[Funland] Update: Liên tục cập nhật tình hình TPP

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Chiều 9/12/2016, Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn TPP



Tiếp tục update
 

Khất Thực

Xe container
Biển số
OF-51344
Ngày cấp bằng
21/11/09
Số km
8,402
Động cơ
-98,554 Mã lực
Nơi ở
Cái Bang
Cái này hay ạ, em hóng xem sao.
 

loi340

Xe tải
Biển số
OF-475621
Ngày cấp bằng
7/12/16
Số km
271
Động cơ
199,460 Mã lực
Thế là có những nước nào chính thức phê chuẩn rồi hả cụ?
 

Tadiman893

Xe buýt
Biển số
OF-124763
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
736
Động cơ
384,976 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
TPP thì chưa biết thế nào chứ em thấy anh Trump lên là có 4 năm xem phim hay rồi :)!
 

hako

Xe tăng
Biển số
OF-294657
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,953
Động cơ
327,080 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em đọc đâu đó cần cả hai nước nhật mỹ đông thời thông qua thì hiệp định mới thành công. Còn ko thì phải đàm phán lại. Hóng cao thủ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Update:
Thủ tướng Đức Merkel: Thật tồi tệ nếu TPP đổ vỡ

 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tạm thời thiếu Mẽo. Cụ Chum bổ sung hiệp định khác :D
 

Tâm Vô Thường

Xe đạp
Biển số
OF-468869
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
40
Động cơ
200,750 Mã lực
Phê thì cụ bôi xanh, khả năng phê cao thì bôi xanh nhạt, khả năng bỏ bôi hồng cái cho dễ nhìn nhể :D
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,439
Động cơ
1,609,946 Mã lực
Tuổi
46
Em xin update tình hình từ cụ Lầm ạ.
 

nicholas1618

Xe điện
Biển số
OF-113926
Ngày cấp bằng
23/9/11
Số km
3,822
Động cơ
417,250 Mã lực
Có 1 quốc gia có thể thay thế Mẽo chính là EU. Giờ cũng tinh giản hơn nhiều khi ko có Anh và sắp tới là Ý.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thượng nghị sĩ John Mc Cain: Từ bỏ TPP nghĩa là tạo cơ hội cho Trung Quốc

 

khanhnz

Xe buýt
Biển số
OF-343786
Ngày cấp bằng
21/11/14
Số km
560
Động cơ
276,870 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.phs.vn
Ngay cả khi Donald Trump thông qua TPP, nhiều người lao động Việt Nam vẫn gặp khó bởi điều này!



Trong tương lai, xu hướng tự động hoá khiến cho một lượng lớn công nhân Việt Nam đối mặt với nguy cơ mất việc.
Với sự đắc cử của ông Donald Trump, một người có xu thế hướng nội, không thân thiện với tự do hoá thương mại, tương lai của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã trở nên mù mịt.

Không chỉ TPP, mà có vẻ như chính sách dưới thời vị Thổng thống Mỹ thứ 45 này cũng sẽ siết chặt lại việc nhập khẩu từ bên ngoài và yêu cầu các công ty của Mỹ trở lại sản xuất trong nước thay vì việc đặt hàng bên ngoài như xu hướng outsourcing trước đây.

Đây là việc hoàn toàn có thể xảy ra, bởi lẽ, trong suốt quá trình tranh cử của mình, ông Donald Trump đã liên tục nói về vấn đề công ăn việc làm cho người Mỹ và đổ tội cho các nước với nguồn nhân công giá rẻ như đã “cướp việc” của người Mỹ.

Do đó, nếu những chính sách sắp tới được thực hiện theo hướng đó thì những ngành chính ở Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhiều hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi TPP có được Donald Trump thông qua, ngay cả khi vị Tổng thống này có thái độ tích cực hơn về tự do hoá thương mại, vẫn tồn tại một yếu tố khác, có thể ảnh hưởng không tốt đến kinh tế Việt Nam.

“86% công nhân dệt may Việt Nam đối mặt với nguy cơ mất việc trong hai thập kỷ tới, đối với công nhân Indonesia và Campuchia, tỷ lệ này lần lượt là 64% và 88%”, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết trong một báo cáo hồi tháng 7 năm nay.

Nguyên nhân lý giải cho việc này là bởi “sự trỗi dậy” của máy móc công nghệ cao. Cụ thể, các công nghệ như in 3D, công nghệ Nano, tự động hoá robot... chính là chuyển biến lớn bởi chúng lắp ráp tốt hơn, rẻ hơn, tăng khả năng hợp tác với con người.

Cũng tại thời điểm đó, khi mà TPP đang được xúc tiến thuận lợi, ILO cũng thẳng thắn chỉ ra, dù dệt may Việt Nam được đánh giá là sẽ hưởng lợi nhiều khi TPP có hiệu lực nhưng các nước đang cạnh tranh nhờ lực lượng lao động giá rẻ cần phải định vị lại. Theo đó, lợi thế về nhân công giá rẻ đã không còn có khả năng duy trì trong tương lai bởi sức ép lớn từ xu hướng tự động hoá.

“Những nhà nhập khẩu khi áp công nghệ tự động hoá vào sản xuất sẽ khiến cho giá nhân công trong nước họ giảm hơn rất nhiều và họ sẽ quay trở về sản xuất trong nước chứ không đi đặt hàng nước ngoài nữa!”, chuyên gia Phạm Chi Lan nhận định.

Do đó, theo bà, nếu nhìn từ quan điểm đó thì “giấc mơ” xuất khẩu được 50 tỷ USD ngành dệt may nếu như gia nhập TPP sẽ không xảy ra.

“Tôi không nghĩ chiều hướng đó sẽ xảy ra, ngay cả khi ông Donald Trump có đồng ý với TPP đi chăng nữa thì xu hướng công nghệ sẽ khiến cho Việt Nam không đạt được con số đó!”, bà Chi Lan khẳng định.

Như vậy, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng công nhân giá rẻ đang dần không còn là lợi thế của Việt Nam. Việt Nam bắt buộc phải chuyển đổi, không thể dựa mãi vào lao động giá rẻ như trước.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngành gia công tuy mang lại kim ngạch xuất khẩu nhất định nhưng đồng thời cũng kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Cụ thể, người lao động bị kìm lãm trong vòng lao động giá rẻ, những chương trình đào tạo nâng cao tay nghề của Nhà nước cũng vì thế bị hạn chế...

“Làm lao động giá rẻ mãi thì năng suất lao động bình quân của Việt Nam mãi thấp, Việt Nam sẽ không thể vượt lên trong cạnh tranh toàn cầu”, chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết.

Do đó, Việt Nam cần phải tìm hướng đi khác cho người lao động, chuẩn bị sẵn sàng cho lực lượng lao động trong tương lai ở những ngành khác, chứ không phải là mãi “ngồi đạp máy khâu”.

 

hungtrinhth

Xe tải
Biển số
OF-333873
Ngày cấp bằng
8/9/14
Số km
427
Động cơ
282,830 Mã lực
Em xin update tình hình từ cụ Lầm ạ.
 

khanhnz

Xe buýt
Biển số
OF-343786
Ngày cấp bằng
21/11/14
Số km
560
Động cơ
276,870 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.phs.vn
Hàng triệu lao động Việt Nam đối mặt với nguy cơ phải chuyển việc trong tương lai?

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự lên ngôi của máy móc, robot, tự động hoá đã thổi bùng lên nghi ngại về việc người lao động bị “cướp việc” trong tương lai.
Trong tham luận đưa ra tại Hội thảo Quốc tế “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” sáng nay (25/11), Vụ Công nghệ Thông tin, Bộ Thông tin Truyền thông đã nhắc lại câu chuyện của nhà máy Foxconn.

Đầu năm 2016, nhà máy Foxconn (chuyên sản xuất cho Apple, Samsung) ở Côn Sơn, Trung Quốc đã cắt giảm 60.000 công nhân, tức là hơn một nửa công nhân của nhà máy này (110.000 công nhân) để thay bằng robot. Việc làm này như một biểu hiện cụ thể của nỗi lo khi mà con người sẽ bị thay thế bởi máy móc.

Không những thế, với sự lên ngôi của của máy móc, công nghệ, các nhà máy sản xuất sẽ không còn phụ thuộc vào giá nhân công. Do đó, xu hướng “đưa dây chuyền sản xuất trở lại quê hương” cũng đang được nhiều chuyên gia cảnh báo.

Như vậy, trong tương lai không xa, các ngành sản xuất, lắp ráp điện tử, dệt may... vốn là thế mạnh của Việt Nam nhờ nhân công giá rẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nghiên cứu hồi tháng 7 năm nay của ILO cho thấy, trong 2 thập kỷ tới, khoảng 56% số lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á có nguy cơ mất việc vì robot, đặc biệt là ngành may mặc, giày dép với tỷ lệ lên đến 86%.

Tỷ lệ này nếu quy đổi ra sẽ là một con số lớn, bởi lẽ ở Việt Nam đang có 2,3 triệu lao động làm trong 2 ngành này, chiếm 6,2% tổng lực lượng lao động.

Đối với vấn đề này, TS. Nguyễn Thắng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phân tích việc thay thế lao động bằng người máy tiết kiệm được chi phí do giá người máy đang giảm nhanh, đồng thời có thể vận hành liên tục trong hàng chục giờ mà ít bị lỗi, cũng như tránh được chi phí đóng góp an sinh xã hội hay sản xuất gián đoạn do đình công, không bị cáo buộc đối xử không tốt với người lao động…

Cũng theo ông, ở Việt Nam, chi phí nhân công mới bằng khoảng 60% so với ở Trung Quốc, tuy nhiên xu thế này đáng lo ngại do giá người máy giảm nhanh. Do đó, ông Thắng nhấn mạnh việc cần phải dự tính kịch bản mà các tập đoàn đa quốc gia có sự hiện diện ở Việt Nam cũng có những bước đi tương tự như Foxconn trong trung hạn.

Lấy ví dụ, ông đặt vấn đề nếu Samsung cũng hành động như Foxconn, việc làm của hàng chục nghìn lao động tại Samsung sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không chỉ thể, các hoạt động kinh doanh có liên quan như cung cấp suất ăn hay chỗ ở, vận chuyển công nhân đi làm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp cho Samsung cũng bị ảnh hưởng theo. Trong khi đó Samsung Việt Nam vẫn hưởng lợi từ thoả thuận ưu đã trước đó cho dù có thay thế lao động của Việt Nam bằng người máy. Nói cách khác, trong trường hợp đó, các doanh nghiệp FDI được lợi đơn lợi kép, trong khi phần của Việt Nam giảm mạnh bất chấp đây là cuộc chơi hai bên cùng thắng (win-win game), TS. Nguyễn Thắng cho biết.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là điều không tránh khỏi, chưa kể tốc độ của cuộc cách mạng diễn ra sẽ vô cùng nhanh chóng, do đó, theo ông Thắng, cần phải nắm bắt, đón đầu xu hướng và tận dụng cơ hội và có những cái cách cần thiết. Nếu không, Việt Nam sẽ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, thậm chí, còn bị tụt hậu lại so với các nước khác.
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
12,924
Động cơ
417,538 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ Chum học đông lào. Muốn làm Chủ tịch, nhưng éo chịu trách nhiệm :D
 

HenryFord

Xe điện
Biển số
OF-33088
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,531
Động cơ
514,534 Mã lực
Mình lãnh đạo thế giưới, cho chúng nó ký hết đi rồi mình ký. Anh Trung này không phê thì anh Trung kia duyệt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top