Dê có thể thống kê sơ bộ giúp mình những mặt hàng trong nước sản xuất chờ kích cầu vào dịp tết âm lịch ??? Chắc lại măng, miến, lá dong, mứt bí, hạt dưa ... đào, quất ...
P/s: nhà mình cũng dân đen, vợ bán cơm bình dân cho Sinh viên, tết Sinh viên về quê sạch nên tính ra thất thu. Mình tổ trưởng tổ nề, quản lý 5 thằng người (chuyên môn gọi là da đen) chuyên sàng cát, nhào vữa, 23 tháng chạp anh em đòi về quê ăn tết, sau rằm gọi điện chúng nó bảo tháng giêng phải ăn chơi. Thế là cả nhà đói đến hết giêng.
Mình sợ tết là vì vậy.
Em thay mặt
Dê ! thông kê sơ bộ cho cụ những mặt hàng được kích cầu trong dịp Tết nhé:
1. Nhóm hàng thực phẩm: Cái này cụ đã nói ở trên (mặc dù còn thiếu nhiều)
2. Nhóm hàng may mặc: Phần đông trong 90 triệu dân Việt Nam vẫn muốn sắm cho mình manh áo mới vào dịp Tết nên nhóm hàng may mặc phát triển
3. Nhóm hàng điện tử: Phần đông các gia đình muốn mua đồ điện tử Tivi, tủ lạnh, loa đài.... vào dịp này nên nhóm hàng này cũng được kích cầu
4. Nhóm hàng cơ khí tiêu dùng: Phần đông người dân vẫn muốn mua cái xe ô tô, xe máy mới vào dịp Tết nên hàng này bán khá chạy vào dịp Tết. Nhóm này phát triển thì một cơ số nhóm nghành cũng phát triển theo
5. Nhóm hàng dịch vụ (du lịch, vận tải, quét dọn, cúng bái........): đều phát triển mạnh vào dịp này
................vân vân và vân vân
Tóm lại: Dịp Tết và dịp kích cầu một lượng lớn hàng hóa và đó là điều tốt cho kinh doanh.
P/S. Việc bán cơm cho Sinh viên thì nghỉ 1 tuần Tết chả ảnh hưởng gì so với giảm doanh thu của 2 tháng hè. Nên cái ví dụ này ko ý nghĩa lắm.
Về việc thợ nề: Đa phần thợ nề nghỉ vào tầm 25 hoặc 26 Tết, thậm chí có việc còn làm đến 28 Tết (họ cố làm để kiếm tiền cho việc ăn chơi sau Tết). Đồng thời, chính họ lại là những người thích Tết (bằng chứng là họ ăn chơi sau Tết đấy thôi) và việc ăn chơi sau Tết của họ lại kích cầu cho nhóm ngành dịch vụ. Họ tích lũy tiền trước Tết để sau Tết ăn chơi mà không lo bị đói như ông cai
tromtrau của họ.
Bản thân em mong muốn Tết và thời gian kéo dài tầm 1 tuần là đẹp!