Có 2 thứ cần làm bác ạ:
- Tinh thần: cái này phải luyện, từ cách suy nghĩ, nếu bác là người lạc quan, suy nghĩ mạch lạc sẵn thì rất tốt, dễ có tinh thần tốt. Nếu là người đa sầu đa cảm thì bắt buộc tập suy nghĩ theo cách mạch lạc, tích cực. Tinh thần là quan trọng số 1 trong điều trị bệnh và cho người thân. Túm lại, kể cả mai có lệnh lên đường thì hôm nay vẫn giữ được vui vẻ, vẫn nhậu được bình thường, vẫn làm những việc có thể làm cho mình và mọi người.
- Điều trị: tuân thủ ý kiến chuyên môn, bình tĩnh nhưng sáng suốt khi xử lý thông tin chuyên môn.
+ Hợp tác chặt chẽ và tích cực với bác sỹ điều trị để có kết quả điều trị tốt nhất có thể. Tham khảo các nguồn thông tin chuyên môn để hiểu rõ về bệnh và các vấn đề liên quan.
+ Tránh tâm lý sợ sệt, tránh không nói đến bệnh, không đọc thông tin về bệnh, không theo dõi các kết quả xét nghiệm chuyên môn. Việc này làm cho việc điều trị trở nên khó khăn, tự mình đưa mình vào mung lung, khó trong điều trị. Phác đồ điều trị do bác sỹ chỉ định, nhưng tác dụng lên cơ thể mỗi người là khác nhau, nên thông báo thường xuyên với bác sỹ các triệu chứng của mình để bác sỹ có hướng điều chỉnh nếu cần.
+ Tìm hiểu về thuốc và tất cả các thứ đưa vào người, tác dụng phụ để chủ động phòng và đỡ các tác dụng phụ. Nhiều người không hề biết mình uống cái gì, tại sao và thuốc có tác dụng gì.
+ Có chế độ ăn uống phù hợp cho từng giai đoạn thuốc: các loại hóa chất sẽ gây nhiều tác dụng phụ, tùy theo cơ địa từng người mà có thể rất khó chịu: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, thay đổi các chức năng như chóng mặt, mờ mắt, táo bón....v.v. Điều này không tránh được nhưng sẽ giảm được hậu quả nếu biết và chủ động đón nhận, ví dụ ăn xa ra hoặc ăn trước khi dùng thuốc, chọn loại thức ăn đỡ buồn nôn chẳng hạn.
+ Càng chữa sớm thì càng tốt.
Đại khái là vậy, bệnh nghe cũng kinh, nhưng cũng chưa phải trời sập ngay được đâu, giữ tinh thân tốt, thái độ tích cực, tâm lý vui vẻ thì hiệu quả chữa bệnh sẽ rất tốt, có thể có tác dụng không ngờ đấy bác!
PM cho em nếu bác muốn trao đổi thêm