Lá đu đủ chữa ung thư như thế nào
Thưa các cụ, lúc bà cụ nhà em bị chẩn đoán ung thư cũng là lúc mà trên mạng đang lan truyền rất nhanh về bài thuốc
chữa ung thư bằng lá đu đủ mà nhà thơ Trần Đăng Khoa kể trên báo. Bài viết như sau:
Nhà thơ Trần Đăng Khoa "tiết lộ" bài thuốc chữa khỏi ung thư
....
Bệnh nào trời sinh ra, trời cũng cho thuốc trị. Những vị thuốc đơn giản ở ngay xung quanh ta lại có thể trị được cả bệnh ung thư.
Nhưng hay nhất, theo anh Doãn, là bài thuốc chữa ung thư gan và men gan cao. Đúng như ai đó đã gửi cho tôi nhưng chưa đầy đủ. Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa.
Nếu chia làm mười phần, thì 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm. Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại. Đó là một điều rất linh diệu.
....
Gần đây nhất là nhà thơ Trương Hữu Lợi. Anh nhiều năm là Trưởng phòng Văn nghệ thiếu nhi (Đài TNVN), là tác giả của chuyên mục: “Kể chuyện và hát ru cho bé”. Trương Hữu Lợi bị ung thư phổi. Anh đã xạ trị, tóc cũng đã rụng hết. Bệnh ung thư phổi thường đi rất nhanh, nhiều người không trụ nổi ba tháng. Vậy mà nhà thơ đã qua 5 năm, tóc xanh mướt, da hồng hào.
Thật là một điều kỳ diệu!
---///---
Bác Đăng Khoa đã viết lên báo thì em cũng thấy an lòng về lá đu đủ, nhưng bác ấy không phải trong nghành y nên em cần thêm thông tin. Em tìm thấy bài viết về Gs Nguyễn Xuân Hiền nói về lá đu đủ như sau:
Giáo sư 93 tuổi trị ung thư bằng lá đu đủ
Sau khi tòa soạn đăng kết quả này năm 2012, số người tìm đến với giáo sư ngày càng tăng. Tính đến nay, cả trong Nam ngoài Bắc và ở nước ngoài đã có trên 1.000 người nhờ ông tư vấn. Nhiều người đạt kết quả rất tốt, thậm chí khỏi bệnh nhưng ông không có đủ sức khoẻ để tập hợp. Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, ở các nước Mỹ, Úc và Nhật Bản, nhiều bác sĩ đã dùng thuốc sắc lá đu đủ điều trị các loại ung thư và cho kết quả tốt.
Trong đó có công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang - Giáo sư trường Đại học Florida (Mỹ) công bố nước sắc lá đu đủ gồm nhóm B. cvaroten và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản suất cytokines Th1 - type là yếu tố miễm dịch. Do đó, nó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư khác.
Một công trình nghiên cứu so sánh nước sắc lá đu đủ với 9 loại nước lá chống ung thư khác thì thấy, nước sắc lá đu đủ có tác dụng vượt trội mà giá thành lại rẻ. Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.
---///---
Như vậy là em đã tìm được thêm bằng chứng về lá đu đủ chữa ung thư, điểm đáng nói là ở Gs. Nguyễn Xuân Hiền còn nói đến công trình của Bs.Ts Nam.H.Dang như vậy là đã có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, em tiếp tục tìm xem một số ý kiến phản biện nói gì.
"Lá đu đủ chữa ung thư" Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Được du nhập vào Việt Nam
Bài thuốc dùng lá đu đủ để điều trị ung thư được dịch từ một bài báo nước ngoài nói về một người Úc tên là Stan Sheldon bị bệnh ung thư phổi trầm trọng (năm 1962), các bác sĩ kết luận ông không thể sống được nữa. Nhưng ông đã được một thổ dân Australia tiết lộ phương thuốc cổ truyền của họ là dùng lá đu đủ sắc nước uống. Ông Stan Sheldon uống liên tục trong 2 tháng thì phổi trong trở lại, sức khỏe bình phục. Sau đó ông đã chỉ cách chữa cho 16 người mắc một số bệnh ung thư khác nhau và họ đã khỏi hoàn toàn. Thông tin về bài thuốc này đã lan truyền nhanh chóng đến Việt Nam nhưng sau đó nhanh chóng rơi vào quên lãng, không có bất cứ công trình nào nghiên cứu, công bố thêm về bài thuốc bí truyền này.
Tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương cũng đã từng thí nghiệm dùng cho bệnh nhân nước sắc lá đu đủ khi chưa có nhiều thuốc điều trị. Tuy nhiên cũng không có kết quả. Bệnh ung thư phổi phát triển rất nhanh, có khi chỉ 3 - 6 tháng bệnh nhân đã tử vong.
Việc dùng nước lá đu đủ đáp ứng chậm, phải sau vài tháng mới thấy có kết quả, do đó nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị ngay mà dùng lá đu đủ có thể đánh mất cơ hội sống của mình.
Lá đu đủ được thổ dân Australia dùng là loại “paw paw” - đu đủ thân gỗ, còn đu đủ ở Việt Nam là cây thân thảo. Hơn nữa, đu đủ có tới cả trăm loài, lấy loại lá nào, hàm lượng bao nhiêu thì lại không rõ.
Đặc biệt, trong đu đủ có chất papain bào dạ dày nên những người bị dạ dày rất nguy hiểm.
---///---
Ở bài này, em thấy phản biện mạnh quá nên em thử cố tìm xem trong bài có gì sai không, vì xu hướng của em là định dùng lá đu đủ. Sau này em tin rằng bài viết này người viết đã nghĩ sai rằng mọi người khi tin vào vị thuốc lá đu đủ đã bị nhầm giữa cây đu đủ Mĩ (pawpaw) và cây đu đủ ta (papaya). Nhưng dù sao chi tiết chất papain bào dạ dày là đúng và em rất cẩn trọng khi dùng lá đu đủ vì lý do này.
Sự thật về dùng lá đu đủ chữa bệnh ung thư
...Để điều trị được bệnh ung thư các bác sĩ Tây y cần phải áp dụng rất nhiều các phương pháp khoa học hiện đại như: Phẫu trị, hóa trị, xạ trị. Với những trường hợp phát hiện sớm, điều trị kịp thời mới có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Cho nên việc dùng một loại lá hay một phương thuốc để điều trị bệnh ung thư là điều không thể.
Tôi đã từng xem qua một số tài liệu nghiên cứu về việc dùng lá đu đủ để điều trị ung thư. Nhưng các thử nghiệm này thường được áp dụng trên động vật như chuột, thỏ…
Hiện vẫn chưa có cuộc thử nghiệm chính thức nào trên cơ thể con người được công bố. Trong thành phần chính của lá đu đủ có một chất gọi là Papain, chất này có khả năng phá hủy các protein giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa nguồn chất đạm này trong dạ dày.
Ngoài ra,
chất Papain này còn có khả năng trung hòa các độc tố, do côn trùng cắn, tăng cường hệ miễn dịch chống lại dị ứng thức ăn và sự phát triển các khối u. Với đặc tính dược lý thì hy vọng lá đu đủ có thể kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống cũng như các loại thảo dược khác góp phần hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
---///---
Bác sĩ này nói về đu đủ rất khách quan nhưng nếu bệnh nhân không thể áp dụng các phương pháp khoa học hiện đại như Phẫu trị, hóa trị, xạ trị như trường hợp của bà cụ nhà em thì chả nhẽ lại bó tay. Thôi em cứ lắng nghe và chọn lọc vậy. Trước đây em chỉ biết lá đu đủ nấu với xương để ngọt nước mềm xương; sau này bố em bảo có lần bà cụ nhà em bị sỏi thận, uống lá đu đủ mà cũng tan hết sỏi thận thì em mới biết đến công dụng thuốc của lá đu đủ. Vậy là em lại tìm xem lá đu đủ có làm thuốc hay không thì em thấy một số hình ảnh sau:
Em tìm thấy một bài báo nói về Pawpaw và Papaya để so sánh sự khác biệt giữa 2 loại cây này như sau:
Dùng lá đu đủ nên lưu ý: Đu đủ Papaya và Pawpaw là hai loài cây hoàn toàn khác biệt
Cả hai cây Carica papaya (đu đủ ta) và Asimina triloba pawpaw (đu đủ Mĩ) không cùng loài: Carica papaya đu đủ thuộc loài thảo, thân cây mềm, có cấu trúc sợi sơ như cỏ (herbe), còn Asimina triloba pawpaw loài mộc, thân cây cứng, có cấu trúc cứng gỗ.
Có đến 6 loại pawpaw, nhưng có loại pawpaw có tên gọi là Asimina triloba là được sử dụng trị bịnh do có chứa đựng nhiều chất acetogenins (annonaceous acetogenin), là chất được cho là có công dụng chữa trị bịnh ung thư.
Pawpaw còn được coi là thân thích với cây Graviola (mãng cầu) do tính chất cây mãng cầu cũng có chứa đựng chất acetogenin nhưng lượng chất không nhiều bằng pawpaw. Do vậy, những nhà thương mại đã lợi dụng quảng cáo graviola với pawpaw là đồng loại thảo dược!
... Sinh hóa dược thảo của cây đu đủ papaya trong chiều hướng chữa bịnh ung thư cũng đã có nhiều tài liệu nhắc đến chất lycopène, isothiocyanate, papaine vv… nhưng chưa được thuyết phục. Phải chờ nhóm nghiên cứu trường đại học y khoa Florida công bố bản tin theo đó thì chiết xuất lá đu đủ có tác dụng với tế bào ung thư nuôi cấy là do đu đủ đẩy cao sản xuất Th1 cytokines của hệ thống miễn nhiễm của cơ thể. Như vậy là vẫn chưa biết rõ yếu tố chính (principe actif, active ingredient) là chất gì! Hoặc giả vì lý do thương mại, người ta chưa thể công bố mọi chi tiết liên quan đến sự khám phá ra chất chính yếu Thông tin thấy nói đến nhóm nghiên cứu của Bs Nam Dang thuộc đại học Florida đã sang Tokyo để làm thủ tục xin bản quyền (brevet) về sáng tạo ra phương thức chiết xuất lá đu đủ (papaya leaf extract process), hiểu nghĩa là xin bản quyền về cách thực hiện chiết xuất lá đu đủ).
---///---
Như vậy là bài viết này đã giải thích rõ rằng lá đu đủ Việt Nam là đối tượng mà các bác sĩ, tiến sĩ nói đến trong các bài viết trong nước chứ không phải là nhầm lẫn với lá đu đủ Mĩ. Trong bài viết này còn nhắc đến Mãng cầu cũng có tác dụng tương tự nhưng ít hơn. Cụ nào cần thông tin thêm về công trình của Bs. Nam Dang thì có thể vào link này: https://ufhealth.org/news/2010/uf-researchers-find-cancer-fighting-properties-papaya-tea
Trong khi công trình nghiên cứu của bác sĩ Nam Dang vẫn chưa được áp dụng thực tiễn thì em quan tâm nhiều hơn tới đặc tính phân hủy protein của chất papain và em cho rằng đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư. Em xin trích dẫn một cách tiếp cận về chữa ung thư bằng Enzym như sau:
Quan điểm tế bào nhau thai giai đoạn đầu của thai sản
Bài viết này của Ms. Trần Bích Hà sưu tầm và dịch ra tiếng Việt, tài liệu 52 trang của cô này trình bày các quan điểm về nguyên nhân gây ra ung thư, các phương pháp ăn kiêng và các phương pháp điều trị ung thư không chính thống. Vì em có điều kiện tiếp cận được tài liệu này ngay từ thời điểm đầu nên việc điều trị bệnh của bà cụ nhà em được định hướng và khoa học hơn.
Giáo sư John Beard (Scotland), là người đầu tiên nêu ra quan điểm này vào năm 1902. Ông chứng minh rằng: các tế bào ung thư giống hệt với cách tạo thành nhau thai ở tử cung người phụ nữ trong những tuần đầu khi có thai.
....Tế bào nhau để nuôi thai (trophoblast) của mấy tuần đầu khi người phụ nữ mang thai được nhân lên rất nhanh, tạo thành môi trường bảo vệ và nuôi bào thai (nhau và cuống thai). Vậy tại sao những tế bào này không bị hệ thống miễn dịch tiêu diệt, như là những tế bào lạ (foreign cells)? Đ
ó là vì mỗi tế bào này được bao bọc bởi một lớp đạm đặc biệt (protein coating - Fibrin). Lớp đạm này mang tĩnh điện học âm tính (negative electrostatic charge), tương tự như tĩnh điện học của tế bào bạch cầu (white blood cells), và bởi vậy nó thoát khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch.
Điều đặc biệt là mỗi tế bào ung thư (và chỉ tế bào ung thư) cũng được bao bọc bởi lớp đạm (protein coating) này. Và đây cũng là lý do vì sao tế bào ung thư lại khó bị hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt đến vậy. Thế tại sao tế bào tạo thành nhau thai không phát triển mãi (như tế bào ung thư)? Giáo sư Beard đã phát hiện ra là nhau thai ngừng xâm lấn tử cung đúng vào thời điểm khi tuyến tụy của bào thai trong tử cung bắt đầu hoạt động và sản xuất ra enzymes tụy (vào quãng tuần thứ tám của qua trình mang thai). Nếu không có enzymes tụy, nhau thai sẽ phát triển như khối u ung thư biểu mô màng đệm và giết chết bà mẹ cũng như bào thai rất nhanh.
Link hình ảnh:
http://news.pennmedicine.org/blog/2012/07/taking-advantage-of-mother-nature-delivering-drugs-using-red-blood-cells-.html
---///---
Như vậy tế bào ung thư được bao bọc bởi lớp màng fibrin lớp màng này tránh được sự tấn công của hệ miễn dịch và cũng có thể lớp màng này sẽ ngăn chặn tiếp cận của thuốc điều trị ung thư. Hơn nữa, lớp màng này tạo thành một lớp mạng nhện để bẫy hạt máu để nuôi dưỡng, phát triển khối u và di căn. Hoạt chất trong lá đu đủ có tác dụng làm mềm lớp vỏ protein này của tế bào ung thư sống, tiêu hóa những tế bào ung thư chết và
dọn đường cho các loại thuốc cũng như hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Cũng giống như ta muốn sơn sửa lại một ngôi nhà đã xuống cấp, ta phải quyét dọn mạng nhện, gỡ bỏ các mảng tường vỡ rồi mới nói đến chuyện trát vá hay sơn.
Sử dụng lá đu đủ để điều trị ung thư được tính vào Liệu pháp Enzym
Bác sĩ Wolfe và đồng nghiệp Bác sĩ Helen Benitez đã phát triển một phương pháp điều trị ung thư được áp dụng bởi hàng triệu bệnh nhân ung thư gọi là Wobenzym.
Wobenzym là sự kết hợp của 5 loại Enzyme + Chất chống oxy hóa Rutin (tìm thấy trong cam, chanh, nho, dâu tây...) và sử dụng hàng ngày trong thời gian từ 2 tuần cho tới 4 năm.
Các Enzyme thủy phân Protein
- 1 mg chymotrypsin, ->
- 24 mg trypsin, ->
- 45 mg bromelain, -> Chất trong quả dứa - quả thơm
- 50 mg rutin,
- 60 mg papain, và -> Chất trong lá đu đủ
- 100 mg pancreatin -> Enzym - thuốc đường tiêu hóa.
Để các enzyme trên được kích hoạt, các enzyme xúc tác cần có.
- Magnesium (at least 600mg) -> Ma-giê, mua ở của hàng thuốc TPCN
- Zinc (30 mg) -> Kẽm, mua ở của hàng thuốc TPCN
Với mục đích tiêu hóa và tiêu diệt tế bào ung thư, các enzymes này phải được uống khi đói (dạ dày rỗng) để chúng có thể hấp thụ vào hệ thống tuần hoàn máu chứ không bị hòa vào thức ăn.
---///---
Trong trường hợp của bà cụ nhà em, em mới đang áp dụng Lá đu đủ và Pancreatin, các enzym khác em chưa có điều kiện áp dụng.