Chào cụ, em có ý kiến như thế này, cụ đem trường hợp này lên nói chuyện với bác sĩ điều trị và sẽ có 2 tình huống sảy ra như sau:Cảm ơn cụ hacdaihung đã phân giai đoạn rất chi tiết. Đây là hiện tượng cụ nhà em xuất hiện 3 4 tháng nay. Ngày nào cũng vậy, liên tục sau khi ăn. Ngồi thì không sau nhưng nằm thì hiện tượng trào dung dịch qua miệng và mũi. Dung dịch lúc trong lúc đục. Cụ đang nằm điều trị K Phổi hàng ngày mà em ko đưa cụ đi để khám tiêu hóa dạ dày được? Không hiểu nguyên nhân bệnh từ đâu. Khá là đau đầu.
- Trong trường hợp tốt nhất, bác sĩ thấy đây là triệu chứng đáng lo ngại và cần tìm hiểu về nguyên nhân thì sẽ phải làm các xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân. Nếu bác sĩ bận hoặc ngại làm, cụ đề nghị bác sĩ là họ viết cho mình một cái giấy giới thiệu để đem mẫu bệnh phẩm này đi xét nghiệm sinh hóa để phục vụ cho việc điều tra nguyên nhân của bệnh.
- - Nếu bác sĩ bảo "không sao đâu, phản ứng đó là bình thường" thì cụ cứ đem cái mẫu dịch nôn này tới một cơ sở xét nghiệm sinh hóa và bảy tỏ nguyện vọng muốn tìm hiểu xem nguyên nhân của dịch này là từ đâu. Cụ cũng trình bày rõ hiện trạng, bệnh tình, các loại thuốc điều trị mà bà cụ đang sử dụng để bác sĩ (của phòng xét nghiệm đó) chẩn đoán xem là nguyên nhân ở đâu và đưa ra hướng điều trị. Cụ cũng đem xét nghiệm này trở lại bác sĩ điều trị ung thư chính xem ý kiến của họ thế nào.
Cụ cũng đừng trách bác sĩ vì họ không mặn mà trong việc giải quyết triệt để tác dụng phụ. Vì thứ nhất, đó không phải là chuyên môn chính của bác sĩ vì mục tiêu lớn nhất của họ là liên quan tới ung thư và làm thế nào để tiêu diệt ung thư. Còn tác dụng phụ sảy ra với bệnh nhân muôn hình vạn trạng, họ sẽ không đủ thời gian, kinh nghiệm và chuyên môn để xử lý.
Mà cụ ơi, nếu vừa ăn xong, bệnh nhân ngồi thẳng lưng khoảng 30 phút thì có bị nôn nữa không?
Cụ thử đổi món ăn xem có thay đổi gì không? Thường một số loại thực phẩm sẽ làm triệu chứng này nặng lên.
Cụ thử đổi giờ ăn xem có thay đổi gì không? Hoặc thử ngừng một số loại thuốc; hoặc thay đổi giờ uống thuốc...
Chỉnh sửa cuối: