Tôi trích dẫn lại vài đoạn trên forbesvietnam, coi như để có thông tin hai chiều khi nhiều người cứ nói ông Thản là tham. Lưu ý bài này tôi đọc từ đầu năm.
https://forbesvietnam.com.vn/doanh-nghiep/chu-tich-tap-doan-muong-thanh-le-thanh-than-chu-dong-chuyen-giao-the-he-5240.html
---
“Không có toan tính chiến lược gì đâu. Trong kinh doanh phải biết chia sẻ lợi nhuận. Toàn bộ quân lính của mình lúc bấy giờ không có nhà, phải thuê nhà ở, khổ lắm. Mình làm nhà, giá vừa phải để họ mua được, họ có chốn ra vào. Từ đó thành trào lưu,” ông nói.
---
Ông Thản sở hữu bộ bí kíp biến sản phẩm trở nên cực kỳ cạnh tranh: xây dựng nhanh nhất có thể; tăng mật độ xây dựng, lãi ít trên từng đơn vị nhưng bù đắp ở số lượng lớn; không sử dụng đòn bẩy tài chính; không chi tiền cho quảng cáo tiếp thị vì “mức giá siêu rẻ” đã là phương thức quảng cáo truyền miệng hiệu quả nhất; các tiện ích xuống đến mức thấp nhất... Dựa vào uy tín cá nhân ông có thể trả chậm cho các nhà cung ứng nguyên liệu tới sáu tháng, trong khi xong móng đã có thể chào bán, thu tiền.
Ông Thản nêu nguyên tắc thu về 100 đồng thì chỉ cần lãi 5 – 7 đồng. “Thực ra đã làm nhà cao tầng, xây dựng kết cấu như nhau hết, khác nhau chỉ trang trí, hoàn thiện. Mình có thể làm được như người ta nhưng làm như thế đội giá thành, anh em không đủ tiền mua.” Giai đoạn 2012 – 2013, thị trường địa ốc đóng băng, có ngày ông Thản bán 100 căn chung cư diện tích 36 – 42 m2 , thậm chí chấp nhận bán dưới giá thành, thu tiền về để đi mua dự án khác.
Phong cách kinh doanh của riêng ông là nguồn cơn dẫn đến nhiều rắc rối khác. Hồ sơ báo chí liên quan đến vị chủ đầu tư này dày không kém hồ sơ sai phạm xây dựng về khách sạn Mường Thanh. Báo chí phản ánh chung cư CT2 và CT3 khu đô thị Xa La cao 21 tầng, chủ đầu tư xây thêm tầng áp mái sau đó chia thành căn hộ bán; ở khu đô thị Xa La xảy ra khá nhiều vụ hỏa hoạn: năm 2014, nhà CT6 (trạm biến áp hư hỏng); năm 2015, nhà CT5 (hộp điện tầng 9 cháy) và nhà CT4A (cháy tầng hầm)... Đỉnh điểm của các căng thẳng có thời điểm các công ty do ông Thản điều hành tiếp tới 10 đoàn kiểm tra/tuần.
Ông Thản thừa nhận, doanh nghiệp có “một số thiếu sót vi phạm” và cho biết hơn 20 tòa nhà xây dựng trước khi luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2013 có hiệu lực. Quy định có nhiều điểm mới khiến chủ đầu tư phải sửa chữa, khắc phục một số tòa nhà đã xây và những tòa sau này như dự án mới Thanh Hà “dứt khoát không được xảy ra thiếu sót”.
Nguyễn Thu Hằng, nhân viên văn phòng sống ở khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ cho biết khu chung cư gia đình cô đang sống không có nhiều tiện ích: cây xanh ít, nhà để xe chật chội, không có chỗ cho xe hơi, các hoạt động thương mại phát triển tự phát. Sống từ năm 2015, cư dân này cho biết khu đô thị cũng có nhiều ưu điểm như nước sạch, điện không bao giờ bị cắt, không có cảnh ngập lụt, mất vệ sinh. “Nhờ có ông Thản những người trẻ điều kiện kinh tế chưa dư dả mới có thể sở hữu một căn hộ ở Hà Nội. Nhiều thông tin không công bằng cho ông ấy,” nhân viên truyền thông của công ty chứng khoán SSI nói.
---
“Họ bảo mình thế này thế kia nhưng thực sự không có chuyện đó. Thủ tục cấp phép xây dựng rườm rà vô cùng. Xây dựng một khách sạn nếu chờ xong mọi thủ tục thì mất hai năm. Lỡ bỏ tiền ra rồi thì phải làm, vừa làm vừa hoàn thiện thủ tục.” Bởi lẽ: “Lĩnh vực khách sạn kinh doanh không ngon ăn đâu. Mình có chừng nào làm chừng ấy, không sử dụng vốn vay. Nếu vay vốn thì chỉ có lỗ, chỉ nuôi ngân hàng. Lợi nhuận ngành khách sạn không nhiều, thời gian thu hồi vốn mất 10 – 20 năm.”
---
Nhưng ông chủ Mường Thanh không nghĩ như vậy. “Tôi đã kết hợp thử nhưng không được. Mình là phong cách Việt Nam. Chuẩn chỉ quá không phù hợp với thị trường Việt Nam, giữ nguyên tắc quá là ‘đứt’ luôn.” Năm 2013 khi đẩy nhanh tốc độ mở rộng chuỗi, Mường Thanh từng thuê công ty tư vấn ngành khách sạn của Mỹ tới làm việc nhưng sau sáu tháng cắt hợp đồng do không phù hợp.
---