Trước khi trả lời câu hỏi của cụ
hacdaihung em muốn nói đến phương pháp mà em đã tin và áp dụng khi bố em phát hiện ra bệnh
Lúc Bố em phát hiện ra bệnh em tâm trạng rối bời, lo âu, căng thẳng, lúc đó em không có nhiều nguồn thông tin và biết nhiều phương pháp toàn diện như các bác đang trao đổi ở đây, không hiểu liệu pháp thay thế là gì, có những phương pháp nào và những ai đã áp dụng thành công lúc đấy chỉ biết có 2 trường phái là tây y ( phẫu thuật, truyền hoá chất, tia xạ) và đông y( thuốc nam thuốc bắc), em chỉ tin vào những thứ có cơ sở khoa học rõ ràng những thứ mà mù mờ kiểu ăn may thì em không tin nên lúc đấy em quyết định theo tây y. May mắn thay em có đọc được thông tin về David Servan – Schreiber tác giả quyển sách
http://www.vinabook.com/phong-chong-ung-thu--p51380.html là bác sĩ chuyên khoa não và cũng bị mắc ung thư não ông đã kết hợp tây y và thay đổi lối sống dựa trên 1 số nguyên tắc rất khoa học: cách ăn uống chống ung thư, tập luyện, giữ tinh thần vui vẻ tích cực, nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm, ngăn hình thành mạch máu mới.
Mãi đến khi kết thúc hết hóa chất ( khoảng 3 tháng) em mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp điều trị thay thế, lúc đấy mới đọc sách của Bill Handerson và TyBollinger và thu được 1 số kinh nghiệm mà em hay chia sẻ với các bác ở đây, nên lúc này biết nhiều hơn về các phương pháp điều trị không độc hại.
Em xin phép trả lời 1 số câu hỏi của cụ
Loại K dạ dày nhà cụ là chuẩn gì và giai đoạn mấy ạ?
Lúc nhà cụ được chẩn đoán như vậy bác sĩ tiên lượng như thế nào ạ?
-
Cụ nhà em bị ung thư dạ dày dạng biểu mô tế bào nhẫn, lúc phát hiện ra cụ nhà em vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, do đang làm việc nên cũng hay phải uống rượu, bia, nói chung là không có biểu hiện đau dạ dày hay mệt mỏi gì, chỉ duy nhất có biểu hiện đi ngoài phân đen, nên nghi ngời mới đi khám thì phát hiện ra, bác sĩ chỉ nói chung chung là phải cắt 4/5 dạ dày và truyền hóa chất , còn giai đoạn mấy hay di căn hay không thì phải mổ ra mới biết không nói trước được
Điều gì đã khiến cụ quyết định thực hiện hai phương pháp mạnh tay nhất là cắt 3/4 dạ dày và 6 vòng hóa trị (em không thấy nói có di căn hay không)?
-Em có tham khảo ý kiến của 1 vài bác sỹ và em cũng nghiên cứu 1 số tài liệu thì phẫu thuật vẫn là ưu tiên số 1 nếu có thể, và em đã biết nhiều người bị loét thủng dạ dày cắt 3/4 dạ dày mà vẫn sống khỏe nên em nghĩ cắt dạ dày sẽ có nhiều bất lợi nhưng xem xét giữa được và mất trong cuộc chiến chống ung thư thì nó là giải pháp tốt nhất. Trường hợp của cụ nhà em chưa di căn, trong cái rủi có cái may là phát hiện sớm giai đoạn 2. Sau mổ thì các bác sĩ chỉ định truyền hóa chất, em bị ảnh hưởng bởi David servan ông ấy trải qua phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, và phối hợp một số biện pháp khác ông ấy vẫn sống được hơn 30 năm, tuy biết là truyền hóa chất rất độc hại nhưng cụ nhà em lúc đấy vẫn còn đủ sức chịu đựng, nên quyết định truyền hóa chất.
Cụ có dự phòng là trong khi mổ mà phát hiện di căn thì phải làm sao không?
Em chỉ cầu trời mong điều tốt đẹp sẽ đến thôi, và áp dụng theo các biện pháp mà David servan đã làm thôi, chứ cũng không biết phải làm sao.
Trong thời điểm sau phẫu thuật và trong hóa trị cụ đã sử dụng những loại thuốc gì để hỗ trợ?
Sau phẫu thuật: Beta glucan transfer point, đông trùng hạ thảo, yến sào, sâm ngọc linh
Trong hóa trị: Beta glucan transfer point, Fucoidan của Nhật, Đông trùng hạ thảo, yến sào, sâm ngọc linh, Curcumin, Nấm linh chi, tảo Spirulina
Cụ có gặp những sai sót hay thử thách gì sau đợt điều trị như trên hay không?
Sai sót có lẽ là em đã quyết định truyền hóa chất, vì trong khi truyền hóa chất cụ nhà em gặp rất nhiều mệt mỏi, kinh khủng hơn so với phẫu thuật, phẫu thuật chỉ nằm viện 1 tuần sau đó về nhà 1 tháng là đã ổn định.
Có khi nào cụ tự hỏi nếu quyết định lại, mình sẽ làm khác đi hay không (là không phẫu thuật hay hóa trị)?
Nếu quyết định lại em vẫn sẽ phẫu thuật và không truyền hóa chất mà sẽ áp dụng các liệu pháp thay thể để bổ sung phòng chống tái phát sau phẫu thuật. Vì theo con số thống kê ung thư dạ dày ít đáp ứng với hóa chất, giữa bệnh nhân truyền hóa chất và không truyền hóa chất không có sự khác biệt đáng kể. Ngoài ra hóa chất gây ra nhiều phản ứng phụ nôn nao, mất vị giác, tiêu chảy, tê buồn chân tay, rụng tóc, mệt mỏi suốt ngày, giảm hồng cầu, bạch cầu, nói chung suy giảm chất lượng cuộc sống.
Khi phải cắt dạ dày, khó khăn gặp phải trong ăn uống là gì? Cụ làm gì để khắc phục nó?
Sau khi cắt mất cảm giác no hay đói, do thần kinh chưa quen, phải một thời gian mới quen. Phải ăn thức ăn lỏng, mềm chia thành nhiều bữa, lúc này hàm răng phải đảm nhiệm vai trò nghiền thức ăn của dạ dày nên phải nhai kỹ và chăm sóc răng tốt để răng có thể thay thế vai trò nghiền thức ăn của dạ dày. Khi cắt dạ dày bị mắc triệu chứng dumping hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi buồn nôn do thức ăn chưa được tiêu hóa đổ vào ruột non quá nhanh, để hạn chế triệu chứng này thì không uống trong khi ăn, ăn chậm và nhai kỹ, ngồi thẳng lưng trong khi ăn. Khi cắt dạ dày, thì tiêu hóa thức ăn sẽ kém, và cơ thể thiếu B12, do tiêu hóa kém nên cơ thể sẽ có thể thiếu vitamin, khoáng chất, nên xem xét bổ sung Vitamin tổng hợp và enzym, probiotic hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cụ có lời khuyên nào cho các cụ có người nhà bị K dạ dày như nhà cụ không?
Nếu có thể phẫu thuật vẫn là ưu tiên số 1 trong điều trị.
Sau phẫu thuật thì vẫn còn đủ thời gian để áp dụng các biện pháp khác.Ung thư dạ dày nói chung được coi là ít nguy hiểm hơn so với một số loại ung thư khác, nên nếu quyết định đúng vẫn còn đủ thời gian và cơ hội để chiến thắng bệnh tật rất cao. Cuộc chiến chống ung thư là cuộc chiên suốt đời, phải nâng cao cảnh giác, nếu mất cảnh giác bệnh sẽ quay trở lại, không nên nghĩ là mình đã khỏi rồi hay là hết 5 năm là khỏi rồi, 5 năm không có ý nghĩa gì cả mà phải là chiến thắng suốt đời