Em cũng không thông thạo đâu nhưng theo những gì em biết thì những người theo Hội Thánh Đức Chúa Trời (thường có những đặc điểm khá giống nhau về
kinh tế, mối quan hệ xã hội, và đời sống tình cảm, gia đình. Họ thường là:
- Những người đang gặp khó khăn cá nhân: thất nghiệp, bệnh tật, chia tay, mất người thân, thất vọng về cuộc sống.
- Sinh viên mới lên thành phố: xa nhà, ít bạn bè, dễ bị cô lập.
- Người thiếu niềm tin .
- Người mong muốn tìm ý nghĩa sống cao cả: cảm thấy đời mình “trống rỗng”.
Nói chung là những người dễ tin, đang cần điểm tựa tinh thần, muốn “
tái sinh”

cuộc đời.
Về kinh tế
Ban đầu: không phân biệt giàu hay nghèo, nhưng hội ưu tiên tiếp cận người dễ thuyết phục, không có lập trường rõ ràng.
Sau một thời gian:
- Tín đồ thường được yêu cầu dâng hiến tiền bạc, tài sản, “hi sinh vì nước Thiên Đàng”.
- Người quá gắn bó có thể bỏ việc, bỏ học, dồn toàn bộ thời gian cho hội → dễ rơi vào cảnh khó khăn tài chính.
Thực tế: có những người từng kinh doanh ổn định, nhưng sau khi “dâng hiến hết mình”, họ trở nên nghèo, sống nhờ hội nhóm hoặc người thân.
Quan hệ xã hội
Tín đồ bị khuyến khích (hoặc ép buộc) cắt đứt mối quan hệ với “người trần tục”: bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí cha mẹ nếu không cùng đạo.
Họ được khuyên:
“Nếu ai không tin vào Chúa Mẹ thì họ là công cụ của Satan.”
“Đừng để ma quỷ ngăn cản bạn đến nước Thiên Đàng.”
Dẫn đến mất dần bạn bè, người thân cuos cùng chỉ giao tiếp với người trong hội, sinh hoạt kín đáo, ít công khai thông tin cá nhân.
Về tình cảm vợ chồng gia đình
. Gia đình bắt đầu mâu thuẫn: do người theo đạo dần không quan tâm chồng/vợ, con cái, cha mẹ.
. Có người bỏ chồng, bỏ vợ, vì cho rằng “người kia là trở ngại đến nước Thiên Đàng”.
. Một số người bị hội “cách ly” khỏi gia đình, sống tách biệt như “tu sĩ”.
Nếu cả hai cùng theo:
Tưởng sẽ hòa thuận, nhưng thực tế tình cảm vợ chồng mờ nhạt, vì họ đặt Chúa Mẹ lên trên hết.
Có người kể: “Tôi thấy vợ tôi xem hội như gia đình chính, tôi và con chỉ là phụ.”
Kết cục là Nhiều gia đình tan vỡ chỉ vì một thành viên bị cuốn vào hội này.