Bộ phim này đánh trúng vào tâm lý của độ tuổi trung niên, khi: mất việc làm ở giai đoạn lưng chừng cuộc đời; bệnh tật; công nghệ phát triển mà việc bắt kịp với khoa học bị hạn chế bởi tuổi tác,...kéo theo đó là tâm lý đối diện với khủng hoảng về kinh tế sau đại dịch.
Từ việc buộc phải làm shipper để mưu sinh, rồi nỗi sợ bị đánh giá xấu trên ứng dụng giao hàng, diễn viên chính đã cho thấy áp lực kiếm tiền để trang trải chi phí sinh hoạt là cực kỳ nặng nề.
Thực tế này, liên tưởng tới Việt Nam: đằng sau mỗi một "đánh giá" (bằng sao - *, hoặc lời trên các ứng dụng của nhà cung cấp dịch vụ,...) là một số phận của một con người - có khi trên vai họ là gồng gánh cả một gia đình. Và diễn viên chính phải chạy đua không những với tốc độ còn với đồng nghiệp (oái oăm là đồng nghiệp trẻ hơn), hơn hết là với chính mình trong cuộc marathon cơm áo.
Phim đã hiện thực hoá khi độ tuổi của nam chính còn xuất hiện một loạt vận hạn, mà ai cũng phải đối diện. Đó là thông điệp rất gần với xã hội và văn hoá của Việt Nam. Dưới góc nhìn Á Đông, thì độ tuổi nào cũng có những "đen đủi" để tôi rèn nên bản lĩnh. Song dám đối diện, bước ra khỏi "vùng an toàn" thì không phải ai cũng làm được.
Bộ phim này có rất nhiều điều để suy ngẫm, theo em là như vậy.