Nhà mẹ em không hóa trị nữa, ngoài ra xét nghiệm đột biến về xui đến mức không có bất kì loại đột biến nào ( Dù mẹ em không hút thuốc, ăn bậy bạ, tỉ lệ đột biến rất cao ). Dù không muốn nhưng hiện em đành phải xem PP Budwig là liệu pháp chính cho mẹ em, còn thuốc tarceva hiện giờ uống chỉ để cầu may thôi.
Nhà cụ mới xét nghiệm gen từ sinh thiết ở hạch hay từ khối u nguyên phát ở phổi? Hai vị trí này có thể khác nhau tới 25% các trường hợp, ví dụ ở hạch thì có thể không có nhưng ở phổi thì có. Em đọc thì có trường hợp họ xét nghiệm so sánh với hơn 20 loại đột biến gen được biết tới.
Điều này có ý nghĩa như thế nào?
Đây chính là cách thức mà các nhà sản xuất thuốc đích hiện nay đang áp dụng. Khi họ xem xét các khối sinh thiết ung thư phổi họ phân tích và đưa ra các đột biến gene đặc trưng hay gặp như EGFR, KRAS, MET, LKB1, BRAF, PIK3CA, ALK, RET, và ROS1
... từ đó họ đem thử với các loại hóa chất có cấu trúc tương đồng để có thể gắn kết với các đột biến này giống như xếp hình vậy. Từ đó quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư sẽ bị can thiệp và dẫn tới tự sát.
Như vậy, nếu các phương án chính thống không thể áp dụng thì việc tìm hiểu các loại thảo dược theo hướng "trúng đích" như trên có thể sẽ có ý nghĩa. Không có xét nghiệm cụ thể nên mình sẽ phải đoán mò và theo nhiều phương hướng, em nêu ví dụ như sau:
Ức chế dinh dưỡng nuôi khối u: Đây là phương pháp kinh điển của Đông y nhưng nếu theo Tây y hiện đại sẽ hướng vào VEGF (yếu tố tăng sinh mạch máu); có thuốc như Avastin và một số loại khác hướng tới đích này, và nhiều loại thảo dược cũng vậy.
Chống viêm: Khối u thường tiết ra yếu tố gây viêm NF-kB để tăng trưởng. Việc dùng các loại thuốc ức chế chất gây viêm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u. Các loại thuốc Đông y có tác dụng chống u nhọt, ung bướu như Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Hoàng Kỳ, Nghệ cũng có tác dụng này.
Tăng cường miễn dịch: Tăng cường miễn dịch có thể hiểu theo hai cách. Thứ nhất là cơ thể quá yếu thì việc bồi bổ máu cũng là tăng cường miễn dịch. Thứ hai là tăng khả năng nhận biết của tế bào miễn dịch đối với khối u như bóc vỏ khối u bằng lá đu đủ chả hạn, hoặc kích hoạt lại protein ức chế ung thư p53. Theo em thì tăng cường miễn dịch theo cách hiểu thứ hai sẽ có hiệu quả hơn. Ở Trung Quốc có loại thuốc là Kanglslaite cũng tiếp cận theo hướng này. Em nghe nói VDK cũng có tác dụng như vậy.
Chống Oxy hóa và các gốc tự do: Oxy hóa xảy ra một cách tự nhiên trong cơ thể con người. Tuy nhiên ở bệnh nhân ung thư hoặc đang điều trị ung thư bằng Tây y ví dụ như hóa trị hoặc xạ trị, việc oxy hóa xảy ra quá mức làm cho các tế bào bị hư hại DNA, hoặc hư hại dẫn tới không sửa chữa được. Việc bổ sung các loại thuốc chống oxy hóa cũng góp phần làm giảm nhẹ căn bệnh.
Làm giảm nhẹ tác dụng phụ: Đây là điều quan trọng nhất trong điều trị ung thư. Đã là bệnh nan y thì phải dùng thuốc mạnh, thuốc đắng thì mới dã được tật. Như vậy, gan, thận và các cơ quan khác của cơ thể sẽ bị suy hại nghiêm trọng do độc tố tồn dư của thuốc. Việc kiểm soát tác dụng phụ bắt đầu ngay từ việc ăn uống, phải bỏ tất cả các thói quen, thực phẩm gây độc cho cơ thể, nên chọn loại thức ăn thanh đạm, giàu chất chơ nhưng vẫn phải đủ chất. Tiếp nữa, chỉ ăn những thứ thật dễ tiêu hóa, nhai thật kỹ để không làm tăng thêm công việc cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các loại nước lá như linh chi, xạ đen... cũng hỗ trợ thải độc được ít nhiều.
Yếu tố tinh thần: Phải uống thuốc đều và phải có niềm tin. Khi có niềm tin, cơ thể sẽ tự tạo ra thuốc tự nhiên.
Tóm lại, nếu không áp dụng được liệu pháp chính thống, người bệnh sẽ phải mày mò các phương pháp chữa bệnh một cách tổng thể để không trúng chỗ nọ thì trúng chỗ kia. Nhưng tựu chung thì yếu tố tinh thần vẫn là quan trọng nhất.