Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

Phuongnhung

Xe máy
Biển số
OF-379133
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
96
Động cơ
245,660 Mã lực
Tuổi
39
E bán thuốc mh cũng chưa gặp, mh xin số để dự phòng và đã gọi điện trao đổi, Sđt của e ấy 0984671287, bố c ko bị đau ở đâu nh ng mệt lắm e ạ, chị đang cho Bố uống prosure thêm đây, giờ thì cứ nâng cao thể trạng đã rồi tính tiếp.
Điều trị thuốc của bác ba thì e xay ép lá lược vàng cho bố e uống thì sẽ hết ho đấy. Bố chị chữa chỗ bác ấy khoảng 7 ngày thì hết hẳn ho, đợt này bác có thuốc gì mới ko e?
Em cám ơn chị nhiều nhé!

Bố em cũng không đau nhưng dạo này thấy mệt nhiều. Bác sỹ điều trị có giải thích là do thời tiết thay đổi nên bệnh nhân K sẽ thấy mệt nhiều. Thuốc của Bác sỹ Ba giờ cũng có một số thay đổi so với trước đây, có lẽ tuỳ từng bệnh nhân sẽ có phác đồ khác nhau chị àh. Em thảo khảo mấy bệnh nhân cùng chữa ở đó (phòng khám Việt Line) thì thấy vậy.
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
Xin chào các bác!
Em đã xem các bài viết của các bác trên diễn đàn thấy rất bổ ích. Hôm nay em cũng xin chia sẻ một vài kinh nghiệm. Chồng em phát hiện bị ung thư phổi di căn trung thất, hạch thượng đòn (giai đoạn 4) từ tháng giêng năm 2014 đến nay đã được 1 năm 9 tháng. Lúc phát hiện ra em rất sốc. Mới đầu nắm ở viện phổi trung ương và họ kết luận là lao hạch. Nhưng gửi sang k sinh thiết họ kết luận là k trung thất chỉ định mổ. Mổ trung thất nhiều động mạch chủ nên em theo lời khuyên của các bác sĩ kinh nghiệm đã tìm đến được bác sĩ mổ giỏi để phẫu thuật. Mổ ra thì u ở trung thất hóa ra khối di căn không phải u nguyên phát. Bác sĩ lấy khối di căn nhưng không vét sạch được vì ảnh hưởng tính mạng. Sau đó kết luận là K phổi (xét nghiệm rất phức tạp các bác sĩ bảo trường hợp này khó). Xét nghiệm gen không đột biến. Sau đó chụp pet và truyền hóa chất ở K1. Bác sĩ điều trị là phó khoa nội là bạn thân của đứa cháu ruột trao đổi là chú không sống được quá sáu tháng đâu, cô nên lo liệu. Truyền 3 đợt theo phác đồ thường không tác dụng. Bác sĩ quyết định truyền avastin cộng với 2 loại hóa chất nữa 8 đợt thì hạch thượng đòn tiêu hết. Sau đó đến bây giờ cứ 20 ngày truyền 1 lần avastin (30 triệu 1 lọ bảo hiệm chịu cho 50%) bác sĩ bảo truyền đến hết đời. Bây giờ tạm ổn không đau đớn gì, đi lại ăn uống bình thường tuy không khoe như trước. Cũng xin chia sẻ với các bác là bên cạnh hóa chất, em cũng tìm hiểu rất nhiều tài liệu và đi công tác ở đâu thấy ai bị ung thư chữa sống được lâu là em hỏi kinh nghiệm và em cho ông xã dùng thêm tam thất và tinh bột nghệ trộn mật ong ngày uống 2 lần và yến sào (2 ngày ăn 1 lần mỗi lần nửa tai) và nhỏ vidatox. Hoa quả thì thường xuyên ăn bưởi da xanh và mãng cầu. Uóng thử viên đu đủ của Mỹ thì dạ dày không chịu được. Bác sĩ nói là không nghĩ duy trì được đến bây giờ. Bệnh nặng không nói trước được tương lai nhưng em cũng đang hy vọng. Rất mong các bác có người nhà bị bệnh cũng đạt được kết quả khả quan.
Chào cô. Cơ thế của chú đáp ứng thuốc vậy là quá tốt rồi. Mổ phổi rồi mà vẫn chịu được các đợt truyền như thế gần 2 năm là cũng phải có nghị lực lắm. Cô cho cháu hỏi mấy vấn đề sau nhé:
1. Sau khi truyền 8 đợt hóa chất xong thì bác sỹ có cho chú chụp lại PET để đánh giá không?

2. Trong quá trình truyền duy trì với Avastin sau này, bác sỹ cho kiểm tra đáp ứng theo chu kỳ như thế nào ạ? Ngoài thử máu thì có chụp chiếu gì không, định kỳ bao lâu làm 1 lần?

3. Trong quá trình duy trì với Avastin liên tục như vậy thì huyết áp của chú thế nào ạ?

Cháu cảm ơn.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Các cụ ơi, mình có nên sử dụng Fucoidan, Curcumin và Omega 3 chung 1 lúc không? Vì hình như các loại này đều chung mục đích chống oxy hoá ? Nếu dùng thì hàm lượng khoảng bao nhiêu là đủ
Fucoidan em không tìm hiểu về nó nên em không rõ lắm. Trong các loại TPCN thì em ưu tiên nhất là Curcumin, các cụ khác cũng vậy.

Curcumin có một nhược điểm là khả năng hấp thụ rất kém, kể cả với liều lượng tới 10,000mg mỗi ngày mà nồng độ hoạt chất hấp thụ vào cơ thể không được bao nhiêu. Do vậy các sản phẩm nghệ Nano, nghệ + tiêu đen, nghệ phytosome mới ra đời.

Theo các nghiên cứu thì để tăng độ hấp thụ và hoạt tính của nghệ thì nên dùng kết hợp với một hoặc nhiều chất sau:
  1. Tiêu đen: Bổ sung vào thức ăn hoặc mua Curcumin đã bao gôm piperine
  2. Chất béo: như Omega-3, dầu dừa, dầu hạt lanh
  3. Quercetin: mua hoạt chất riêng hoặc kết hợp với EGCG complex
  4. Silibinin: có trong sữa kế (Milk Thristle)
Như vậy, cụ có thể dùng Combo 4 loại TPCN như sau: Curcumin + Omega-3 + Milk Thristle + EGCG complex.

Hiện em chỉ có biết tới thử nghiệm của Curcumin trong điều trị K là hàm lượng khoảng 3,600 mg loại 95%, và một chút độc tố ở liều cao tới 8,000mg. Hiệu quả của Curcumin là dose-dependent có nghĩa là liều càng cao càng hiệu quả, do vậy cụ cứ tính toán làm sao liều cao mà hạn chế tác dụng phụ là được.
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Bố em chưa đi xét nghiệm nên cũng không biết có đột biến gien gì không cụ ạh. Nghe bảo thủ tục cũng phức tạp nên em còn đang ngần ngại.
Thủ tục không phức tạp gì cả, mợ chỉ cần xét nghiệm dịch phổi hoặc mẫu sinh thiết, nếu tìm được tế bào có EGFR+ thì chắc chắn sẽ được dùng thuốc. Nếu EGFR- thì phải qua 4 chu kỳ hóa trị thì sẽ được dùng. Như vậy, thuốc đích có thể dùng được cho cả EGFR dương tính lẫn âm tính, nhưng nếu EGFR+ thì đảm bảo hiệu quả đáp ứng thuốc cao hơn.

Nếu mợ đang dùng thuốc nam hoặc chỗ Bs. Ba thì nên dùng kết hợp với thuốc đích (nhưng cần chia khung giờ phù hợp, tránh tương tác). Nếu để dự phòng là g án cuối cùng thì em e rằng khi đó cơ thể quá yếu để có thể dùng thuốc.

Ở thớt này có cụ [@vantruck;363930] điều trị ở chỗ Bs. Ba cũng có hiệu quả nhưng lâu rồi không thấy cụ ấy chia sẻ thông tin gì cả.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Các cụ cho e hỏi dùng thuốc đích với thuốc kháng sinh ampicilin có được ko ạ?
 

dambich

Xe đạp
Biển số
OF-383468
Ngày cấp bằng
19/9/15
Số km
11
Động cơ
242,110 Mã lực
Tuổi
59
Chào cô. Cơ thế của chú đáp ứng thuốc vậy là quá tốt rồi. Mổ phổi rồi mà vẫn chịu được các đợt truyền như thế gần 2 năm là cũng phải có nghị lực lắm. Cô cho cháu hỏi mấy vấn đề sau nhé:
1. Sau khi truyền 8 đợt hóa chất xong thì bác sỹ có cho chú chụp lại PET để đánh giá không?

2. Trong quá trình truyền duy trì với Avastin sau này, bác sỹ cho kiểm tra đáp ứng theo chu kỳ như thế nào ạ? Ngoài thử máu thì có chụp chiếu gì không, định kỳ bao lâu làm 1 lần?

3. Trong quá trình duy trì với Avastin liên tục như vậy thì huyết áp của chú thế nào ạ?

Cháu cảm ơn.
Chào cháu!
Chú nhà cô mổ phổi không phải một lần mà 3 lần trong 2 tháng, một lần mổ nội soi sinh thiết ở bệnh viện phổi TƯ. Một lần mổ cắt u ở BM sau đó họ rút nhầm ống xông nên suýt chết sau đó 1 tuần phải mổ lại để vét máu cục. Vì vậy vấn đề chăm sóc như thế nào để người nhà mình vượt qua được rất vất vả và kỳ công. Chu nhà cô còn xạ 35 mũi không đáp ứng nên thôi. sau đó 3 đợt truyền thường không đáp ứng mới điều chỉnh sang 8 đợt truyền kết hợp 3 hóa chất có bổ sung thêm avastin. Về các vấn đề cháu hỏi thì tình hình như sau:

1. Sau khi truyền xong 8 đợt có khám tổng thể và chụp cắt lớp để đánh giá kết quả chứ không chụp Pet lại. Cô cũng thích chụp pet lại nhưng bác sĩ điều trị bảo không cần thiết. Cháu cô là TS Y khoa học ở Pháp hiện đang làm bác sĩ ở Pháp là bạn của bsĩ đang điều trị cho chú phân tích cho cô rất kỹ là không phải vì tiếc mà không cho chụp lại Pet mà do ở VN lạm dụng kỹ thuật này cả những trường hợp không cần thiết nên cô không đòi chụp nữa.

2. Trong quá trình truyền duy trì với avastin sau này, cứ 20 ngày truyền 1 lần thì trước mỗi lần truyền đều thử máu, chụp phổi, đo huyết áp và khám lâm sàng(hỏi bệnh nhân và nắn hạch thượng đòn sau khi truyền kết hợp với avastin thì nó biến mất nhưng bác sĩ lần nào cũng nắn xem lại. Trường hợp chú nhà cô đã mổ nên hình ảnh trên phim sẽ rất khó đánh giá, bs bảo như vậy.

3.Trong quá trình duy trì với avastin liên tục huyết áp chú vẫn bình thường. Cuối tháng 8 vừa rồi chú nhà cô còn viêm ruột thừa cấp vừa đi mổ ruột thừa về nên đang hoãn truyền 1 đợt đến thứ tư tuần này mới chuẩn bị truyền tiếp. Truyền duy trì avstin tương đối nhẹ nhàng chỉ một buổi 1 chai 400 và không nôn không mệt về bình thường. Nói chung là sống ổn như một người bình thường chỉ không khỏe bằng ngày xưa thôi. Tác dụng phụ của avastin là chảy máu trong và huyết áp cao vì vậy cô cho tăng cường C tự nhiên trước đây bằng uống nước cam nay thay bằng bưởi ngọt để làm vững thành mạch. Bưởi thì không ăn trước và sau khi truyền 5 ngày để tránh tương tác thuốc. Chú nhà cô thỉnh thoảng chảy máu mũi nhưng bây giờ thôi rồi
8 đợt truyền hóa chất kết hợp với avastin cực kỳ vất vả khó khăn, phải tiêm thuốc kích bạch cầu liên tục, rồi giảm tiểu cầu phải dừng đi cấp cứu, luôn nôn ọe không ăn được, táo bón, tiêu chảy...Vì vậy phải tìm cái gì ăn ít mà đủ chất nhà cô thường xuyên cho ăn yến, ngày uống 3 cốc ensure (chú nhà cô không ngửi được mùi prosure) ăn nhiều tôm biển, ghẹ cua và có triệu chứng gì bất thường gọi xin bác sĩ điều trị và đứa cháu thì được tư vấn cụ thể nên vượt qua được. Đến khi truyền duy trì avastin thì nhẹ nhàng thôi, chỉ sợ nhờn thuốc nên phải uống các loại khác hỗ trợ (loại này tự mình cho uống chứ bs điều trị không tin đâu, đứa cháu cô cũng không phản đối chỉ dặn ăn bưởi thì cách ra trước và sau ngày truyền).
Những gì cháu muốn hỏi cô chia sẻ những gì cô biết như vậy. Nếu cần thêm thông tin gì mà cô biết cháu cứ hỏi. Chúc người nhà cháu chóng bình phục!
 

beotron

Xe máy
Biển số
OF-1898
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
81
Động cơ
569,310 Mã lực
Gần đây có 1 nghiên cứu so sánh khả năng hấp thụ của 1 số công thức bào chế curcumin tham khảo http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3918227/
Người ta dùng 4 công thức curcumin sau:
1. Sabinsa Curcumin, dùng C3 complex 95% wiith bioperine ví dụ như Doctor best C3 complex kết hợp hạt tiêu tăng khả năng hấp thụ ,standardized curcumin mixture (CS)
2. Curcumin theo công thức BCM- 95 kết hợp dầu nghệ để tăng khả năng hấp thụ như là Life extension curcumin , formulation with volatile oils of turmeric rhizome (CTR)
3. Meriva curcumin chính là phytosome curcumin kết hợp với phosphatidylcholine để tăng khả năng hấp thụ (CP)
4. OminActive CurcuWin curcumin with a combination of hydrophilic carrier, cellulosic derivatives and natural antioxidants (CHC)
Kết quả: Nồng độ curcumin trong máu của những người dùng công thức CTR, CP cao hơn so với dùng công thức CS lần lượt là 1,3; 7,9 lần.
CHC cao hơn so với CS, CP, CTR lần lượt là 45,9; 5,8; 34,9 lần .
 
Chỉnh sửa cuối:

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Chào cháu!
Chú nhà cô mổ phổi không phải một lần mà 3 lần trong 2 tháng, một lần mổ nội soi sinh thiết ở bệnh viện phổi TƯ. Một lần mổ cắt u ở BM sau đó họ rút nhầm ống xông nên suýt chết sau đó 1 tuần phải mổ lại để vét máu cục. Vì vậy vấn đề chăm sóc như thế nào để người nhà mình vượt qua được rất vất vả và kỳ công. Chu nhà cô còn xạ 35 mũi không đáp ứng nên thôi. sau đó 3 đợt truyền thường không đáp ứng mới điều chỉnh sang 8 đợt truyền kết hợp 3 hóa chất có bổ sung thêm avastin. Về các vấn đề cháu hỏi thì tình hình như sau:

1. Sau khi truyền xong 8 đợt có khám tổng thể và chụp cắt lớp để đánh giá kết quả chứ không chụp Pet lại. Cô cũng thích chụp pet lại nhưng bác sĩ điều trị bảo không cần thiết. Cháu cô là TS Y khoa học ở Pháp hiện đang làm bác sĩ ở Pháp là bạn của bsĩ đang điều trị cho chú phân tích cho cô rất kỹ là không phải vì tiếc mà không cho chụp lại Pet mà do ở VN lạm dụng kỹ thuật này cả những trường hợp không cần thiết nên cô không đòi chụp nữa.

2. Trong quá trình truyền duy trì với avastin sau này, cứ 20 ngày truyền 1 lần thì trước mỗi lần truyền đều thử máu, chụp phổi, đo huyết áp và khám lâm sàng(hỏi bệnh nhân và nắn hạch thượng đòn sau khi truyền kết hợp với avastin thì nó biến mất nhưng bác sĩ lần nào cũng nắn xem lại. Trường hợp chú nhà cô đã mổ nên hình ảnh trên phim sẽ rất khó đánh giá, bs bảo như vậy.

3.Trong quá trình duy trì với avastin liên tục huyết áp chú vẫn bình thường. Cuối tháng 8 vừa rồi chú nhà cô còn viêm ruột thừa cấp vừa đi mổ ruột thừa về nên đang hoãn truyền 1 đợt đến thứ tư tuần này mới chuẩn bị truyền tiếp. Truyền duy trì avstin tương đối nhẹ nhàng chỉ một buổi 1 chai 400 và không nôn không mệt về bình thường. Nói chung là sống ổn như một người bình thường chỉ không khỏe bằng ngày xưa thôi. Tác dụng phụ của avastin là chảy máu trong và huyết áp cao vì vậy cô cho tăng cường C tự nhiên trước đây bằng uống nước cam nay thay bằng bưởi ngọt để làm vững thành mạch. Bưởi thì không ăn trước và sau khi truyền 5 ngày để tránh tương tác thuốc. Chú nhà cô thỉnh thoảng chảy máu mũi nhưng bây giờ thôi rồi
8 đợt truyền hóa chất kết hợp với avastin cực kỳ vất vả khó khăn, phải tiêm thuốc kích bạch cầu liên tục, rồi giảm tiểu cầu phải dừng đi cấp cứu, luôn nôn ọe không ăn được, táo bón, tiêu chảy...Vì vậy phải tìm cái gì ăn ít mà đủ chất nhà cô thường xuyên cho ăn yến, ngày uống 3 cốc ensure (chú nhà cô không ngửi được mùi prosure) ăn nhiều tôm biển, ghẹ cua và có triệu chứng gì bất thường gọi xin bác sĩ điều trị và đứa cháu thì được tư vấn cụ thể nên vượt qua được. Đến khi truyền duy trì avastin thì nhẹ nhàng thôi, chỉ sợ nhờn thuốc nên phải uống các loại khác hỗ trợ (loại này tự mình cho uống chứ bs điều trị không tin đâu, đứa cháu cô cũng không phản đối chỉ dặn ăn bưởi thì cách ra trước và sau ngày truyền).
Những gì cháu muốn hỏi cô chia sẻ những gì cô biết như vậy. Nếu cần thêm thông tin gì mà cô biết cháu cứ hỏi. Chúc người nhà cháu chóng bình phục!
Cô cho cháu hỏi dấu hiệu viêm ruột thừa của chú nhà cô với ạ, bố cháu đang bị đau ở vùng trên rốn mấy ngày rồi đau từng cơn cô ạ, cháu sợ cũng có nguy cơ viêm ruột thừa
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
Những gì cháu muốn hỏi cô chia sẻ những gì cô biết như vậy. Nếu cần thêm thông tin gì mà cô biết cháu cứ hỏi. Chúc người nhà cháu chóng bình phục!
Cháu cảm ơn cô về các thông tin chia sẻ.

Cháu thấy các bác sỹ giải thích như vậy là hợp lý ạ, nhiều khi chiếu chụp tia xạ vào người cũng rất hại trừ trường hợp rất cần thiết. Theo như mô tả phương pháp điều trị cho chú cháu đoán chú điều trị bs N học th.sy ở Pháp về, bsy trẻ, giỏi, nhanh nhẹn và xu hướng điều trị theo các phác đồ mới nhất có thể.

Trường hợp của mẹ cháu bác sỹ VN cũng khuyên tiếp tục truyền hóa chất liều thấp đến khi không chịu được nữa (cơ thể bệnh nhân không chịu được tác dụng phụ nữa hoặc gia đình không chịu được chi phí nữa). Bác sỹ bên Singapore thì khuyên dừng lại để theo dõi, vì sợ các cơ quan trong cơ thể bị hóa chất giết dần trong khi tác dụng với khối u không rõ rệt lắm. Cân nhắc các yếu tố, nhà cháu quyết định dừng hóa chất. Nhưng cũng vì dừng thuốc nên lại phấp phỏng không rõ u nó có phát triển lại không nên cứ băn khoăn giữa lợi ích của việc chụp PET/CT định kỳ để tầm soát di căn và tác hại của việc nhiễm phóng xạ do chụp chiếu.
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
Cô cho cháu hỏi dấu hiệu viêm ruột thừa của chú nhà cô với ạ, bố cháu đang bị đau ở vùng trên rốn mấy ngày rồi đau từng cơn cô ạ, cháu sợ cũng có nguy cơ viêm ruột thừa
Mợ xem sản phẩm đầu ra của cụ có gì bất thường không? Thử lần lượt dừng các loại tpcn/thuốc lá đang dùng xem triệu chứng có cải thiện k.
 

Phuongnhung

Xe máy
Biển số
OF-379133
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
96
Động cơ
245,660 Mã lực
Tuổi
39
Thủ tục không phức tạp gì cả, mợ chỉ cần xét nghiệm dịch phổi hoặc mẫu sinh thiết, nếu tìm được tế bào có EGFR+ thì chắc chắn sẽ được dùng thuốc. Nếu EGFR- thì phải qua 4 chu kỳ hóa trị thì sẽ được dùng. Như vậy, thuốc đích có thể dùng được cho cả EGFR dương tính lẫn âm tính, nhưng nếu EGFR+ thì đảm bảo hiệu quả đáp ứng thuốc cao hơn.

Nếu mợ đang dùng thuốc nam hoặc chỗ Bs. Ba thì nên dùng kết hợp với thuốc đích (nhưng cần chia khung giờ phù hợp, tránh tương tác). Nếu để dự phòng là g án cuối cùng thì em e rằng khi đó cơ thể quá yếu để có thể dùng thuốc.

Ở thớt này có cụ [@vantruck;363930] điều trị ở chỗ Bs. Ba cũng có hiệu quả nhưng lâu rồi không thấy cụ ấy chia sẻ thông tin gì cả.
Cám ơn cụ rất nhiều vì những thông tin thực sự hữu ích. Thực ra em không muốn cho bố em đi làm sinh thiết phổi, vì yếu tố rủi ro lớn, bố em đang yếu nữa. Em định cứ liều dùng thuốc đích mà không cần xét nhiệm đột biến gien, như thế có được không cụ?
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Cám ơn cụ rất nhiều vì những thông tin thực sự hữu ích. Thực ra em không muốn cho bố em đi làm sinh thiết phổi, vì yếu tố rủi ro lớn, bố em đang yếu nữa. Em định cứ liều dùng thuốc đích mà không cần xét nhiệm đột biến gien, như thế có được không cụ?
Không có chống chỉ định về việc không có đột biết gen thì không dược dùng Tarceva. Hơn nữa, xét nghiệm đột biến gen vẫn có nhũng sai số nhất định. Do vậy, nếu các phương pháp hiện tại không có dấu hiệu là giúp người bệnh tốt hơn thì không có gì sai nếu cụ tìm một phương án khác thay thế.

Về chỉ định của Tarceva thì em copy nguyên văn nó như sau, phần nào cụ chưa hiểu rõ thì chúng ta cùng trao đổi:

Who is Tarceva for?
Tarceva is approved as a 1st-line treatment, maintenance treatment, and 2nd- or 3rd-line treatment for advanced-stage non-small cell lung cancer (NSCLC).
  1. Tarceva is prescribed as initial treatment for patients with NSCLC whose cancer has spread to other parts of the body and that has certain types of epidermal growth factor receptor (EGFR) mutations. (1st-line treatment)
  2. Tarceva is prescribed as maintenance treatment for advanced-stage NSCLC in patients whose cancer has not spread or grown after prior treatment with certain types of chemotherapy.
  3. Tarceva is prescribed as 2nd- or 3rd-line treatment for advanced-stage NSCLC in patients whose cancer has spread or grown after receiving at least one round of chemotherapy.
  4. Tarceva is not meant to be used at the same time as certain types of chemotherapy for advanced NSCLC.
  5. For initial treatment of patients with NSCLC whose cancer has spread to other parts of the body, it is not known if Tarceva is safe and effective in other EGFR mutations.
Vì nhà cụ chưa qua hóa trị, nếu EGFR+ thì vào nhóm số 1, phác đồ tốt nhất trên cả hóa trị; nếu xét nghiệm EGFR- thì sẽ vào nhóm thứ 5. Tạm hiểu như sau:

Đối với bệnh nhân K phổi không tế bào nhỏ đã di căn tới các bộ phận khác của cơ thể, sự an toàn cũng như hiệu quả chưa được biết tới khi sử dụng Tarceva như phương pháp điều trị đầu tiên đối với những bệnh nhân không có đột biến gen EGFR phù hợp (Exon19 và 21).
 
Chỉnh sửa cuối:

dambich

Xe đạp
Biển số
OF-383468
Ngày cấp bằng
19/9/15
Số km
11
Động cơ
242,110 Mã lực
Tuổi
59
Cô cho cháu hỏi dấu hiệu viêm ruột thừa của chú nhà cô với ạ, bố cháu đang bị đau ở vùng trên rốn mấy ngày rồi đau từng cơn cô ạ, cháu sợ cũng có nguy cơ viêm ruột thừa
Chào cháu!
Dấu hiệu viêm ruột thừa của chú nhà cô là đau chướng bụng, không tiêu, buồn nôn, đau từng cơn. Mới đầu cô tưởng là ngộ độc thức ăn, sau lại tưởng tác dụng phụ của hóa chất nhưng sang ngày thứ ba vẫn không đỡ cô lại tưởng di căn nhưng chưa đến đợt truyền nên cô gọi điện hỏi bs điều trị thì bs nói là cháu nghĩ chú bị đau bụng không liên quan đến ung thư đâu. Cô cho chú đi cấp cứu tại bệnh viện giao thông thì họ xét nghiệm thấy bạch cầu tăng cao và chẩn đoán viêm ruột thừa mổ cấp cứu ngay. Bs mổ xong còn chụp ảnh ruột thừa viêm cho xem. Cháu nên đưa bố đến bệnh viện kiểm tra cho yên tâm.
 

dambich

Xe đạp
Biển số
OF-383468
Ngày cấp bằng
19/9/15
Số km
11
Động cơ
242,110 Mã lực
Tuổi
59
Cháu cảm ơn cô về các thông tin chia sẻ.

Cháu thấy các bác sỹ giải thích như vậy là hợp lý ạ, nhiều khi chiếu chụp tia xạ vào người cũng rất hại trừ trường hợp rất cần thiết. Theo như mô tả phương pháp điều trị cho chú cháu đoán chú điều trị bs N học th.sy ở Pháp về, bsy trẻ, giỏi, nhanh nhẹn và xu hướng điều trị theo các phác đồ mới nhất có thể.

Trường hợp của mẹ cháu bác sỹ VN cũng khuyên tiếp tục truyền hóa chất liều thấp đến khi không chịu được nữa (cơ thể bệnh nhân không chịu được tác dụng phụ nữa hoặc gia đình không chịu được chi phí nữa). Bác sỹ bên Singapore thì khuyên dừng lại để theo dõi, vì sợ các cơ quan trong cơ thể bị hóa chất giết dần trong khi tác dụng với khối u không rõ rệt lắm. Cân nhắc các yếu tố, nhà cháu quyết định dừng hóa chất. Nhưng cũng vì dừng thuốc nên lại phấp phỏng không rõ u nó có phát triển lại không nên cứ băn khoăn giữa lợi ích của việc chụp PET/CT định kỳ để tầm soát di căn và tác hại của việc nhiễm phóng xạ do chụp chiếu.
Mẹ cháu cũng truyền avastin à. Cô hỏi các bệnh nhân thì thấy ít người dùng thuốc này. Nó đắt hơn cả thuốc đích. Bs cũng bảo cô là truyền đến khi hoặc nhờn thuốc , hoặc tác dụng phụ lớn hơn lợi ích đạt được hay gia đình không chịu nổi chi phí nữa thì tính. Cô nghĩ chụp cắt lớp cũng được nếu mẹ cháu không mổ. Họ vẫn kiểm tra cho chú nhà cô như thế.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Chào cháu!
Dấu hiệu viêm ruột thừa của chú nhà cô là đau chướng bụng, không tiêu, buồn nôn, đau từng cơn. Mới đầu cô tưởng là ngộ độc thức ăn, sau lại tưởng tác dụng phụ của hóa chất nhưng sang ngày thứ ba vẫn không đỡ cô lại tưởng di căn nhưng chưa đến đợt truyền nên cô gọi điện hỏi bs điều trị thì bs nói là cháu nghĩ chú bị đau bụng không liên quan đến ung thư đâu. Cô cho chú đi cấp cứu tại bệnh viện giao thông thì họ xét nghiệm thấy bạch cầu tăng cao và chẩn đoán viêm ruột thừa mổ cấp cứu ngay. Bs mổ xong còn chụp ảnh ruột thừa viêm cho xem. Cháu nên đưa bố đến bệnh viện kiểm tra cho yên tâm.
Cháu cảm ơn cô ạ, bố cháu hôm nay uống tràng phục linh thì hết đau rồi cô ạ, chắc bị kích ứng ruột ạ chắc nhà cháu ug nhiều loại quá ạ
 

phanchinghi

Xe buýt
Biển số
OF-365990
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
879
Động cơ
262,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Khoảng hơn 2 triệu 1 viên cụ ạ. Nhg phải đi khám có đơn mới mua được.
Theo em biết giá thuốc đắt hay rẻ do chính sách của hãng với các nước phát triển / đang phát triển.

Như VN đang được chính sách trợ giá thuốc ( theo em biết là thuốc điều trị hoá trị )
 

famvu91

Xe máy
Biển số
OF-89095
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
61
Động cơ
406,954 Mã lực
Theo em biết giá thuốc đắt hay rẻ do chính sách của hãng với các nước phát triển / đang phát triển.

Như VN đang được chính sách trợ giá thuốc ( theo em biết là thuốc điều trị hoá trị )
Afatinib này hiện nay vẫn chưa được lưu hành tại việt nam cụ ạ hehe. Nhà em cho ô cụ nhà sang sing khám và bsi cho chỉ định thuốc này, hết nhờ ng mua hộ bên đó, xong truyền bổ trợ ở nhà. Thật ra giá thế này cũng chỉ chênh tarceva lúc mới ra chút thôi
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
991
Động cơ
266,339 Mã lực
Theo em biết giá thuốc đắt hay rẻ do chính sách của hãng với các nước phát triển / đang phát triển.

Như VN đang được chính sách trợ giá thuốc ( theo em biết là thuốc điều trị hoá trị )
trợ giá thuốc là cách để thu hút BHYT thôi cụ à !ngay cái thuốc đích iressa vs tareva hiện h mà ung thư phổi đang dùng cũng suýt bị giảm ko còn trợ giá nhiều như trước ,thay vào đó là phải chi trả hơn 20 triệu mỗi tháng ...báo chí vào cuộc kịp thời thì còn giữ nguyên được kiểu chi trả cho những người dùng từ cuối 2014 trở về trước,còn những người từ 2015 đổ về sau này sẽ phải thanh toán theo mức mới,tức ít nhất 20 triệu mỗi tháng..
lần đó báo chí nhảy vô thì làm rõ ra được BHYT kết dư tới hàng chục nghìn tỷ ,vậy sao lại đi giảm chi trả BHYT ở loại thuốc bức thiết và nóng bỏng nhất thì có khác j tước đi mạng sống của họ???..và vẫn là câu trả lời muôn thuở,đã cân nhắc rất kỹ,có họp hội đồng chuyên gia rồi,làm thế là chuẩn rồi trong khi việc chi thu khối tiền BHYT khổng lồ do dân đóng đó hoàn toàn bí mật !
Vấn đề ở chỗ vai trò của họ chỉ là người sử dụng khoản tiền BHYT do dân đóng để mà chi trả sao cho hợp lý và làm người dân ko bức xúc,nhưng cách họ trả lời thì làm cho có cảm giác là họ đang ban ơn!và mình là người đi xin..mấy lần trục trặc vì tính "đãng trí bác học đại học chữ to" của tay bác sĩ điều trị về việc quên ko cấp thuốc,em có vào ngọt nhạt xin cấp dự phòng mấy viên để tuần sau quay lại vì bữa đó là cuối tuần thì được nghe nguyên 1 bài giảng nào là đây là thuốc đắt tiền,ko thể làm bừa,nhà anh còn được dùng chứ nhiều nhà còn ko được dùng ấy chứ..bla.bla..ÔI ! chả có ai uớc mình phải dùng thuốc ung thư cả,mà nếu dùng thì đây ko xin,mà là từ quỹ của hàng triệu người dân,người ko có bệnh thì giúp người có bệnh..và những người đóng góp kia,họ ước rằng ko bao h phải sử dụng đến đồng tiền để đi chữa bệnh cả
Còn bao việc nan giải,do đó với những loại thuốc hơi mới như afatinib hay rất mới như AZD 9291 ( DÙNG CHO NGƯỜI BỊ KHÁNG SAU 1 THỜI GIAN DÙNG TARCEVA,IRESSA HAY CẢ AFATINIB ) thì việc đến tay người bệnh trong list BHYT chắc còn xa lắm
 

Phuongnhung

Xe máy
Biển số
OF-379133
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
96
Động cơ
245,660 Mã lực
Tuổi
39
Không có chống chỉ định về việc không có đột biết gen thì không dược dùng Tarceva. Hơn nữa, xét nghiệm đột biến gen vẫn có nhũng sai số nhất định. Do vậy, nếu các phương pháp hiện tại không có dấu hiệu là giúp người bệnh tốt hơn thì không có gì sai nếu cụ tìm một phương án khác thay thế.

Về chỉ định của Tarceva thì em copy nguyên văn nó như sau, phần nào cụ chưa hiểu rõ thì chúng ta cùng trao đổi:

Who is Tarceva for?
Tarceva is approved as a 1st-line treatment, maintenance treatment, and 2nd- or 3rd-line treatment for advanced-stage non-small cell lung cancer (NSCLC).
  1. Tarceva is prescribed as initial treatment for patients with NSCLC whose cancer has spread to other parts of the body and that has certain types of epidermal growth factor receptor (EGFR) mutations. (1st-line treatment)
  2. Tarceva is prescribed as maintenance treatment for advanced-stage NSCLC in patients whose cancer has not spread or grown after prior treatment with certain types of chemotherapy.
  3. Tarceva is prescribed as 2nd- or 3rd-line treatment for advanced-stage NSCLC in patients whose cancer has spread or grown after receiving at least one round of chemotherapy.
  4. Tarceva is not meant to be used at the same time as certain types of chemotherapy for advanced NSCLC.
  5. For initial treatment of patients with NSCLC whose cancer has spread to other parts of the body, it is not known if Tarceva is safe and effective in other EGFR mutations.
Vì nhà cụ chưa qua hóa trị, nếu EGFR+ thì vào nhóm số 1, phác đồ tốt nhất trên cả hóa trị; nếu xét nghiệm EGFR- thì sẽ vào nhóm thứ 5. Tạm hiểu như sau:

Đối với bệnh nhân K phổi không tế bào nhỏ đã di căn tới các bộ phận khác của cơ thể, sự an toàn cũng như hiệu quả chưa được biết tới khi sử dụng Tarceva như phương pháp điều trị đầu tiên đối với những bệnh nhân không có đột biến gen EGFR phù hợp (Exon19 và 21).
Có nghia là bố em vẫn phải xét nghiệm đột biến gen, nếu dương tính mới nên dùng kết hợp với phương án hiện tại (phương pháp bác sỹ Ba) phải không cụ?
 

phanchinghi

Xe buýt
Biển số
OF-365990
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
879
Động cơ
262,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
trợ giá thuốc là cách để thu hút BHYT thôi cụ à !ngay cái thuốc đích iressa vs tareva hiện h mà ung thư phổi đang dùng cũng suýt bị giảm ko còn trợ giá nhiều như trước ,thay vào đó là phải chi trả hơn 20 triệu mỗi tháng ...báo chí vào cuộc kịp thời thì còn giữ nguyên được kiểu chi trả cho những người dùng từ cuối 2014 trở về trước,còn những người từ 2015 đổ về sau này sẽ phải thanh toán theo mức mới,tức ít nhất 20 triệu mỗi tháng..
lần đó báo chí nhảy vô thì làm rõ ra được BHYT kết dư tới hàng chục nghìn tỷ ,vậy sao lại đi giảm chi trả BHYT ở loại thuốc bức thiết và nóng bỏng nhất thì có khác j tước đi mạng sống của họ???..và vẫn là câu trả lời muôn thuở,đã cân nhắc rất kỹ,có họp hội đồng chuyên gia rồi,làm thế là chuẩn rồi trong khi việc chi thu khối tiền BHYT khổng lồ do dân đóng đó hoàn toàn bí mật !
Vấn đề ở chỗ vai trò của họ chỉ là người sử dụng khoản tiền BHYT do dân đóng để mà chi trả sao cho hợp lý và làm người dân ko bức xúc,nhưng cách họ trả lời thì làm cho có cảm giác là họ đang ban ơn!và mình là người đi xin..mấy lần trục trặc vì tính "đãng trí bác học đại học chữ to" của tay bác sĩ điều trị về việc quên ko cấp thuốc,em có vào ngọt nhạt xin cấp dự phòng mấy viên để tuần sau quay lại vì bữa đó là cuối tuần thì được nghe nguyên 1 bài giảng nào là đây là thuốc đắt tiền,ko thể làm bừa,nhà anh còn được dùng chứ nhiều nhà còn ko được dùng ấy chứ..bla.bla..ÔI ! chả có ai uớc mình phải dùng thuốc ung thư cả,mà nếu dùng thì đây ko xin,mà là từ quỹ của hàng triệu người dân,người ko có bệnh thì giúp người có bệnh..và những người đóng góp kia,họ ước rằng ko bao h phải sử dụng đến đồng tiền để đi chữa bệnh cả
Còn bao việc nan giải,do đó với những loại thuốc hơi mới như afatinib hay rất mới như AZD 9291 ( DÙNG CHO NGƯỜI BỊ KHÁNG SAU 1 THỜI GIAN DÙNG TARCEVA,IRESSA HAY CẢ AFATINIB ) thì việc đến tay người bệnh trong list BHYT chắc còn xa lắm
Các bạn cho mình hỏi, có sự khác nhau giữa các hãng thuốc ở các bệnh viên khác nhau không?
Ví dụ: Hóa trị ở Singapore được chỉ định dùng P + C + Avastin ( là hãng thuốc của Mỹ)
Nhưng về Việt Nam cũng dùng các loại thuốc đó nhưng lại là hãng thuốc của Pháp, Anh,... không các bạn.
Có sự khác nhau giữa các cung cấp thuốc hóa trị không?
Có người nói: VN kém phát triển sử dụng thuốc gấy tác dụng phụ nhiều hơn khi sử dụng thuốc ngoại, điều này có chính xác không?

Còn thuốc đích có lần đã nghe cụ hacdaihung nói về dòng thuốc generic.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top