Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Về vấn đề uống thời điểm nào tốt nhất Bác có thể tham khảo bài trước của Bác hacdaihung,Bác ý nói rất cụ thể và đều có dẫn chứng kèm lập luận phân tích tỉ mỉ ! em thì hiện h đang cho Mẹ uống vào lúc ngủ trưa dậy tầm 2h !..Mẹ em hiện h đáp ứng thuốc tốt Bác ạ !kết quả khám định kỳ sau 4 tháng đầu thì hình ảnh lâm sàng của não đã hoàn toàn bình thường,khối u di căn não đã tan biến hết...còn khối u nguyên phát ở phổi chụp X quang đã ko thấy nữa,qua CT chụp thì thấy còn đốm nhỏ và đã phôi hóa Bác ạ !..điều đặc biệt là Mẹ em dùng iressa ko bị 1 tẹo phản ứng phụ nào hết Bác ạ !( điều này khi em hỏi Bác sĩ thì họ lười ko nói cho e bít nguyên nhân mà chỉ bảo là họ cũng ko biết,sau đó e được Bác hacdaihung tư vấn kèm trích dẫn ở các diễn đàn nước ngoài thì nguyên nhân có thể là cơ thể Mẹ em còn đáp ứng được liều lượng thuốc iressa cao hơn thế !).....các ca lâm sàng về hiệu quả của thuốc Bác có thể tìm thấy trên trang ungthubachmai.com.vn hoặc Bác tìm đọc các bài trước của Bác hacdaihung,các bài đó lược dẫn ở các diễn đàn nước ngoài ,có ca dùng thuốc đích mà được 10 năm đó Bác ạ ! ..mọi người cùng cố gắng và chia sẻ để làm lên điều tốt nhất có thể trong hoàn cảnh này vậy..à mà quên ! sao người nhà Bác được nhận một lúc 30 viên ạ ?em tưởng quy định mới của viện là từ 2015 là chỉ được 15 viên một đợt ! hay là ở K2 Mẹ em mới có quy định này ! nếu vậy thì bệnh nhân ở K3 đỡ vất vả hơn,chứ cứ 2 tuần một lên lấy thuốc như K2 thì mệt chết
Chà kết quả rất tuyệt vời, xin chúc mừng cụ nhé! Thường ở nước ngoài, sau 6 tháng được như vậy đã là thần kỳ lắm rồi, huống gì tình huống của nhà cụ tuy hiểm nghèo nhưng có hiệu quả chỉ sau 4 tháng điều trị.

Mặc dù vậy cụ vẫn phải giữ cảnh giác tuyệt đối để bảo toàn thành quả nhé. Vì bà cụ trải qua một thời gian điều trị bằng xạ trị nên phải đề phòng tác dụng phụ của nó. Thông thường nó có thể xảy ra từ 1 - 4 tháng sau đợt điều trị cuối cùng. Sử dụng các loại chất chống oxy hóa mạnh là liệu pháp hiệu quả nhất. Thực dưỡng và vận động đều đặn cũng góp phần giảm nhẹ hoặc tránh khỏi nguy cơ này.
 

k1tumy

Xe đạp
Biển số
OF-195928
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10
Động cơ
326,548 Mã lực
Bác @hacdaihung ơi tôi muốn liên hệ với bác nhưng tôi không gửi thư cho bác được. Phiền bác inbox cho xin số điện thoại được không ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
998
Động cơ
266,339 Mã lực
Chà kết quả rất tuyệt vời, xin chúc mừng cụ nhé! Thường ở nước ngoài, sau 6 tháng được như vậy đã là thần kỳ lắm rồi, huống gì tình huống của nhà cụ tuy hiểm nghèo nhưng có hiệu quả chỉ sau 4 tháng điều trị.

Mặc dù vậy cụ vẫn phải giữ cảnh giác tuyệt đối để bảo toàn thành quả nhé. Vì bà cụ trải qua một thời gian điều trị bằng xạ trị nên phải đề phòng tác dụng phụ của nó. Thông thường nó có thể xảy ra từ 1 - 4 tháng sau đợt điều trị cuối cùng. Sử dụng các loại chất chống oxy hóa mạnh là liệu pháp hiệu quả nhất. Thực dưỡng và vận động đều đặn cũng góp phần giảm nhẹ hoặc tránh khỏi nguy cơ này.
vâng ! em cám ơn Bác nhiều ạ ! Mẹ em thì mắc bệnh dạ dày và 1 năm trước khi bị chấn đoán k phổi thì ở nhà cụ đã có thói quen uống 1 cốc bột tinh nghệ ( Mẹ em mua ở hiệu thuốc Bắc )vào buổi sáng sớm !Mẹ em đến h vẫn duy trì thói quen này vì theo lời Cụ nếu ko uống thì cả hum đó rạo rực ở dạ dày,ăn uống vào bị ợ và khó chịu bụng !...khi biết k phổi thì em cho Mẹ uống thêm nước đun từ cây xả thay nước uống hằng ngày ( cả nhà em h toàn uống nước xả thay nước trắng,cả em cũng vậy ),uống prosure ngày 3 cốc và nghệ curmargold nano của việt nam 4 viên/ngày duy trì đến nay!....thời gian Mẹ nằm viện để xạ trị não và phổi thì em cho Mẹ uống đông trùng hạ thảo ,cái đông trùng hạ thảo này phải nói là thực sự tốt trong việc giúp đỡ bệnh nhân hồi phục thể lực trong quá trình điều trị !
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
vâng ! em cám ơn Bác nhiều ạ ! Mẹ em thì mắc bệnh dạ dày và 1 năm trước khi bị chấn đoán k phổi thì ở nhà cụ đã có thói quen uống 1 cốc bột tinh nghệ ( Mẹ em mua ở hiệu thuốc Bắc )vào buổi sáng sớm !Mẹ em đến h vẫn duy trì thói quen này vì theo lời Cụ nếu ko uống thì cả hum đó rạo rực ở dạ dày,ăn uống vào bị ợ và khó chịu bụng !...khi biết k phổi thì em cho Mẹ uống thêm nước đun từ cây xả thay nước uống hằng ngày ( cả nhà em h toàn uống nước xả thay nước trắng,cả em cũng vậy ),uống prosure ngày 3 cốc và nghệ curmargold nano của việt nam 4 viên/ngày duy trì đến nay!....thời gian Mẹ nằm viện để xạ trị não và phổi thì em cho Mẹ uống đông trùng hạ thảo ,cái đông trùng hạ thảo này phải nói là thực sự tốt trong việc giúp đỡ bệnh nhân hồi phục thể lực trong quá trình điều trị !
Cụ ơi, như cụ mô tả thì bà cụ hay bị dịch vị dạ dày trào ngược thực quản phải không cụ? Nếu đúng như vậy thì giải quyết vấn đề dạ dày quan trọng không kém gì K cả. Cụ đã nghe acid dạ dày có thể phân hủy cả kim loại kẽm chưa? Bột nghệ mà bà cụ uống buổi sáng có thể có tác dụng làm trung hòa acid của dịch vị ở dạ dày làm cho dễ chịu hơn.

Bình thường bà nhà em cũng uống nghệ nano nhưng thời điểm đau dạ dày em cho uống bổ sung nghệ 95% và mật ong nữa (khoảng 1 tuần). Nhưng bệnh dạ dày của nhà em lại giống như là viêm loét dạ dày chứ không bị ợ chua hay đầy hơi.

Nhưng có một mâu thuẫn ở đây là loại thuốc mà bà cụ uống lại hấp thụ rất tốt trong môi trường dạ dày giàu acid. Do vậy nhà sản xuất khuyên bệnh nhân uống thuốc đích vào lúc đói (dạ dày trống rỗng) là vì khi đó môi trường dạ dày giàu acid hơn pH.

Em cũng đề phòng bệnh liên quan tới dạ dày nên luôn nhắc cụ ăn nhiều bữa nhỏ, nhai thật kỹ và ăn những loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa như rau, củ, quả để giảm tải cho dạ dày.

Nhà cụ cũng giống nhà em, từ ngày bà nhà em bị bệnh cả nhà ăn uống theo phong cách thanh đạm luôn, uống nước thì pha thêm ít linh chi của bà cụ. Vừa là sợ rồi nên phải đề phòng, vừa là đồng hành, chia sẻ cùng người bệnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

kicu

Xì hơi lốp
Biển số
OF-44154
Ngày cấp bằng
22/8/09
Số km
32
Động cơ
464,220 Mã lực
@Bác hacdaihung. Bác cho em xin số ĐT với ạ, em Inbox Bác rồi. Em cám ơn Bác
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Bác @hacdaihung ơi tôi muốn liên hệ với bác nhưng tôi không gửi thư cho bác được. Phiền bác inbox cho xin số điện thoại được không ạ?
Em đã gửi tin cho cụ rồi, em không hay dùng điện thoại, cụ cứ post lên đây hoặc inbox, em sẽ trả lời nhanh nếu đươc.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Bố mh đã đỡ ho và sốt rồi bạn a, mh định ngày mai dùng nửa liều và dùng thêm 2 ngày nữa thôi cho hết hẳn viêm rồi lại tập trung tăng cường miễn dịch các bạn a. Chiều nay, chị bạn có bố chiến đấu cùng đợt báo tin bố c ấy vừa ra đi, mh lại thấy hoảng quá. Cầu trời cho tất cả chúng mh đc chiến đấu lâu dài với căn bệnh quái ác này.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Bạn có thể lên thực đơn ug thuốc của mẹ bạn hiện tại đc ko để mh ngcuu xem con thiếu gì nữa ko
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Bố mh đã đỡ ho và sốt rồi bạn a, mh định ngày mai dùng nửa liều và dùng thêm 2 ngày nữa thôi cho hết hẳn viêm rồi lại tập trung tăng cường miễn dịch các bạn a. Chiều nay, chị bạn có bố chiến đấu cùng đợt báo tin bố c ấy vừa ra đi, mh lại thấy hoảng quá. Cầu trời cho tất cả chúng mh đc chiến đấu lâu dài với căn bệnh quái ác này.
Có thể mợ thấy em cảnh báo về suy giảm miễn dịch của Prednisone nhiều quá nên mợ chỉ dùng cầm chừng thôi phải không? Nguyên tắc em tự đề ra cho em khi cung cấp các thông tin về thuốc Tây, thuốc kê đơn là phải nhấn mạnh vào tác dụng phụ cũng như tương tác thuốc để nếu ai có theo thông tin đó mà sử dụng thì sẽ có mức độ an toàn tối đa.

Nếu so prednisone với 2 loại thuốc trước mợ đang dùng là Teprin Codein thì prednisone tác dụng phụ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, nhiều.

Teprin thì bị cấm ở Mĩ khoảng 10 năm trước đây, còn Codein thì có thể gây suy hô hấp nặng và có thể dẫn tới tử vong rất nhanh chóng. Như trong trường hợp cô bé chỗ văn phòng em nếu không có người phát hiện buổi sáng hôm đó thì giờ không biết ra sao. Bác sĩ có cảnh báo mợ về điều tác dụng phụ hoặc các triệu chứng mẫn cảm hay không? Nếu không, em cũng đoán được mục đích của bác sĩ là giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng, giảm đau, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh thôi.

Prednisone giống như hoocmon cortisol tiết ra ở tuyến thượng thận nhằm làm giảm căng thẳng cho cơ thể và cải thiện lượng đường trong máu thấp. Cơ chế giảm căng thẳng cho cơ thể chính là hạn chế sự hoạt động của hệ miễn dịch đối với những tổn thương trong cơ thể. Những trường hợp phản ứng quá mức cần thiết của hệ miễn dịch đối với các tổn thương như khi cấy ghép nội tạng, ung thư hạch hay tác dụng phụ của xạ trị mà em biết tới là phải dùng thuốc này để cân bằng rối loạn.

Vì ức chế miễn dịch thuốc sẽ không phù hợp với những người đang bị các bệnh như nhiễm nấm, vi khuẩn, virus hoặc tiểu đường nặng vì nó sẽ làm tăng nặng các bệnh này. Nhưng nếu không có các bệnh đó ta có thể vẫn sử dụng thuốc và phòng tránh được, nếu không tránh được, bác sĩ bổ sung kháng sinh đặc hiệu khác. Do vậy tác dụng phụ của liệu pháp này tối đa chỉ là một đợt ốm, so với hậu quả của xơ phổi thì nhẹ hơn rất nhiều.

Khi chữa bệnh nan y ta không thể cầu toàn và trông chờ vào điều thần kỳ. Trong ung thư vì cứu lấy cơ thể người ta phải cắt bỏ có khi cả lá phổi; phải dùng hóa chất để làm đầu độc tế bào, suy kiệt cơ thể; phải xạ trị liều cao nhất có thể thì hiệu quả càng cao; phải hạn chế cung cấp dinh dưỡng mà khối u thích mà thực tế phần nhiều các tế bào thường cũng thích như đường và chất béo; kể cả thảo dược cũng nguy hiểm chứ không phải vô hại (bài tới em sẽ nói về vấn đề này). Do vậy không thể muốn khỏi bệnh mà không cần phải mạo hiểm, rủi ro được. Em thì chỉ chọn mạo hiểm và rủi ro nào có kiểm soát được và có cơ sở khoa học nhất; em luôn ưu tiên xử lý cái cấp tính hơn cái mãn tính; ưu tiên xử lý gốc vấn đề hơn là triệu chứng.

Em không biết là miễn dịch có thể giúp cơ thể chống được K bao nhiêu phần trăm (bởi vì mình còn dùng rất nhiều loại thuốc chống K khác cơ mà), nhưng theo các chỉ dẫn của Tây y hiện đại và theo triệu chứng mà mợ mô tả thì việc xơ phổi đang tiến triển khá nhanh, sau 18 tháng kể từ đợt xạ trị cuối cùng sẽ không còn cơ hội chữa nữa. Nếu không chữa theo đúng phác đồ thì chỉ còn 2 phương pháp cuối cùng là thở oxy hoặc thay phổi (lung transplant).

Như em tham khảo từ nhiều nguồn từ trong nước đến ngoài nước, từ bệnh nhân đang sử dụng thuốc đến các bác sĩ trực tiếp chữa bệnh, từ ý kiến của chuyên gia y tế hàng đầu đến trang thông tin chính thức của tổ chức K Mĩ thì phác đồ điển hình dùng thuốc chống viêm không đặc hiệu này cho xơ phổi là từ 2 - 4 tuần liều 40mg ~ 60mg (tùy theo cân nặng và tình trạng sức khỏe) sau đó giảm dần liều dùng nhiều tháng sau đó. Mục đích giảm liều dùng dần dần mà không đột ngột là để cho tuyến thượng thận dần hồi phục chức năng tiết ra cortisol. Nếu dừng sớm hoặc đột ngột sẽ không có hiệu quả, nhờn thuốc hoặc rối loạn chức năng.
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Các bác nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về ung thư có thể xem trên trang này.
http://www.****.com/
Trang này là trang do một Chú tự xây dựng trên cơ sở các tài liệu, thông tin thu thập được trên thế giới và đánh giá khách quan trên kinh nghiệm của bản thân. Nếu rảnh, các bạn có thể điện thoại để gặp tác giả trang web để được trao đổi và tư vấn thêm nhé.
Em xem rồi, thông tin cũng bổ ích đấy ạ nhưng nếu gặp chú ấy để hỏi tư vấn thì chú sẽ bán cho một đống TPCN để dùng.=))

Thông tin của người bán thuốc không phải là không tốt nhưng thường cường điệu hóa hiệu quả sản phẩm của mình bán và hạ thấp hiệu quả sản phẩm của đối thủ dẫn tới thông tin bị méo mó. Em cũng hay tham khảo thông tin của các anh bán thuốc nhưng không lấy đó làm cơ sở chính để áp dụng. Sau vụ nọc bọ cạp Cuba và Fucoidan là em đã cảnh giác nhiều hơn rồi.

Kể cả các nghiên cứu hoặc thử nghiệm y tế do công ty sản xuất thuốc tài trợ cũng chưa hoàn toàn đáng tin cậy. Vì nhà sản xuất hoàn toàn biết cách sắp xếp thử nghiệm mang tính có lợi cho sản phẩm của họ từ việc lựa chọn bệnh nhân đến lựa chọn liều điều trị, thuốc bổ trợ. Các thử nghiệm y tế có tính khách quan cao nhất là Random, Blinded với Placebo do bên độc lập tiến hành, có nghĩa là bệnh nhân sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên (random); không được cho biết là mình uống thuốc gì (blinded) và so sánh với nhóm giả dược (placebo - nhóm dùng thuốc không có dược tính). Như vậy, sẽ loại bỏ được yếu tố làm sai lệch kết quả như thiên vị, tâm lý giả dược, tác động thuốc bổ trợ và do mục đích riêng.

Tất cả các loại thuốc FDA chấp thuận đều phải theo phương thức thử nghiệm y tế như vậy và không những vậy phải qua nhiều bước thử nghiệm như sau:

  • Phase 1: đánh giá mức độ an toàn
    -
  • Phase 2: đánh giá liệu thuốc có tác dụng hay không
    -
  • Phase 3: đánh giá mức độ hiệu quả của thuốc khi so sánh với các loại thuốc đang sử dụng có hiệu quả hiện tại qua các thử nghiệm y tế như em nói ở trên -> Sau bước này, thuốc sẽ được FDA chấp thuận cho sử dụng, bán và chỉ định các loại bệnh được kê đơn.
    -
  • Phase 4: kể cả đã được cho phép bán, FDA vẫn tiếp tục đánh giá thuốc dựa trên việc sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác và các yếu tố ảnh hưởng khác của thuốc. FDA có thể thay đổi chỉ định thuốc hoặc rút chấp thuận tùy theo từng trường hợp.
Chính vì quy định nghiêm ngặt này nên thuốc đặc trị ung thư đắt đỏ và ít có nhiều tiến bộ là vậy. Một loại thuốc kể từ khi được đánh giá là có tác dụng thì phải trải qua nhiều năm có khi từ 10 ~ 15 năm mới được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, em luôn lấy các thử nghiệm y tế này là cơ sở cao nhất để đánh giá hiệu quả của một loại thuốc.

Một nhược điểm của các thông tin từ thử nghiệm y tế là ta thường không hài lòng về kết quả của nó. Do vậy, nhiều người dễ dàng chuyển sang dùng các loại thuốc chưa qua thử nghiệm với những lời quảng cáo mật ngọt. Các cụ nên lưu ý, có sự khác biệt rất lớn là các kết quả thử nghiệm y tế là các kết quả tồi nhất mà thuốc có thể đạt được còn kết quả của anh bán TPCN là kết quả tốt nhất mà thuốc đó mang lại.

Ví dụ các ông lang băm thường quảng cáo trường hợp này, trường hợp kia khỏi bệnh. Nhưng các ông ấy có bao giờ thống kê đâu, có ông vớ được bài thuốc chữa ung thư của người dân tộc thế là về bốc thuốc cho hơn cả chục nghìn người nhưng kể ra thì chỉ có vài chục trường hợp có hiệu quả (có khi chưa được 1%) vậy mà lại lấy đó làm PR.

Còn Tây y, nếu họ nói bệnh nhân chỉ sống được 9 tháng, thì có nghĩa là đây là thời gian gần như tối thiểu mà họ có thể làm được. Bởi vì nó dựa trên tỉ lệ gần như chắc chắn với việc sử dụng riêng một phác đồ vài ba loại thuốc hóa trị đó. Nhưng nếu bệnh nhân sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc sau khi kết thúc điều trị ở bệnh viện và có thời gian sống lâu hơn thì FDA không cho phép họ đưa thông tin đó vào trong hiệu quả của thuốc. Ví dụ như thuốc Tarceva, thời gian hiệu quả của thuốc giữ cho bệnh không tiến triển là 10.5 tháng, nhưng em thấy rất nhiều, rất nhiều trường hợp vượt qua mốc này; nhưng dù gần như ít nhất nếu sử dụng một mình thuốc đó thì ta cũng có khoảng đó, hoặc khoảng thấp hơn một chút thời gian bệnh không tiến triển.

Nhưng nói vậy không phải là chê thảo dược và khen thuốc tây, nhược điểm của thuốc tây là làm cho người ta sợ hãi khi nghĩ về thống kê còn thảo dược làm cho người ta tin vào điều thần kỳ. Ít nhất, thảo dược hơn hẳn thuốc tây ở yếu tố tâm lý và/ hoặc giá cả.

Cũng có nhiều cụ lập luận rằng, cái cây này, con này người ta mới tìm ra tác dụng của nó chữa ung thư vậy là cũng không ngại mất công, tốn của đem về dùng. Các cụ ạ, doanh số thuốc từ thảo dược của Mĩ là khoảng 36 tỉ đô-la một năm, đó là một nguồn lợi, nguồn động lực to lớn cho các công ty sản xuất và kinh doanh thuốc. Gần như tất cả các loại cây cỏ có tác dụng chữa bệnh mà chúng ta đã biết hoặc chưa biết họ cũng đưa hết vào phòng thí nghiệm để chiết xuất rồi; cũng hàng tỉ con chuột bạch cũng đã bị tiêm tế bào ung thư để thử nghiệm rồi. Gần như tất cả các loại thuốc Đông dược đều được người Mĩ đem ra để nghiên cứu và thử nghiệm. Hàng nghìn năm người Tàu và hàng trăm năm người Pháp cũng đã đem hết các loại cây cỏ thảo dược ở nước ta để đem đi nghiên cứu thử nghiệm rồi. Nếu đơn lẻ một loại thảo dược mà chữa được ung thư thì giờ đã trở thành thuốc rồi. Chúng ta chỉ hy vọng rằng việc kết hợp các loại thảo dược với nhau; sử dụng loại thảo dược với chiết xuất mạnh may ra mới hỗ trợ và điều trị cho ung thư thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: MOU

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Nói về thảo dược, đại bộ phận sẽ nghĩ nó là an toàn và bổ dưỡng. Các cụ có biết thuốc Paclitaxel, một loại thuốc độc bảng A, dùng trong hóa trị ung thư là làm từ cây thông đỏ hay không? Hay các thuốc đặc trị ung thư như Vinblastin (chữa K tinh hoàn, hạch, nhau, da đầu, mô thận, thần kinh, vú, tử cung, da...) hoặc Vincristin (chữa K ung thư máu, bạch cầu, biểu mô phổi, tử cung, thần kinh...) lại được chiết xuất từ cây dừa cạn hay không? Hay chiết xuất Acetogenine từ cây bình bát (một dạng cây liên quan đến mãng cầu xiêm?) để điều trị ung thư vú? Không có cái cây gì, con gì mà người ta không đem ra nghiên cứu và thử nghiệm với ung thư cả. Kể cả B-17 (hạt đào) kia mà có tác dụng thần dược chống ung thư thì giờ nó đã là thuốc đặc trị cả rồi các cụ ạ.

Em xin trích một bài viết rất hay nói về thảo dược và tương tác thuốc Tây do hai tác giả Ds. Nguyễn Ngọc Lan và Bs. Nguyễn Thượng Chánh để các cụ nâng cao mức độ cảnh giác khi kết hợp giữa TPCN với thuốc tây.



PHẢI CHĂNG THIÊN NHIÊN LÀ VÔ HẠI?

Ngày nay phong trào dùng thuốc thiên nhiên đang bành trướng mạnh mẽ khắp mọi nơi trên thế giới. Phải chăng đây là khuynh hướng trở về nguồn của con người? Tại Canada, trên 50% dân chúng sử dụng thuốc thiên nhiên (herbal medicines, produits naturels). Đây là những loại thuốc được làm từ thực vật, cây cỏ, từ các phần của động vật, côn trùng hoặc từ các loại khoáng chất, v.v…Thuốc thiên nhiên thường được sử dụng để bồi dưỡng sức khỏe, lọc thận, bổ gan, tẩy độc, tạo thêm sinh lực, trợ dương, tăng sức miễn dịch, phòng trị các bệnh thông thường như ho hen cảm cúm, viêm sưng đau nhức khớp xương hoặc để giúp làm tăng hay giảm cân. Đối với người Việt nam chúng ta, hiện tượng này không có gì mới lạ hết. Ngày xưa ở quê nhà, chúng ta cũng đã từng dùng thuốc thiên nhiên rồi. Đó là thuốc Bắc, thuốc Nam, thuốc Ta hay thuốc “Vườn”. Sau 75, danh từ thuốc Dân tộc đã được dùng để chỉ những loại thuốc được sản xuất và bào chế từ cây cỏ ở Vn...

Tại Canada, thuốc thiên nhiên được qui định và chi phối bởi luật Loi et Règlements sur les Aliments et Drogues của Bộ Y Tế Santé Canada. Phần lớn thuốc thiên nhiên được xếp vào trong nhóm thực phẩm bổ sung (supplément alimentaire) và có thể mua dễ dàng không cần toa bác sĩ trong các pharmacies, trong các chợ, trong tiệm Produits naturels, Health food stores hoặc mua qua ngõ bưu điện và Internet…Viết bài nầy, tác giả không có chủ tâm đánh giá thuốc thiên nhiên hay thuốc Tây. Thuốc nào cũng có cái hay cái dở, cái mạnh cái yếu của nó hết!..

Một nhận định sai lầm

Thường tình, ai cũng nghĩ rằng hễ thiên nhiên là vô hại. Các nhà khoa học Tây phương đã cho biết là có một số thuốc thiên nhiên kể cả các loại vitamines, nếu dùng không đúng cách vẫn có thể gây hại cho sức khỏe...Một vài loại thuốc có thể che lấp một cách tạm thời diễn biến thật sự của bệnh trạng và làm sai lạc kết quả các test của phòng thí nghiệm. Chúng cũng có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc Tây đến độ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Đôi khi thuốc thiên nhiên cũng có thể hóa giải, làm giảm hay làm mất tác dụng của một loại âu dược nào đó nếu được dùng chung với nhau. Tóm lại, tất cả các phản ứng bất lợi vừa nêu trên đều do sự tương tác (interaction) giữa các món thuốc với nhau mà ra thôi.

Một số thuốc thiên nhiên thông dụng tại hải ngoại

Cây nữ lang (Valeriana officinalis)

Giúp an thần, giảm lo âu bức rức, giảm stress, giảm suy nhược tinh thần, động kinh, giúp tập trung tư tưởng và ngủ ngon...Không nên sử dụng chung với các loại thuốc ngủ hay thuốc an thần (sédatifs) như barbituriques, benzodiazepines (Valium, Librium, Ativan). Cũng không nên uống chung với các thuốc thiên nhiên có tính an thần như Camomille, Kava và Millepertuis vì tính an thần sẽ bị gia tăng gấp bội, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mê man. Cùng một lý do vừa nêu, không nên uống Valeriane chung với rượu vì sẽ làm tăng tác dụng của alcool. Không nên uống chung cùng lúc với thuốc trị bệnh mất ngủ vì tác dụng của thuốc nầy sẽ tăng.

Cây hồ tiêu rễ (Kava-Kava/ Piper methysticum)

Trị lo âu, an thần...Không nên sử dụng chung với các loại thuốc barbituriques, benzodiazepines, thuốc trị suy nhược tinh thần và thuốc trị bệnh Parkinson. Kava có ảnh hưởng không tốt đối với các loại thuốc gây mê, như nó có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc mê Halothane, rất nguy hiểm khi giải phẫu. Không nên uống rượu lúc sử dụng thuốc Kava.

Cây cúc dại (Echinacea sp)

Trị cảm cúm, cảm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức miễn dịch...Không sử dụng Echinacée nếu đang xài các loại thuốc làm giảm sức miễn dịch (immunosuppresseur) như Cyclosporine sau khi được giải phẫu ghép bộ phận. Kỵ các loại thuốc corticostéroides (Prednisone, Decadron), các steroides anabolisants (Winstrol), Amiodarone (Cordarone), Methotrexate (Rheumatrex) và Ketocomazol (Nizoral). Phụ nữ đang mang thai không nên xài Echinacée. Những người nào đang mắc bệnh lao, hoặc các bệnh thuộc tự miễn (auto immune disease) như rheumathoid arthritis, systemic lupus erythomatosus cũng không nên sử dụng Echinacée. Chỉ nên uống trong vòng từ 7 đến 14 ngày mà thôi, không nên uống liên tục trong 8 tuần lễ.

Tỏi (Allium sativum, Garlic)

Trị cảm cúm, tiêu chảy, giúp làm giảm đường lượng trong máu, giảm cholesterol, giảm áp huyết, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch, ngừa các bệnh thuộc về tim, bổ gan và tăng cường sức miễn dịch…Thuốc tỏi có khuynh hướng làm máu loãng. Không nên xài thuốc tỏi cùng lúc với các thuốc kháng đông (anticoagulant) như Warfarin (Coumadin) hoặc với các thuốc có tính chống kết tụ tiểu cầu (antiplaquettaire) như Aspirine vì có nhiều nguy cơ bị xuất huyết. Đối với các thuốc trị bệnh tiểu đường thường được gọi là thuốc giảm đường lượng (hypoglycémiant), cũng không nên dùng chung với thuốc tỏi để tránh tình trạng đường huyết bị kéo xuống quá thấp.

Gừng (Gingembre, Ginger)

Dùng trong trường hợp muốn nôn mửa, say sóng (motion sickness) và ăn không ngon, mất đói...Gừng kéo dài thời gian chảy máu. Tránh dùng gừng chung với các loại thuốc làm loãng máu như Aspirine, Coumadin. Lạm dụng gừng có thể ảnh hưởng đến các thuốc trị bệnh tim và thuốc trị tiểu đường.

Cây cỏ thơm họ cúc (Camomille/ Tanacetum parthenium)

Trị tinh thần căng thẳng, nhức đầu, phong thấp, dị ứng, chóng mặt, đau bụng lúc hành kinh...Không nên uống Camomille chung với các thuốc kháng đông vì sẽ dễ gây xuất huyết. Cũng không nên uống chung với thuốc chống đau nhức làm loãng máu thuộc nhóm anti inflammatoire non stéroidien như Tylénol, Aspirine, Ibuprofene (Advil, Motrin), Celebrex. Phụ nữ đang mang thai tránh dùng Camomille vì có thể làm tử cung co thắt. Không uống chung với thuốc kháng đông Coumadin. Camomille có chứa chất chát tannin có thể ngăn trở việc hấp thụ chất sắt.

Cây cỏ ban (Hypericum perforatum/ St John’s Wort)

Trị suy nhược tinh thần nhẹ, lo âu, mệt mỏi, ăn không biết ngon, mất ngủ và đau nhức các bắp cơ, tăng sinh lực, giúp ổn định tâm tánh trong thời gian tiền kinh nguyệt...Uống chung với các thuốc trị sida, như thuốc Indinavir, sẽ làm giảm tác dụng của loại thuốc diệt siêu vi nầy. Millepertuis cũng ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc trị kinh phong (antiépileptique), thuốc ngừa thai, thuốc làm giảm sức miễn dịch, thuốc chống suy nhược tinh thần (Prozac, Paxil), thuốc chống kết tụ tiểu cầu, thuốc kháng đông (Coumadin), thuốc ngừa sự loại bỏ bộ phận ghép (Cyclosporine), thuốc chống siêu vi agents antirétroviraux (Invirase), thuốc trị bệnh tim Digoxine (Lanoxin) và Théophylline.

Bạch quả (Ginkgo biloba, Yinhsing, Fossil tree, Kew tree, Maiden hair tree)

Giúp máu lưu thông được dễ dàng, trị viêm phế quản, xơ cứng động mạch, cholesterol cao, bồi dưỡng trí nhớ, giảm triệu chứng bệnh Alzheimer, cải thiện tình trạng chóng mặt, giúp gan và túi mật hoạt động tốt...Có thể làm xuất huyết nếu xài chung với thuốc kháng đông hoặc thuốc làm máu loãng như Aspirine, vitamin E, Plavix, Persantine và Ticlid. Tạp chí New England Journal of Medicine có đề cập đến một ca xuất huyết trong mắt sau khi bệnh nhân đã thường xuyên uống Ginkgo biloba và Aspirin trong một thời gian dài. Tránh xài Ginkgo biloba lúc mang thai và lúc cho con bú.

Nhân Sâm (Panax ginseng)

An thần, giảm stress, bồi dưỡng sinh lực, tăng sức miễn dịch, giảm đường máu, giảm cholesterol và trợ dương...Dùng Ginseng chung với thuốc kháng đông có thể gây xuất huyết. Với thuốc trị suy nhược tinh thần Phenelzine (Nardil) sẽ gây nhức đầu, run rẩy. Với thuốc trị bệnh tim Digoxin (Lanoxin) sẽ làm khó đo lường hiệu quả và tác dụng của món thuốc nầy. Cũng không nên uống Ginseng nếu đang trị liệu bằng các thuốc tâm thần (antipsychotiques) và thuốc trị suy nhược tinh thần hay trầm cảm (antidepresseur). Nếu đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường (Diabeta, Diamicron) thì cũng không nên dùng Ginseng cùng một lúc vì đường lượng có thể bị kéo xuống quá nhanh...Lạm dụng Ginseng sẽ có nguy cơ làm tăng áp huyết, bồn chồn, mất ngủ, bị tiêu chảy hoặc da nổi đỏ.

Chi ma hoàng (Ephedra sinica, Ma Huang, Sea Grape, Yellow Horse, Desert Herb)

Trị suyễn, tăng sinh lực, và để giúp làm giảm cân...Có thể dẫn đến những phản ứng bất lợi như ngạt thở, áp huyết tăng cao gây hại cho tim. Sử dụng cùng lúc với thuốc thông mũi (décongestants) có chứa chất Ephedrine như Dristan, Sinutab, Sudafed, Actifed hoặc với các thuốc có Caffeine, bệnh nhân sẽ bị co giật, hôn mê và có thể bị đột quỵ tim.Không nên uống Ephedra trong các trường hợp sau đây: lúc mang thai, lúc cho con bú, khi có bệnh tiểu đường, đang bị bệnh tăng nhãn áp glaucome hoặc đang bị chứng cường giáp trạng (hyperthyroidisme).

Sulfate de glucosamine

Trị đau nhức do thoái hóa khớp (arthrose), bảo vệ sụn khớp...Có người cho rằng Glucosamine có tính làm tăng đường máu? Nếu dùng chung với thuốc Insuline có thể sẽ làm giảm tác dụng của thuốc nầy. Vấn đề trên cũng còn trong vòng tranh cãi giữa các nhà khoa học với nhau. Nên ngưng uống Glucosamine một tuần trước ngày đi thử máu để việc đo đường lượng được chính xác hơn. Không xài Glucosamine đồng thời với thuốc kháng đông Warfarin (Coumadin). Các người nào thường hay bị dị ứng với đồ biển thì không nên uống Glucosamine có hoặc không có phối hợp với Chondroitine vì cả hai chất nầy đều có nguồn gốc từ cá mập.

Đương quy ( Angelica sinensis/ Dong Quai)

Trị mất ngủ, điều kinh, trị đau bụng và giúp giảm thiểu các triệu chứng bất lợi của thời kỳ mãn kinh...Không nên dùng Dong Quai lúc đang mang thai, hoặc lúc có kinh nguyệt quá nhiều. Những người đang bị bệnh tiểu đường cần thận trọng vì Dong Quai có thể làm tăng đường huyết. Với liều lượng cao, Dong Quai làm tăng nhịp tim và làm tăng áp huyết.

Cam thảo (Réglisse, Glycyrrhiza glabra, Licorice, Sweetwood)

Trị bệnh đau dạ dầy, loét bao tử, loét miệng, ho hen, phong thấp, v.v… Dùng cùng lúc với các thuốc lợi tiểu (diurétiques) có thể làm giảm chất potassium trong máu. Không nên uống cùng một lượt với thuốc trị bệnh tim như Lanoxin hoặc với các thuốc làm hạ áp huyết. Tránh dùng Réglisse khi có thai, lúc bị tiểu đường, yếu gan, yếu thận hoặc đang mắc các bệnh chứng về tim mạch hoặc áp huyết cao.

Cây cọ lùn (Saw Palmetto / Serenoa repens, Cabbage Palm, Sabal, Dwarf Palm, Palmier Nain)

Có tính lợi tiểu, và được dùng để trị các bệnh thuộc đường tiết niệu...Saw Palmetto cũng thường được sử dụng để chữa trị truờng hợp tiền liệt tuyến bị triển dưỡng (benign prostatic hypertrophy). Phản ứng phụ của thuốc là có thể làm giảm sự ham muốn tình dục và gây nhức đầu. Nó cũng có thể làm thay đổi tác dụng của các thuốc ngừa thai và của các hormones trị liệu khác. Không nên dùng Saw Palmetto lúc mang thai hoặc trong thời gian cho con bú.

Sơn tra (Hawthorn, Crataegus oxycantha, Aubépine, Mayflower, Maybrush)

Trị hồi hộp, tim đập nhanh, lo âu mất ngủ, giảm các cơn đau thắt ngực bằng cách giảm áp huyết động mạch và giảm cholesterol trong máu...Không nên uống cùng một lúc với các loại thuốc trị bệnh tim như Digoxin (Lanoxin) vì nhịp tim có thể bị giảm nhiều.

Hà thủ ô (Polygonum multiflorum, Radix Polygoni multiflori, Chineese knotweed, Flowery knotweed, Ho shou wu, He shou wu, Zi shou wu, Shou Wu Pian, Fo ti)

Rất phổ biến ở Việt Nam và Bắc Mỹ. Theo Đông y, Hà thủ ô dùng để bồi dưỡng sức khỏe, giữ cho tóc và râu được đen lâu bạc, bổ gan thận huyết, bổ xương, trợ dương…Theo cơ quan y tế của Anh quốc Medecine&Health Care Products Regulatory Agency cho biết, có nhiều khảo cứu nói đến tác dụng độc hại của Hà thủ ô đối với gan như làm vàng da, vàng mắt, nước tiểu xậm màu, ói mửa, đau bụng, biếng ăn và làm cho yếu sức (Batinelli et al 2004, New case of acute hepatitis following consumption of Shou Wu Pian, Ann Inter Med140:E589)

Nước bưởi (Jus de pamplemousse, grapefruit juice)

Món giải khát bổ dưỡng chứa nhiều sinh tố...Có thể tương tác với một số thuốc Tây rất nguy hiểm. Không uống nước bưởi cùng lúc với các thuốc trị cao máu, thuốc hạ cholesterol, thuốc trị nấm, thuốc trị đau thắt ngực hoặc điều hòa nhịp tim và các loại thuốc ngừa sự loại bỏ bộ phận ghép. -> Các cụ nào đang sử dụng thuốc đích ĐẶC BIỆT LƯU Ý NHÉ.

Em tìm trong HDSD bằng tiếng Việt của Tarceva thì không nhắc tới liên quan gì giữa Tarceva và bưởi nhưng rất nhiều lưu ý trên các diễn đàn và lưu ý trên chính website của nhà sản xuất nói về điều này.



---///---

Trong bài viết này, hai tác giả đã nêu lên tình trạng hỗn độn của thị trường TPCN và nêu lên một số cảnh giác về thuốc tại thị trường Canada. Vì phần này dài nên em không cho vào thớt, cụ nào quan tâm thì đọc nguyên gốc tại đây.
 
Chỉnh sửa cuối:

phuongsk

Xe máy
Biển số
OF-362250
Ngày cấp bằng
9/4/15
Số km
52
Động cơ
258,820 Mã lực
Về vấn đề uống thời điểm nào tốt nhất Bác có thể tham khảo bài trước của Bác hacdaihung,Bác ý nói rất cụ thể và đều có dẫn chứng kèm lập luận phân tích tỉ mỉ ! em thì hiện h đang cho Mẹ uống vào lúc ngủ trưa dậy tầm 2h !..Mẹ em hiện h đáp ứng thuốc tốt Bác ạ !kết quả khám định kỳ sau 4 tháng đầu thì hình ảnh lâm sàng của não đã hoàn toàn bình thường,khối u di căn não đã tan biến hết...còn khối u nguyên phát ở phổi chụp X quang đã ko thấy nữa,qua CT chụp thì thấy còn đốm nhỏ và đã phôi hóa Bác ạ !..điều đặc biệt là Mẹ em dùng iressa ko bị 1 tẹo phản ứng phụ nào hết Bác ạ !( điều này khi em hỏi Bác sĩ thì họ lười ko nói cho e bít nguyên nhân mà chỉ bảo là họ cũng ko biết,sau đó e được Bác hacdaihung tư vấn kèm trích dẫn ở các diễn đàn nước ngoài thì nguyên nhân có thể là cơ thể Mẹ em còn đáp ứng được liều lượng thuốc iressa cao hơn thế !).....các ca lâm sàng về hiệu quả của thuốc Bác có thể tìm thấy trên trang ungthubachmai.com.vn hoặc Bác tìm đọc các bài trước của Bác hacdaihung,các bài đó lược dẫn ở các diễn đàn nước ngoài ,có ca dùng thuốc đích mà được 10 năm đó Bác ạ ! ..mọi người cùng cố gắng và chia sẻ để làm lên điều tốt nhất có thể trong hoàn cảnh này vậy..à mà quên ! sao người nhà Bác được nhận một lúc 30 viên ạ ?em tưởng quy định mới của viện là từ 2015 là chỉ được 15 viên một đợt ! hay là ở K2 Mẹ em mới có quy định này ! nếu vậy thì bệnh nhân ở K3 đỡ vất vả hơn,chứ cứ 2 tuần một lên lấy thuốc như K2 thì mệt chết
Thật sự là điều kỳ diệu khi mẹ bác đạt được kết quả trên cả tuyệt vời. Hy vọng kỳ tích này cũng đến với mẹ em và các bệnh nhân ung thư phổi khác....
Mẹ bác có xạ trị não ạ? Trường hợp của mẹ em thì không thấy chỉ định xạ trị. Hôm nay mẹ em ra viện, và chỉ dùng Irressa theo chỉ định của bác sĩ. Em đang kết hợp một số TPCN, hy vọng, hy vọng......
 

phuongsk

Xe máy
Biển số
OF-362250
Ngày cấp bằng
9/4/15
Số km
52
Động cơ
258,820 Mã lực
Vâng, để em nhắn địa chỉ vào Inbox cho bác, nhưng chỗ này bán đắt. Em không post lên đây vì em muốn đảm bảo thớt không dây dưa tới việc mua bán ảnh hưởng tới tính khách quan của thông tin.

Về liều dùng các loại Vitamin và TPCN cụ xem thêm ở đây nhé. Riêng liều kết hợp để điều trị cho K phổi di căn não em đang tổng hợp thông tin, có gì em sẽ bổ sung sau.
Topic bổ ích vô cùng!!! Cảm ơn bác rất nhiều.

Chúc mừng mẹ bác đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Bác có thể update sk hiện tại của bà cụ được không ạ?

Chờ bác cập nhật thông tin điều trị cho K phổi di căn não sớm nhất có thể.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Topic bổ ích vô cùng!!! Cảm ơn bác rất nhiều.

Chúc mừng mẹ bác đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Bác có thể update sk hiện tại của bà cụ được không ạ?

Chờ bác cập nhật thông tin điều trị cho K phổi di căn não sớm nhất có thể.
Chào cụ, cảm ơn cụ đã quan tâm tới sức khỏe nhà em, cụ xem ở đây nhé.

Về điều trị K phổi di căn não thì cụ xemay12345678 có kinh nghiệm nhất. Cụ hỏi cụ ấy xem bác sĩ đã tư vấn những gì khi chẩn đoán bà cụ nhà cụ ấy bị di căn não nhé. Cụ có thể xem thêm ở đây các trường hợp tương tự.

Chắc cụ đang bối rối nên tìm hiểu thông tin không thuận tiện nên em trích ra đây hướng giải quyết của bệnh viện.

Điều trị ung thư phổi di căn não

Đặc điểm của ung thư phổi giai đoạn tiến triển là thường di căn vào não, xương, tuyến thượng thận… Khoảng 60-70% các trường hợp ung thư di căn não là từ ung thư phổi.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể mô bệnh học, tình trạng toàn thân. Giai đoạn sớm có thể phẫu thuật và điều trị hóa chất, xạ trị bổ trợ, khi bệnh ở giai đoạn muộn thì điều trị bệnh là sự kết hợp của đa phương pháp (xạ trị, hóa chất, xạ phẫu, điều trị đích, chăm sóc triệu chứng).

Trước đây, điều trị ung thư phổi di căn não gặp nhiều khó khăn do phần lớn các thuốc hoá chất không hoặc ít qua được hàng rào máu não. Di căn não là một trong những yếu tố tiên lượng xấu của ung thư phổi. Theo April F. Eichler, nếu bệnh nhân không được điều trị đặc hiệu (chỉ chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đơn thuần bằng các thuốc chống phù não, chống co giật,…) thì thời gian sống thêm trung bình là 1-2 tháng.

Phẫu thuật mở chỉ định rất hạn chế cho các trường hợp di căn não đơn độc một ổ, ở ngoại vi và thể trạng bệnh nhân tốt. Tuy nhiên phẫu thuật mở thường gây ra nhiều biến chứng, và thời gian nằm viện dài. Rất nhiều trường hợp không thể phẫu thuật được hoặc bệnh nhân không muốn phẫu thuật.

Xạ trị toàn não là phương pháp được dụng nhiều để chống phù não, giải phóng chèn ép và có thể tiêu diệt khối u. Xạ trị toàn não thường áp dụng cho các tổn thương di căn não nhiều ổ (>3 ổ), phù não nhiều hoặc kích thước lớn. Xạ trị toàn não giúp kéo dài thời gian sống thêm trung bình lên 7 tháng, cải thiện các triệu chứng, có thể được sử dụng đơn thuần hoặc bổ trợ cùng phẫu thuật, xạ phẫu. Trong nhiều cách phân liều xạ trị như 30Gy/10 buổi, 40 Gy/20 buổi, 20 Gy/5 buổi, 40Gy/15 buổi thì phân liều 30Gy/10 buổi được xem là hiệu quả và an toàn hơn cả.

Gần đây, kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma được sử dụng nhiều cho việc điều trị di căn não do ung thư phổi. Các kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này an toàn và hiệu quả đối với các u di căn não ít ổ (<3 ổ), đặc biệt là các vị trí sâu không thể phẫu thuật được cũng như thể trạng bệnh nhân hạn chế, giúp cải thiện triệu chứng, tăng chất lượng sống, kiểm soát khối u tại chỗ và kéo dài thời gian sống thêm. Nghiên cứu của Mai Trọng Khoa và cộng sự trên 60 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não được xạ phẫu dao gamma quay cho thấy cải thiện triệu chứng cơ năng sau 1, 3, 6, 9 tháng là 55%, 58,4%, 60 và 63,3%, tương ứng. Sự thay đổi về kích thước u đáp ứng sau 3 tháng và 9 tháng là 53,4 và 61,6%. Nghiên cứu của Baosheng Li và cs (2000) trên 70 bệnh nhân ung thư phổi di căn não được điều trị bằng xạ phẫu và xạ trị toàn não cho thấy hiệu quả điều trị ở nhóm bệnh nhân được xạ phẫu tốt hơn hẳn so với xạ trị toàn não về thời gian sống thêm trung bình 9,33± 0,59 so với 5,67 ± 0,38 tháng (p=0,0000), tỉ lệ đáp ứng 87% so với 48,4% (p=0,004), tăng chất lượng sống (chỉ sổ Karnofsky tăng 82,6 so với 41,1 với p=0,003).

Việc điều trị phẫu thuật mở, xạ trị gia tốc, xạ phẫu dao gamma quay cho các tổn thương tại não có thể giải quyết được di căn tại não trong UTPKTBN . Để điều trị các tổn thương ngoại sọ bao gồm u nguyên phát ở phổi và các tổn thương di căn khác ngoài phổi cần phải sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị toàn thân đó là hoá trị liệu. Cho tới nay, đã có rất nhiều phác đồ với các tác nhân khác nhau được sử dụng trong điều trị UTPKTBN. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra các phác đồ có chứa cisplatin hoặc carboplatin được xem là có tỉ lệ đáp ứng cao nhất. Đặc biệt, khi kết hợp chúng với các thuốc thế hệ mới như: paclitaxel, gemcitabin, vinorelbin, docetaxel,…Theo các tác giả Johnson DH, Edelman MJ, Langer CJ thì hoá chất phác đồ PC (paclitaxel kết hợp carboplatin) trong điều trị UTPKTBN giai đoạn di căn xa có tỉ lệ đáp ứng từ 28-53% và tỉ lệ sống thêm toàn bộ sau 1 năm là 32-54%, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng tại phổi. Do vậy, việc phối hợp các phương pháp để điều trị căn bệnh này đóng vai trò quan trọng giúp kéo dài thời gian sống và cải thiện các triệu chứng cho người bệnh

Tháng 7, năm 2007, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, bệnh viện Bạch Mai bắt đầu ứng dụng đồng thời cả hệ thống xạ trị gia tốc tuyến tính (linac) với chụp CT mô phỏng (đến 2009 gồm cả PET/CT mô phỏng) và kỹ thuật xạ phẫu bằng dao gamma quay trong điều trị các bệnh lý ung thư, đặc biệt là ung thư phổi di căn não. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi di căn não, xương được điều trị thành công bằng các kỹ thuật này. Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp với các phác đồ hoá chất toàn thân (paclitaxel, docetaxel,…), các thuốc điều trị đích (Tarceva, Iressa ) để điều trị các tổn thương ngoài sọ, nhằm tăng hiệu quả điều trị.

---///---

Cụ có thể mô tả chi tiết về di căn não của mẹ cụ được không?

Nếu bác sĩ nhà cụ không nói gì tới xạ trị thì em có thể đoán một trong các trường hợp sau:

  • Khối u di căn não nhỏ không ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương nên chờ hiệu quả của hóa trị và thuốc; nếu giảm thì không phải xạ trị, nếu tăng thì phải xạ trị hoặc phẫu thuật dao gamma xoay.
  • Khối u di căn não ở vị trí hiểm nên không áp dụng được xạ trị.

Đọc các thống kê trên cụ đừng lo sợ nhé, cụ có thể xem thêm về Câu chuyện của Emily trong 6 năm chiến đấu K phổi di căn não. Chỉ có điều phải tỉnh táo để có những quyết định đúng đắn. Cụ cần phải có sự cân nhắc đến tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý để đưa ra quyết định.

---///---

Chờ bác cập nhật thông tin điều trị cho K phổi di căn não sớm nhất có thể.
Ngoài phác đồ của bệnh viện như trên, cụ có thể quan tâm tới một số TPCN hỗ trợ cho điều trị khối u ở não thì em cũng mới tìm được một số thông tin như sau. Vì em vẫn đang trong thời gian đối chiếu và kiểm tra dữ liệu nên cụ tạm thời tham khảo thôi nhé.

  1. Vitamin D: 5000 IU/ ngày; Nồng độ Vitamin D3 trong máu nên được kiểm soát ở mức 50-80 ng/mL
  2. Vitamin E: 400 IU/ ngày
    -
  3. Khoáng chất Selenium: 200mcg/ ngày
  4. Melatonin: 10 ~ 20mg trước khi đi ngủ
    -
  5. Chiết xuất Curcumin từ nghệ (95%): 400 ~ 1200mg/ ngày
  6. Chiết xuất EGCG từ trà xanh: 700 ~ 2100mg/ ngày
  7. Chiết xuất Berberine từ cây Hoàng bá, cây hải cẩu vàng Goldenseal: 500 ~ 1000mg/ ngày
  8. Chiết xuất Boswellia từ cây trầm hương Ấn độ: 500 ~ 1000mg/ ngày
  9. Chiết xuất Quercetin từ hành, dâu tây, nho...: 1000mg/ ngày
  10. Chiết xuất Trans-Resveratrol từ quả nho: 500mg/ ngày
  11. Chiết xuất Sulforaphane từ cải xanh, xúp lơ: 60 ~ 90mg/ ngày

Để các hoạt chất trên có thể vượt qua hàng rào máu não được dễ dàng hơn, có thể dùng kết hợp một hoặc các chất hỗ trợ vận chuyển sau:
  • Dầu cá DHA, OMEGA 3-6-9
  • Vitamin B3
  • Polysorbate 60 hoặc 20 + nước + dầu cá
  • Uridine Monophosphate + B12 + Omega

Bà nhà em đang dùng 1, 3, 4, 5, 6 kết hợp với Omega-3.
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Hai hôm nay vợ e đang nằm cấp cứu trong Trung tâm U bướu Bạch Mai. Vợ e bị K dạ dày di căn ổ bụng, tâm vị, hạch thượng đòn trái. Dù biết chỉ còn 1% cơ hội e vẫn luôn tự động viên mình ko đc bỏ cuộc n khi thấy vợ đau ko thể đứng, nằm, ngồi hay thở bình thường đc thì tim e tan vỡ. Em tin đó cũng là cảm giác chung của các bác có ng thân ko may mắc bệnh.

Vì thế những chia sẻ của các bác giúp em bình tâm lại, giúp e thấy rằng mình ko đơn độc. Việc tổng hợp thông tin y học, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc là rất quý nhất là trong điều kiện y tế như nước mình.

Cảm ơn các bác và mong bác hacdaihung cùng các bác chia sẻ thêm thông tin về hướng điều trị K dạ dày.
Chào cụ, không biết vợ cụ đã qua cơn nguy kịch và đã có phương án điều trị chưa ạ?

Hôm qua khi đọc về thảo dược hỗ trợ cho K di căn não thì em có biết đến berberin cũng có thể tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày cao hơn ao với thuốc hóa trị hiện tại là BNCU (carmustine). Thông tin sơ bộ về berberin là như vậy, cụ có thể tham khảo ở đây.

Nghiên cứu đó là dựa trên tác dụng của berberine đối với K dạ dày khuẩn H. Pyroli. Tỏi (garlic) cũng có tác dụng đối với K dạ dày chuẩn này. Beta glucan cũng là một lựa chọn rất tốt cho hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn.

Cụ có thể chia sẻ rõ hơn về loại K dạ dày mà vợ nhà cụ mắc phải được không ạ, nếu gặp thông tin phù hợp em sẽ báo cụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Vitamin D kéo dài sự sống cho bệnh nhân K phổi không tế bào nhỏ (2005)

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo đến từ thức ăn hàng ngày như sữa, ngũ cốc, cá, và từ ánh sáng mặt trời. Khi bức xạ tia cực tím từ ánh sáng mặt trời lên da sẽ kích thích tạo ra vitamin D và vitamin D được cho là có một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một số loại ung thư.



Một cuộc khảo sát 456 bệnh nhân K phổi ở giai đoạn sớm. Sau một thời gian theo dõi trung vị là 6 năm, số liệu cho thấy có 161 (34%) bệnh nhân tái phát và 231 (51%) bệnh nhân tử vong. Các số liệu liên quan giữa Vitamin D đối với bệnh nhân K phổi như sau.
  • Tỉ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm ở bệnh nhân tiến hành phẫu thuật vào mùa hè cao hơn mùa đông, 53% so với 40%.
    -
  • Tỉ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm bị tái phát ở bệnh nhân tiến hành phẫu thuật vào mùa hè ít hơn mùa đông, 44% so với 77%.

Vitamin D bị suy giảm ở những bệnh nhân ung thư phổi

Bức xạ ánh sáng mặt trời (290-330nm) và làm ấm cơ thể sẽ biến 7-dehydrocholesterol ở da thành cholecalciferol (Vitamin D3). Vitamin D3 sau đó sẽ được chuyển hóa tại gan và thận để tạo thành chất chuyển hóa tích cực 1,25(OH)2D3. Chất chuyển hóa tích cực này được cho là tăng hấp thụ calci ở ruột, làm chắc xương, thải độc ở thận, giảm viêm, ức chế khối u ở não, ức chế phát triern của khối u, tăng tiết isulin ở tụy, giảm BCL-2 (kích thích tế bào ung thư tự sát) và giảm hình thành mao mạch nuôi khối u.



Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Vitamin D có thể dừng hoặc ngăn chặn ung thư. Và hiện tại, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng enzym CYP24A1 đóng vai trò trong việc chuyển hóa vitamin D có thể ảnh hưởng tới khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư phổi. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về ung thư của ĐH Michigan cho rằng chính enzyme CYP24A1 này đã cản trở tính năng chống ung thư của Vitamin D.

Người ta phát hiện ra rằng enzyme CYP24A1 có trong mô bệnh phẩm ung thư phổi cao gấp 50 lần so với mô bình thường. Mức độ của enzyme CYP24A1 trong mô bệnh phẩm càng cao thì khối u dường như ác tính hơn. Khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi có mức độ cao loại enzyme này trong cơ thể. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm ở những bệnh nhân có mức độ enzyme này cao chỉ bằng nửa so với bệnh nhân có mức độ enzyme này thấp.

Các nhà khoa học đã kết nối điều này với khả năng tương tác giữa CYP24A1 và calcitriol (một dạng tích cực của vitamin d3). CYP24A1 phá hủy calcitriol, loại chất chuyển hóa tích cực trong cơ thể có khả năng phòng và chống ung thư.

Như vậy, theo em suy nghĩ ở đây, chúng ta nên tìm cách nào đó hoặc là giảm lượng enzyme CYP24A1 hoặc/ và tăng lượng vitamin D trong cơ thể như vậy sẽ cải thiện được mức độ nguy hiểm của tế bào ung thư phổi.
 
Chỉnh sửa cuối:

phuongsk

Xe máy
Biển số
OF-362250
Ngày cấp bằng
9/4/15
Số km
52
Động cơ
258,820 Mã lực
<Cụ có thể mô tả chi tiết về di căn não của mẹ cụ được không?

Nếu bác sĩ nhà cụ không nói gì tới xạ trị thì em có thể đoán một trong các trường hợp sau:
•Khối u di căn não nhỏ không ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương nên chờ hiệu quả của hóa trị và thuốc; nếu giảm thì không phải xạ trị, nếu tăng thì phải xạ trị hoặc phẫu thuật dao gamma xoay.
•Khối u di căn não ở vị trí hiểm nên không áp dụng được xạ trị.>

Em thì không được xem kết quả chụp não của mẹ em. Vì cô e có quan hệ với bsi K3 nên mọi thông tin bác đó chỉ báo cho cô. Nhưng cô em đã giấu gia đình em là mẹ em bị di căn não đến tận cuối tuần trước khi thấy sức khỏe bà suy kiệt sau điều trị hóa chất. Nghe cô em nói thì mẹ em không chỉ có 1 mà nhiều khối u trong não, rất nghiêm trọng.... Bjo em chỉ cầu trời niệm phật để bà đáp ứng tốt với thuốc điều trị đích và các TPCN khác. Trôm vía là mẹ em chưa thấy có phản ứng phụ sau khi uống Irressa được 3 ngày rồi, không biết có phải do bsi đã cho truyền chống nôn và thuốc hỗ trợ khác không...

Một vấn đề làm em thêm mệt mỏi nữa là, hôm qua mẹ em co hỏi bác sĩ về việc uống thêm các loại lá (đu đủ, bán chi liên, bạch xà) và các TPCN khác thì bsi gạt đi và bảo là không được uống. Thế là mẹ em đổ đi toàn bộ nước lá đã chuẩn bị trong ngày và dừng TPCN. Cho đến tận tối, em đi làm về, biết tình hình đó, em đã động viên và lấy những NCKH để thuyết phục bà. May là bà đã chịu nghe và đồng ý hợp tác. Bác giúp e tư vấn thêm để tăng tính thuyết phục cho mẹ em yên tâm sử dụng được không ạ?

Hiện tại, mẹ em đang sử dụng thuốc và TPCN sau a.

1. Thuốc đích Iressa: uống buổi tối sau ăn. Em nghĩ là để một minh loại thuốc này hấp thụ riêng vì ban ngày uống nhiều loại rồi ạ? Bác xemay có bao em tìm lại hướng dẫn của bác về sử dụng loại thuốc đích này nhưng em vẫn chưa tim được ạ, hic...
2. Beta Glucan
3. Nghệ Nano (Curmin gold): lần trước nghe bác tư vấn e đã đổi Doctor best curcumin sang nghệ Nano (6v/ngày 900mg - 2 lần). Em có thể cho bà uống kết hợp cả 2 loại này được bác nhỉ?
4. Green Tea: em đã mua theo địa chỉ bác giói thiệu, 2v/ ngày (1000mg). EM đang đinh tăng lên 1,500mg?
5. Melatonin: 15g sau ăn tối. Mẹ em vẫ phải uống thêm 2v Rotunda trước khi đi ngủ nữa ạ.
6. Dầu cá Omega 3-6-9: 1000mg
7. Lá đu đủ + thù lù: 1 bát con/ngày
8. Bán chi liên + bạch hoa xà: uống thay nước. Hnay em mua thêm xạ đen để kết hợp nữa ạ.
9. Tam thất + Đông trùng hạ thảo + tổ yến ( mấy hôm ở viện không dùng đc tổ yến)
10. Fucoidan: mới hết nên em tạm dừng ạ.

Bsix không kê thuốc bổ gan, nên hôm nay em định mua thuốc gan như nhà bác đang sử dụng ạ.

Còn một điều em lăn tăn nữa, là mẹ em đang kết hợp thêm cả bài thuốc của một người quen trong Nha Trang ( bác í cũng bị ung thu phổi nhưng sống đến tận bjo với bài thuốc uống rượu tiết và mật rắn lục đuôi đỏ + ăn thịt rắn + uống nước lá), một ngày mẹ em chỉ uống khoảng 5ml rượu ngâm tiết và mật rắn, không biết rượu có phá hay ảnh hưởng đến thuốc đích và TPCN không ạ? Bác có thông tin thì giúp em với ạ?
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,499
Động cơ
358,365 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Em thì không được xem kết quả chụp não của mẹ em. Vì cô e có quan hệ với bsi K3 nên mọi thông tin bác đó chỉ báo cho cô. Nhưng cô em đã giấu gia đình em là mẹ em bị di căn não đến tận cuối tuần trước khi thấy sức khỏe bà suy kiệt sau điều trị hóa chất. Nghe cô em nói thì mẹ em không chỉ có 1 mà nhiều khối u trong não, rất nghiêm trọng.... Bjo em chỉ cầu trời niệm phật để bà đáp ứng tốt với thuốc điều trị đích và các TPCN khác. Trôm vía là mẹ em chưa thấy có phản ứng phụ sau khi uống Irressa được 3 ngày rồi, không biết có phải do bsi đã cho truyền chống nôn và thuốc hỗ trợ khác không...
Cái này cụ xem lại trao đổi giữa em và bác xemay12345678 nhé. Có khoảng vài chục phần trăm các bệnh nhân sử dụng Iressa sẽ không có tác dụng phụ gì cả bởi vì liều dùng tối đa của Iressa có thể gấp 3 lần liều dùng điều trị. Nếu bệnh nhân nào thể trạng yếu hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc thì thường mới có tác dụng phụ cụ ạ.

Nhưng cụ cũng lưu ý 2 yếu tố có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và do vậy sẽ không thể có tác dụng phụ.
  1. Mức độ hấp thụ của thuốc, nếu viên thuốc liều điều trị là 250mg nhưng hấp thụ ở dạ dày chỉ có 60% ~ 70% chả hạn thì rõ ràng ở đây là liều thấp. Theo kinh nghiệm của em, trước khi bắt đầu vào đợt điều trị từ những ngày đầu tiên, em có sử dụng biện pháp sau:
    - Thải độc tố cơ thể; trong đó lá đu đủ đóng góp một phần trong việc làm sạch lớp màng cứng của thành dạ dày giúp thuốc có thể hấp thụ tốt hơn.
    - Việc ăn uống nhiều chất xơ và dễ tiêu hóa cũng giúp cho dạ dày hay ở trong tình trạng đói hơn nhờ vậy thuốc ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
    - Sau khi uống thuốc, em cũng yêu cầu bà cụ đi lại khoảng 15 ~ 20 phút để thuốc có thể phân bổ khắp cơ thể. Gần đây, em lại yêu cầu bà cụ đổi lịch tắm nước nóng trước khi uống thuốc để mạch máu lưu thông thuốc tốt hơn.
    -
  2. Thuốc sẽ được chuyển hóa ở gan qua 2 enzyme là CYP3A4 (chính) và CYP2D6 (phụ); nếu loại thuốc uống kèm nào ức chế hai enzyme này thì tác dụng chính cũng như phụ của thuốc tăng lên (ví dụ thuốc trị nấm ketoconazole hoặc itraconazone có thể tăng hàm lượng thuốc trong máu lên tới 80%) ; nếu loại thuốc uống kèm nào tăng cường hai enzyme này thì vòng đời của thuốc tồn tại trong cơ thể sẽ ngắn hơn do vậy sẽ ít sảy ra tác dụng phụ do quá liều (ví dụ như thuốc rifamcpicin, phenytoin hay thảo dược St. John's wort...). Em thấy nhiều trường hợp dùng thuốc nhự bà nhà em thỉnh thoảng phải dừng vì men gan lên cao trong khi đó bà nhà em không gặp phải như vậy, em nghĩ một phần cũng nhờ bà đều đặn uống thuốc bổ gan.

Nếu cụ dùng thuốc gì hay thảo dược, cụ thử tìm hiểu xem nó có ức chế hay tăng cường 2 enzyme đó hay không nhé rồi mới cho sử dụng. Nếu không thể tránh được việc sử dụng, cụ lại tính toán đến thời gian đào thải của nó để không bị ảnh hưởng nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top