trong tâm này.
Gã đành để Tuệ Giác tự nhiên nhưng vẫn làm những gì phải làm. Gã kín đáo gửi thông điệp đến những tù nhân có “tôm” xung quanh Tuệ Giác. Dù gã không nhập quẫy đại bàng, các tù nhân khác vẫn thấy cách đối xử ưu đãi của thằng Voi với gã. Họ hiểu rằng gã là kẻ không thể chọc giận. Vậy là không tù nhân nào dám trêu đùa, chèn ép Tuệ Giác nữa.
*
* *
Khuôn mặt Tuệ Giác luôn hiền từ với nụ cười trên môi. Gã tưởng rằng không điều gì có thể khiến Tuệ Giác nhíu mày. Nhưng một ngày nọ, gã đã thấy đôi lông mày của Tuệ Giác cau lại, đầy ưu tư. Ở trại rừng này, có lẽ vì mức độ khắc nghiệt của thời tiết, không có K dành cho nữ. K5 sáu khu, gần hai nghìn thằng đực rựa. Ngoài vài cán bộ nữ phụ trách việc giấy tờ rất ít vào trại, ngoài số ít phạm nhân còn có vợ thăm nuôi, đa số đám tù có khi cả năm không có cơ hội nhìn thấy một bóng hồng.
Cái nhu cầu nhìn thấy người khác giới bằng xương bằng thịt, chứ không phải trên ti vi, là một nhu cầu có thật. Ẩn chứa sâu kín trong đó, đầy bức bối, là nhu cầu sinh lý. Tù thường trêu nhau: “Đói bàn ăn, no bàn đ...” là vì thế. Những thằng có vợ thăm nuôi, mỗi tháng được một lần gặp nhau trong buồng hạnh phúc. Khi trở lại trại giam, nhiều thằng bị ép phải kể lại chuyện gối chăn. Để rồi những thằng nghe hóng, lăn lóc về “tôm”, khát cháy cổ với những tơ tưởng riêng mình.
Còn một cách khác, thực tế, đồi trụy và khắc nghiệt, để thỏa mãn nhu cầu sinh lý, tù gọi là “chỉ đàn ông mới đem lại niềm vui cho nhau”. Trong nội quy trại giam, quan hệ đồng tính bị cấm. Nhưng lẩn khuất, chuyện đó vẫn tồn tại, rất khó kiểm soát. Nhiều thằng không hề đồng tính, ở ngoài chơi gái như điên, vẫn kiếm một “bé” để ôm ấp, hít hà và sau đó còn gì thì có trời mới biết. Khắc nghiệt ở chỗ, việc này giống như một thứ “mốt”, một căn bệnh lây lan. Những đại bàng, đầu gấu như thằng Voi, đều có “bé”. Các “bé” phải trẻ, mặt mũi đừng gồ ghề quá và trắng trẻo thì luôn được ưa thích. Các “bé” sẽ được rất nhiều ưu ái, chỉ cần lúc đi ngủ phải thơm tho, để các đàn anh dễ tưởng tượng. Tất nhiên, dầu gội hay xà bông các bé tắm đều do các anh cung cấp, không giới hạn.
Điều tệ hại là cũng như các đàn anh, nhiều “bé” không phải dân đồng tính. Nhưng trót lọt vào mắt các anh thì không thể thoát. Chỉ có hai lựa chọn. Hoặc được ăn uống no đủ, hoặc ăn đòn nhừ tử. Và vì đó là một căn bệnh lây, vì tuổi đời các “bé” rất trẻ, nên có thể, lúc đầu là bị ép buộc, sau đó sẽ thành tự nguyện. Cái sự biến đổi nhân cách ấy chính là nguyên nhân khiến Tuệ Giác cau mày. Một thằng bé chỉ 18, 19 tuổi, trắng trẻo thư sinh, vừa nhập K vì tội trộm cắp, đã bị thằng Voi “câu” về buồng. Và chỉ vài ngày sau, thằng bé đã nhập quẫy đại bàng, ôm nội vụ lên ngủ cạnh đại ca. Vài lần vắng người, gã để ý thấy nó nhăn nhó, đầy đau khổ.
Việc biến trai thẳng thành trai cong này, cũng như rất nhiều việc chèn ép nhau xảy ra trong môi trường của những kẻ tội đồ. Cá lớn nuốt cá bé, đại ca đại cốc hô mưa gọi gió là chuyện bình thường. Gã đã có thỏa thuận với thằng Voi. Dù khá xốn mắt trước cái cảnh hai thằng đàn ông, nóng chảy mỡ vẫn trùm chăn kín mít ôm ấp, sờ soạng nhau, gã sẽ không can thiệp... nếu Tuệ Giác không can thiệp. Hôm ấy, sau khi đi lao động trở về buồng, gã tá hỏa khi Tuệ Giác đang quỳ ở “tôm” thằng Voi. Lần đầu tiên, gã thấy Tuệ Giác tay lần tràng hạt, miệng lẩm nhẩm như tụng kình. Mấy đứa kể Tuệ Giác nói chuyện với thằng Voi, muốn nó để cho thằng bé xuống ăn cơm cùng mình. Thằng Voi chửi bới, quát tháo rất ghê. Rồi nó bảo Tuệ Giác: “Nếu là sư, quỳ ở “tôm” nó tụng kinh 3 ngày thì nó xem xét”. Nghe xong, gã lập tức đến lôi Tuệ Giác dậy. Tuệ Giác không chịu. Gã bèn bảo:
- Thầy có biết dù thầy quỳ ở đây cả đời, mọi việc vẫn không thay đổi không?
Tuệ Giác cười bảo:
- Dù như vậy, tao vẫn phải làm. Nếu tao không trầm luân thì cứu vớt được ai?
Gã không biết làm sao, đành ngồi đó nhìn Tuệ Giác và chờ đợi. Sau cả buổi lang thang diễu võ giương oai, chiều muộn, thằng Voi cùng đám đàn em mới về buồng. Gã chặn đường, bảo:
- Voi, nể mặt tao tha cho Tuệ Giác đi!
Mắt thằng Voi gườm gườm:
- Mày phải biết là tao không ép buộc gì. Là nó tự nguyện nhé. Và mày cũng phải biết, tao tôn trọng mày nhưng tao mới là anh đại ở trại giam này.
Thằng Voi lại gần, bàn tay nó như vuốt chim ưng bấu vào vai Tuệ Giác:
- Thằng giả sư này, mày có thể không cần quỳ nữa, tao không bắt lỗi mày nuốt lời. Nhưng thế thì đừng bao giờ bén mảng đến gần “bé” của tao nữa.
Nó cười hô hố rồi cùng đám đàn em và cả “bé” đi tắm. Ngoài gã và vài người tôn trọng Tuệ Giác, đám còn lại vẫn coi Tuệ Giác chỉ là một thằng tù đầu óc có vấn đề. Gã thấy Tuệ Giác không hề suy chuyển tư thế. Gã hiểu rằng Tuệ Giác sẽ không bao giờ tự đứng dậy. Gã liếc mắt, hai đàn em liền tiến lại, xốc hai vai Tuệ Giác. Mắt gã long lên dữ tợn:
- Nếu thầy không đứng dậy, ngay bây giờ, tôi sẽ vào trong kia “thịt” thằng Voi. Thầy đứng dậy, ta có thể bàn chuyện này.
Biết gã nói là làm, Tuệ Giác đành đồng ý. Ngồi ở khoảng “tôm” 2,4 m, gã mở lời trước:
- Ở nơi này, những đứa như thằng Voi gây ra biết bao chuyện bất công. Sao thầy lại chỉ chọn cứu thằng bé ấy?
Tuệ Giác chậm rãi:
- Với người tu hành, không có việc thiện nào coi là lớn, không có việc ác nào coi là nhỏ. Mày cần hiểu và thông cảm khi tao nói điều này. Rất nhiều người đã làm những chuyện rất xấu ngoài kia, họ tham ô tham nhũng, họ cậy chức cậy quyền, họ buôn bán ma túy, họ làm nhục trẻ em... Vào đây, họ bị những kẻ ác vùi dập, chừng mực nào đó, giống như gieo nhân nhận quả. Cần phải chịu khổ, cần phải trả giá để mà sau này biết sợ, biết tránh.
Dừng một chút, Tuệ Giác ra hiệu về phía khu vệ sinh:
- Thằng bé kia lại giống như chiếc chồi non. Nếu cứ để việc đó xảy ra, nó sẽ bị đóng cái dấu từ quỷ dữ, không bao giờ kết được quả thiện lành nữa.
Gã hỏi thực ra chỉ để khẳng định suy nghĩ của Tuệ Giác. Gã đồng ý rằng việc thằng Voi tác oai tác quái phải dừng lại. Ở K2 và K3, gã bất cần, vì thế cứ điên lên là gã đánh người. Nhưng lần này, đã biết về thiền, đã tự thấu hiểu bản thân, gã muốn xử lý thật khéo léo. Gã nói cần ba ngày để giải quyết. Ngay hôm sau, gã bắn tin muốn đại ca lên thăm mình. Đại ca gã có nhiều quan hệ, đã dùng những quan hệ đó đỡ đần gã từ ngày mới bước chân lên trại. Gã cần đại ca sẵn sàng để giải quyết mọi hậu quả có thể xảy ra.
Gặp nhau ở nhà thăm gặp, nghe kể đầu đuôi, đại ca gã gật đầu:
- Ở, loại biến thái thế thì không chấp nhận được. Nhưng nhớ, đánh là phải thắng, làm gọn và có chừng mực thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top