Có chuyện này em vừa mới biết nên muốn chia sẻ luôn ! số là hôm nay em gặp cô em gái quen biết,chuyện dông dài rồi chuyện về ung thư ! em ấy kể là Ông em ấy bị K phổi giai đoạn cuối,xuống viện K xạ trị nhưng yếu quá ko thở nổi nên Viện giả về...cả nhà đưa ông Cụ về quê,em gái đó cũng lọ mọ sang thăm Ông coi như nhìn mặt lần cuối !vậy mà có người hàng xóm sang khuyên bảo lấy lá đu đủ đực cho Ông uống xem tnao...cả nhà bảo nhau còn nước còn tát cho ko phải day dứt nên làm theo,kì lạ thay Ông uống vô được 1 tuần thì thở được rồi cứ dần dần hồi phục đi lại như thường,ko nằm liệt giường nữa..được 3 tháng cả nhà kéo nhau đưa Ông quay lại Viện K chụp thì chao ôi ! khối u lúc trước to như cái bát thì h teo bằng cái tí ( nguyên văn lời cô em gái em )...đến nay đã được 3 năm ! Ông cụ cậy có lá đu đủ nên bắn thuốc lào vs rít thuốc lá như xưa,ko ai bảo được !...Thật kì diệu các Bác ạ !..trước em đọc trên mạng thấy thì hi vọng thôi chứ qua câu chuyện của người em gái gần gũi này thì em tin chắc 100 % rồi ! NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT !...có 1 điều em muốn Bác hacdaihung và mọi người cho ý kiến là có nên phơi khô lá đu đủ ko bởi vì em đã hỏi kỹ thì em gái em nó bảo là cứ hái lá tươi rồi đun luôn ạ! đun luôn cả hoa đu đủ cũng được và phải là lá của cây đu đủ đực !Ông Trời có đức hiếu sinh !
Theo
hướng dẫn của Gs. Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Chủ nhiệm Khoa Da liễu, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, người đã hướng dẫn cách sử dụng lá đu đủ cho hơn 1,000 bệnh nhân ung thư thì cách làm như sau:
Cách sắc lá đu đủ
- Mỗi ngày lấy 4 - 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ)
- Lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1lít
- Để nguội cho vào tủ lạnh, uống thành 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia làm 3 lần lúc no (khi uống hâm nóng).
- Sau khi uống, uống thêm 1 - 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong.
- Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng.
- Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn.
Dùng lá đu đủ tươi sẽ có tác dụng mạnh nhất nhưng sẽ có thể làm bào mòn dạ dày
Theo em thì dùng lá đu đủ tươi là cách làm theo đúng phương pháp của thuốc Nam. Ở thuốc Nam ta luôn thấy mạo hiểm và đơn giản; thuốc Tây thì mạnh mẽ và khoa học còn thuốc Bắc thì nhẹ nhàng và phức tạp. Cách chọn lá bánh tẻ, lá tươi, dùng tay giật... là nhằm mục đích mủ của lá đu đủ không bị mất đi trong quá trình thu hái vì dược tính của bài thuốc nằm ở đó. Nhưng vì lo ngại những độc tính gây hại đến dạ dày như cụ [@emirichan;367595] nhắc đến nên một số hướng dẫn lại yêu cầu phải hong qua cho khô một chút để cho bớt độc tính và dễ uống hơn. Còn cách thức xấy thật khô như cụ [@vantruck;363930] nhắc tới theo em nghĩ là các thầy Đông y đã ảnh hưởng phong cách bào chế theo kiểu thuốc Bắc để giảm tối đa độc tố và dễ dàng bảo quản cũng như bốc thuốc cho bệnh nhân hơn.
Về thời gian đun và cô đặc theo tỉ lệ 2:1 như trên thì em nghĩ cũng được. Còn cô đặc theo tỉ lệ 10:1 như mợ [@tranthanhnhan11;365054] có tham khảo thì em nghĩ là theo cách thức nấu cao mất rồi, sẽ phải uống theo cách khác chứ không uống ực một cái được.
Tùy theo sức khỏe của bệnh nhân và sự tiện lợi trong sử dụng mà lựa chọn cách thức khác nhau. Dùng cô đặc, dùng tươi thì sẽ có tác động rất mạnh đối với cơ thể nhưng về lâu dài thì sẽ gây hại tới dạ dày. Khi dạ dày bị bào mòn, loét hoặc chảy máu trong thì coi như công trình điều trị ung thư của người bệnh buộc phải dừng lại. Mà điều trị ung thư là phải lâu dài, lá đu đủ có khi sẽ theo cả quãng đời còn lại của người bệnh, do vậy dùng lá đu đủ phải tính tới lâu bền, lúc nhiều, lúc ít tùy theo đáp ứng của cơ thể.
Các nghiên cứu về lá đu đủ thì không có nghiều chủ yếu là liên quan tới enzyme tiêu hóa có tên là Papain có trong lá, quả và cây đu đủ, còn về lá đu đủ trong điều trị ung thư thì em
chỉ tìm thấy tài liệu của Bs. Nam Dang tại trường đại học Florida và hiện tại vẫn ở dạng nghiên cứu chứ chưa được áp dụng thử nghiệm.
Bs. Nam Dang tại đại học Florida nghiên cứu về khả năng tăng cường tế bào miễn dịch T-Cell của lá đu đủ
Tuy nhiên, một điều dễ nhận ra là enzyme Papain có trong lá đu đủ có tác dụng làm mềm protein và do vậy có thể làm bung lớp vỏ fibrin của khối u giúp cho các loại thuốc hoặc miễn dịch có thể tiếp cận tới tế bào ung thư một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Đôi khi, mọi người hay nhầm lẫn giữa đu đủ ta và đu đủ Mĩ. Ở Mĩ người ta cũng gọi đu đủ là Papaya nhưng cũng gọi là Pawpaw. Nhưng để phân biệt rõ ràng thì đu đủ ta có tên khoa học là Carica papaya, còn đu đủ Mĩ là một cây thân gỗ có tên thường gọi là Pawpaw. Pawpaw cũng được sử dụng trong điều trị ung thư bởi hoạt chất Acetogenin có khả năng
ức chế khối u phát triển thông qua con đường HIF-1/VEGF; hoạt chất này cũng có trong mãng cầu xiêm (graviola). Như vậy, viên thuốc Pawpaw Cell Reg nhà cụ Vantruck sử dụng không phải là đu đủ ta và nó điều trị ung thư theo một cách khác.
Đu đủ ta (Papaya) có hoạt chất Papain còn đu đủ Mĩ (Pawpaw) thì có hoạt chất Acetogenin
Khi chúng ta nghe ai đó nói rằng chỉ uống lá đu đủ thì họ cũng khỏi được ung thư thì ta cũng chỉ nên tham khảo như vậy và nghiên cứu áp dụng. Nhiều người có khi họ dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng khi lăng-xê một loại thuốc nào đó thì họ chỉ nhấn mạnh có như vậy. Bệnh ung thư của mỗi bệnh nhân là duy nhất, chỉ có tương đồng ít hay nhiều chứ không có ai giống hoàn toàn. Sự khác biệt về thể trạng, tuổi tác, lối sống, tinh thần, ăn uống... đều ảnh hưởng tới hiệu quả chữa trị.
Các nghiên cứu dù có hấp dẫn đến mấy mà chưa từng qua các cuộc thử nghiệm y tế một cách khách quan thì cũng chưa thể giúp chúng ta tin tưởng là nó thể chữa được ung thư. Do vậy, em cũng chỉ nghĩ rằng, lá đu đủ có tác dụng làm mềm lớp vỏ của khối u, giúp cho thuốc hoặc miễn dịch của cơ thể có thể tấn công. Bẻ một bó đũa thì khó chứ bẻ từng chiếc đũa chắc không phải là một vấn đề. Như vậy là lá đu đủ mặc dù rất đơn giản nhưng công trạng quá lớn rồi; nó đơn giản và rẻ tiền như oxy vậy.
Màng fibrin có tác dụng là giúp hàn gắn vết thương nhưng đối với ung thư nó là một cản trở cho việc điều trị.
Trong 15 chìa khóa để tiêu diệt ung thư một cách tự nhiên thì việc phá vỡ màng fibrin này là mục tiêu số 1. Em xin liệt kê lại 15 chìa khóa của bài viết trên như dưới đây nhưng em xin xắp xếp lại theo cách hiểu của em.
Hoà hoãn
- Phá vỡ lớp màng fibrin của ung thư
- Dập các yếu tố tăng trưởng khối u
- Ngăn chặn hình thành mạch máu nuôi khối u
- Bỏ đói tế bào ung thư
-
Chuẩn bị
- Thải độc cơ thể
- Cân bằng dinh dưỡng
- Tạo một môi trường kiềm cho cơ thể
- Tăng cường hấp thụ oxy của tế bào
-
Tấn công
- Trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm hại cơ thể
- Tăng cường khả năng nhận diện tế bào ung thư của hệ miễn dịch
-
Phòng ngự
- Khôi phục hư hại do gốc tự do
- Loại bỏ những viêm nhiễm mãn tính
- Tiêu diệt có chọn lọc glutahione nội bào
- Trung hòa hoạt động gen
- Cân bằng hóc-môn của cơ thể
15 chìa khóa này chỉ là lý thuyết, nhưng nó sẽ là định hướng quan trọng cho những bệnh nhân mong muốn tự chữa khỏi căn bệnh nan y này với cơ hội nhiều nhất. Tương ứng với mỗi chìa khóa, bệnh nhân phải hiểu được mục đích, tầm quan trọng, phương pháp và sắp đặt thực hiện theo một trình tự phù hợp.
---///---
Còn trong trường hợp nhà em, em đã đưa thông tin về lá đu đủ tới bà nhà em ngay từ ngày mới chẩn đoán. Gì chứ một loại lá vườn nhà, dễ làm, dễ sử dụng mà có tác dụng tốt như vậy thì không có lý do gì để từ chối cả.
Lúc đó bà nhà em có nói là trước bà đi khám bị sỏi thận, không rõ nghe ai mách về cũng uống lá đu đủ mà thời gian sau đi khám lại thì không còn sỏi nữa. Ông nhà em lại thêm vào, đu đủ thì ông biết rồi, ngày xưa ông hay gọt đu đủ xanh làm dưa nộm. Mỗi lần gọt xong thì tay ông như cảm giác bị mỏng đi.
Còn em thì cũng chưa sỏi thận hay cũng chả gọt đu đủ xanh bao giờ, thỉnh thoảng em hay ăn canh xương hầm đu đủ thì ngon và ngọt biết mấy. Đu đủ xanh làm thịt ở xương mềm ra ăn thật tuyệt.
---///---
Cách làm của nhà em thì cũng giống như Bs. Nguyễn Xuân Hiền hướng dẫn. Nhưng để cho bớt độc, nhà em phơi 1 nắng mùa mát và nửa nắng mùa này để cho nó hơi khô đi là được. Đun thì cũng cô đặc theo tỉ 2 lấy 1. Trước thì bà nhà em uống 2 cốc một ngày nhưng gần đây uống 1 cốc một ngày và thi thoảng nghỉ.