- Biển số
- OF-375849
- Ngày cấp bằng
- 31/7/15
- Số km
- 21
- Động cơ
- 247,210 Mã lực
Vạch liền màu vàng để phân chia làn ngược chiều trên đường có tốc độ cao hơn 60 km/h còn vạch màu trắng sử dụng cho đường chạy dưới 60 km/h.
Vạch kẻ đường thường chủ yếu có màu trắng trong nội thành, nội thị, nhưng khi trên quốc lộ lại xuất hiện những vạch kẻ màu vàng, khiến nhiều tài xế không khỏi thắc mắc. Vậy tác dụng chính của việc phân biệt hai màu để làm gì?
Ngoài những kiểu vạch kẻ đường sử dụng màu trắng để thể hiện như vị trí dừng đỗ, chỉ hướng đi... điểm khác biệt nói đến trong bài khi vạch trắng và vàng đều nằm giữa đường, với mục đích phân chia làn xe.
Theo khoản f, mục G.1, phụ lục G "Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ trên 60 km/h", Quy chuẩn 41: 2012/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" quy định:
Vạch đứt khúc vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách hai làn xe chạy ngược chiều, nếu vạch ở trên vỉa hè hoặc ở lề đường, có tác dụng ngăn cấm đỗ xe.
Vạch liền vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch). Nếu vạch trên vỉa hè hoặc ở lề đường có tác dụng ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ.
Hai vạch liền vàng song song: khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu. Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng, bên có đường vạch vàng kẻ liền là cấm vượt xe hoặc quay trở lại; bên có đường vàng đứt khúc khi điều kiện bảo đảm an toàn thì cho phép vượt xe và quay đầu.
Tương tự như vậy, vạch kẻ màu trắng với cách vẽ như vạch vàng ở trên sẽ áp dụng ở những đoạn đường có tốc độ dưới 60 km/h, được quy định trong phụ lục H của Quy chuẩn 41. Hầu hết những đoạn đường này nằm trong thành phố, khu đông dân cư, đây là lý do vì sao hầu như trong đô thị ít xuất hiện vạch màu vàng.
Tất nhiên, vạch kẻ màu vàng vẫn được sử dụng cho những tuyến đường dưới 60 km/h, nhưng với tác dụng khác, không liên quan đến phân chia làn xe. Ví dụ, để xác định nơi cấm dừng, cấm đỗ xe, nơi đỗ xe cho các xe vận tải hành khách công cộng...
Như vậy, tựu chung lại, nếu trên đường chỉ xuất hiện vạch phân chia giữa đường màu vàng (liền hoặc đứt) thì hiểu như tác dụng của vạch phân chia màu trắng (liền hoặc đứt), chỉ khác nhau là vạch vàng áp dụng cho đường có tốc độ trên 60 km/h, còn vạch trắng áp dụng cho đường dưới 60 km/h.
Trên đường quốc lộ tài xế sẽ thấy vạch vàng dùng để phân tách hai chiều, còn vạch trắng để phân chia các làn xe trong cùng chiều, hoặc ngăn cách làn xe cơ giới và xe thô sơ. Nói cách khác, trong cùng một chiều, các làn phân chia bằng vạch trắng, dù đó là trên đường được chạy trên 60 km/h hay dưới 60 km/h.
Vạch kẻ đường thường chủ yếu có màu trắng trong nội thành, nội thị, nhưng khi trên quốc lộ lại xuất hiện những vạch kẻ màu vàng, khiến nhiều tài xế không khỏi thắc mắc. Vậy tác dụng chính của việc phân biệt hai màu để làm gì?
Ngoài những kiểu vạch kẻ đường sử dụng màu trắng để thể hiện như vị trí dừng đỗ, chỉ hướng đi... điểm khác biệt nói đến trong bài khi vạch trắng và vàng đều nằm giữa đường, với mục đích phân chia làn xe.
Theo khoản f, mục G.1, phụ lục G "Vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ trên 60 km/h", Quy chuẩn 41: 2012/BGTVT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" quy định:
Vạch đứt khúc vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách hai làn xe chạy ngược chiều, nếu vạch ở trên vỉa hè hoặc ở lề đường, có tác dụng ngăn cấm đỗ xe.
Vạch liền vàng: khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch). Nếu vạch trên vỉa hè hoặc ở lề đường có tác dụng ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ.
Hai vạch liền vàng song song: khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu. Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng, bên có đường vạch vàng kẻ liền là cấm vượt xe hoặc quay trở lại; bên có đường vàng đứt khúc khi điều kiện bảo đảm an toàn thì cho phép vượt xe và quay đầu.
Tương tự như vậy, vạch kẻ màu trắng với cách vẽ như vạch vàng ở trên sẽ áp dụng ở những đoạn đường có tốc độ dưới 60 km/h, được quy định trong phụ lục H của Quy chuẩn 41. Hầu hết những đoạn đường này nằm trong thành phố, khu đông dân cư, đây là lý do vì sao hầu như trong đô thị ít xuất hiện vạch màu vàng.
Tất nhiên, vạch kẻ màu vàng vẫn được sử dụng cho những tuyến đường dưới 60 km/h, nhưng với tác dụng khác, không liên quan đến phân chia làn xe. Ví dụ, để xác định nơi cấm dừng, cấm đỗ xe, nơi đỗ xe cho các xe vận tải hành khách công cộng...
Như vậy, tựu chung lại, nếu trên đường chỉ xuất hiện vạch phân chia giữa đường màu vàng (liền hoặc đứt) thì hiểu như tác dụng của vạch phân chia màu trắng (liền hoặc đứt), chỉ khác nhau là vạch vàng áp dụng cho đường có tốc độ trên 60 km/h, còn vạch trắng áp dụng cho đường dưới 60 km/h.
Trên đường quốc lộ tài xế sẽ thấy vạch vàng dùng để phân tách hai chiều, còn vạch trắng để phân chia các làn xe trong cùng chiều, hoặc ngăn cách làn xe cơ giới và xe thô sơ. Nói cách khác, trong cùng một chiều, các làn phân chia bằng vạch trắng, dù đó là trên đường được chạy trên 60 km/h hay dưới 60 km/h.
Đức Huy
Theo VNExpress
Theo VNExpress