Nhân vừa nhìn thấy các cụ cãi nhau về cái vạch mắt võng kẻ ở sát lề bên phải các ngã tư ở Hà Nội về ý nghĩa của nó. Em xin mở thớt này để cùng các cụ làm rõ vấn đề. Ở đây ta lấy chuẩn là Quy chuẩn việt nam 41 (QCVN412012BGTVT)
Theo ý kiến của em, vạch mắt võng hiện đang vẽ ở nhiều ngã tư của Hà Nội (vạch chéo chéo nhau màu vàng, phần lớn các nơi là màu trắng - được các cụ quen gọi là vạch cấm dừng đỗ) là vạch vớ vẩn. Vì các lý do sau:
1. Theo QC41, phụ lục H (vạch tín hiệu GT cho đường có tốc độ <60km/h) thì hoàn toàn không có loại vạch này. Đường trong nội đô Hà Nội phải đi tốc độ tối đa 50km/h (ô tô) và 40km/h (xe máy) thì đương nhiên phải dùng phụ lục H này. Nên vạch này là vớ vẩn.
2. Kể các các cụ bảo với em là đường Hà Nội có thể đi được >60km/h để dùng phụ lục G (đường có tốc độ >60km/h), thì trong phụ lục G có nói về vạch mắt võng như sau (vạch số 52 và 53)
- Các cụ thấy là vạch này nó vẽ ở giữa ngã tư chứ không ai vẽ ở lề đường cả
- Nó phải có vạch vành ngoài hình vuông hoặc chữ nhật, nét vạch rộng 20 cm (và các vạch mắt võng bên trong rộng 10 cm kẻ góc nghiêng 45 độ so với vạch vành ngoài)
- Các cụ lưu ý tại sao nó phải là hình vuông hoặc chữ nhật: vì nó được vẽ ở giữa ngã tư. không ai vẽ ở lề đường cả.
ý nghĩa và cách dùng như sau:
Thêm 1 điều nữa, cái vạch hướng đi phải theo (vạch rẽ phải 1.18 như hình minh họa) vẽ đè lên vạch mắt võng thì vạch rẽ phải này cũng hết ý nghĩa. vì tôi chả nhìn ra được đấy là cái hình gì cả. Trừ khi nó vẽ vạch này 1 mình thì mới có ý nghĩa.
Tóm lại: khi gặp vạch vẽ như thế này, cụ rẽ phải, đi thẳng đều được. Nhớ dừng đèn đỏ trước khi đi thẳng hoặc rẽ phải. Trừ khi nó có biển đèn đỏ được phép rẽ phải thì cụ có thể rẽ phải khi đèn đỏ. Nhưng cụ đứng đấy chở đèn xanh cũng chẳng sao.
Mời các cụ vào tham luận, cụ [@sgb345;2985] là chủ bức ảnh minh họa trên cho em xin ý kiến.