[VHGT] Ủng hộ! Vì một nồi canh CSGT sạch sâu (không phải sạch rau).

Getz30p

Xe buýt
Biển số
OF-102111
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
504
Động cơ
402,510 Mã lực
Tuổi
48
Nâng tầm văn hóa cho CSGT
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/592028/Nang-tam-van-hoa-cho-CSGT-tpp.html
TP - Từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) 63 tỉnh, thành đều tập huấn, nâng cao việc chấp hành nghiêm điều lệnh và văn hoá ứng xử khi tiếp xúc với dân, vì nhân dân phục vụ.


Thái độ ứng xử của CSGT luôn được người dân quan tâm. Ảnh: Đ.T.
Hách dịch - dân bất bình nhất
Một ngày không có lực lượng CSGT, nhiều ngả đường có thể sẽ ùn tắc, thậm chí ngã ba, ngã tư sẽ hỗn loạn. Nhưng, CSGT đang được hình dung như ông vua trên những cung đường bởi thái độ ứng xử.
Chiều 18-9, trả lời phóng viên Tiền Phong điều gì khiến người dân bất bình nhất về lực lượng CSGT, thiếu tướng-Cục trưởng CSGT Đường bộ-Đường sắt Nguyễn Văn Tuyên nói: “Những thái độ ứng xử cửa quyền, hách dịch, không tuân thủ quy định của ngành, tiêu cực”.
Tuy nhiên, Cục trưởng Tuyên cũng nói: “Cần thông cảm với lực lượng CSGT khi họ phải đối mặt nhiều áp lực do tác động của khách quan. Đa số là tốt”.

Theo Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, cả nước hiện có khoảng 1,5 vạn CSGT. Từ năm 2010 đến tháng 6-2012, đã có 97.840 lượt cán bộ chiến sỹ nêu gương liêm khiết không nhận hối lộ của lái xe, chủ hàng, với số tiền trên 2 tỷ đồng.
Đánh giá từ đầu năm tới giờ về việc “dạy” đạo đức tác phong cho CSGT với Tiền Phong, ông Tuyên cho biết, tiêu cực đã giảm.

Theo đó, nếu phát hiện trường hợp nào vi phạm, hình phạt nhẹ nhất là không cho ra đường làm việc nữa.
Thiếu tướng Tuyên cương quyết: “Đạo đức lính của mình chưa chuẩn thì phải đào tạo. Việc cải thiện hình ảnh, thái độ của CSGT là cần thiết và không thể lơi lỏng”.
Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt cũng thường xuyên cử phòng nghiệp vụ đi kiểm tra điều lệnh các đội tuần tra kiểm soát trên đường.
Theo thiếu tướng Tuyên, “sai nhẹ thì vỗ vai, sai nặng thì gửi công văn về giám đốc xử lý”.
Việc dạy nâng cao đạo đức, tác phong CSGT sẽ được triển khai khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, TP Hà Nội tổ chức học tập nhiều nhất do Phòng CSGT chủ động đề xuất với cấp trên.
Ở góc độ nhà nghiên cứu xã hội học, tiến sỹ Trịnh Hoà Bình chỉ ra những điểm còn chưa được của lực lượng này: “Nhiều cán bộ, chiến sỹ CSGT nghĩ mình luôn đúng, ban ơn, trừng phạt thay vì cần giải thích vận động người vi phạm giao thông”.
Việc xử phạt của CSGT ở đâu đó cũng được tiến sỹ Bình chỉ ra: “ Một số CSGT hành xử chọn anh nhà giàu có xe đẹp để lấy tiền, chứ không phải xử phạt vì cái đẹp, cái đúng”.
Không chấp hành điều lệnh, nên rời vị trí
Một số trưởng phòng CSGT địa phương khi được hỏi về tình hình triển khai tổ chức học tập, nâng cao tác phong điều lệnh đều tỏ ý dè dặt.
Trưởng phòng CSGT Ninh Bình Đinh Văn Ninh khi được hỏi tổ chức bao nhiêu lớp học và kết quả ra sao đã không trả lời thẳng.
Trưởng Phòng CSGT Thanh Hoá Lưu Thiên Minh cho biết ráo riết nhắc nhở trong các cuộc họp giao ban về văn hoá ứng xử.
Sau vụ việc lình xình CSGT tỉnh vi phạm pháp luật trong khi làm nhiệm vụ, “nhiệm vụ hàng đầu là xốc lại tinh thần anh em”, ông Minh nói.
Lãnh đạo Phòng CSGT Nghệ An cũng không bày tỏ gì nhiều ngoài nội dung vừa tham gia trực tuyến sơ kết 6 tháng cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” từ tháng 3 đến tháng 9-2012.
Trung tá Phạm Văn Lưu (trạm trưởng CSGT Hải Dương thuộc Phòng CSGT Hải Dương) nói: “Con sâu bỏ rầu nồi canh thôi. Chúng tôi là người thực thi nhiệm vụ phải đi đứng, chào hỏi, làm việc với nguời dân đúng mực. Nếu ai không chấp hành đúng điều lệnh, tác phong người chiến sỹ công an nhân dân thì hãy rời khỏi vị trí.

Xử lý nghiêm khắc CSGT vi phạm
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, cho biết: Hiện nay, lực lượng CSGT đã và đang tổ chức thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; **** ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ đã có Đề án: Tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông; Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về nghiệp vụ, quy trình công tác.
Quá trình thực hiện, đã thu được kết quả tốt, làm chuyển biến về ý thức và trách nhiệm của lực lượng CSGT; có nhiều đồng chí mưu trí dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CBCS chưa chấp hành nghiêm túc quy trình, cá biệt có CBCS vi phạm đạo đức lối sống, đang được xem xét xử lý nghiêm khắc.

Đình Thắng
 

huusang

Xe buýt
Biển số
OF-98863
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
811
Động cơ
406,379 Mã lực
Em vẫn thấy ác cảm với xxx, mặc dù chưa bao giờ bị bắt vì phạm luật GT, em đi đúng luật mà.
 

Quân Đuôi

Xe điện
Biển số
OF-3737
Ngày cấp bằng
11/3/07
Số km
2,919
Động cơ
580,772 Mã lực
Nơi ở
Xóm Liều
Nếu là ý thức thì có cơ hội để thay đổi , nhưng đã ăn vào máu rồi thì em e cầm rất nhiều máu để thay , theo cụ chủ thớt thì cần khoảng bao nhiêu lit ạ ? :D
 

kduc

Xe container
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
9,883
Động cơ
1,605,594 Mã lực
Nâng tầm văn hóa cho CSGT
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/592028/Nang-tam-van-hoa-cho-CSGT-tpp.html
TP - Từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) 63 tỉnh, thành đều tập huấn, nâng cao việc chấp hành nghiêm điều lệnh và văn hoá ứng xử khi tiếp xúc với dân, vì nhân dân phục vụ.


Hách dịch - dân bất bình nhất
Một ngày không có lực lượng CSGT, nhiều ngả đường có thể sẽ ùn tắc, thậm chí ngã ba, ngã tư sẽ hỗn loạn. Nhưng, CSGT đang được hình dung như ông vua trên những cung đường bởi thái độ ứng xử.
Chiều 18-9, trả lời phóng viên Tiền Phong điều gì khiến người dân bất bình nhất về lực lượng CSGT, thiếu tướng-Cục trưởng CSGT Đường bộ-Đường sắt Nguyễn Văn Tuyên nói: “Những thái độ ứng xử cửa quyền, hách dịch, không tuân thủ quy định của ngành, tiêu cực”.
Tuy nhiên, Cục trưởng Tuyên cũng nói: “Cần thông cảm với lực lượng CSGT khi họ phải đối mặt nhiều áp lực do tác động của khách quan. Đa số là tốt”.

T.......................], ông Tuyên cho biết, tiêu cực đã giảm.

Theo đó, nếu phát hiện trường hợp nào vi phạm, hình phạt nhẹ nhất là không cho ra đường làm việc nữa.
Thiếu tướng Tuyên cương quyết: “Đạo đức lính của mình chưa chuẩn thì phải đào tạo. Việc cải thiện hình ảnh, thái độ của CSGT là cần thiết và không thể lơi lỏng”.
Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt cũng thường xuyên cử phòng nghiệp vụ đi kiểm tra điều lệnh các đội tuần tra kiểm soát trên đường.
Theo thiếu tướng Tuyên, “sai nhẹ thì vỗ vai, sai nặng thì gửi công văn về giám đốc xử lý”.
Việc dạy nâng cao đạo đức, tác phong CSGT sẽ được triển khai khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, TP Hà Nội tổ chức học tập nhiều nhất do Phòng CSGT chủ động đề xuất với cấp trên.
.........
Một số trưởng phòng CSGT địa phương khi được hỏi về tình hình triển khai tổ chức học tập, nâng cao tác phong điều lệnh đều tỏ ý dè dặt.
................
Xử lý nghiêm khắc CSGT vi phạm
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, cho biết: Hiện nay, lực lượng CSGT đã và đang tổ chức thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; **** ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ đã có Đề án: Tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông; Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn về nghiệp vụ, quy trình công tác.
Quá trình thực hiện, đã thu được kết quả tốt, làm chuyển biến về ý thức và trách nhiệm của lực lượng CSGT; có nhiều đồng chí mưu trí dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận CBCS chưa chấp hành nghiêm túc quy trình, cá biệt có CBCS vi phạm đạo đức lối sống, đang được xem xét xử lý nghiêm khắc.

Đình Thắng
Đỏ 1: Chứng tỏ được ra đường cũng là cách ban ơn của lờ đờ nghành.

Đỏ 2: Tướng sĩ một lòng, bít nói gề? :D

Đỏ 3: Chỉ cần làm đúng luật thôi, cái này ko có tiêu chí, bít đo thế nào, chấm thầu mà ko có bảng điểm ah? 3 lăng nhăng.

Nếu là ý thức thì có cơ hội để thay đổi , nhưng đã ăn vào máu rồi thì em e cầm rất nhiều máu để thay , theo cụ chủ thớt thì cần khoảng bao nhiêu lit ạ ? :D
Nhớ rút hết máu cũ, để 30 phút cho ráo rồi mới bơm mới nhé :D
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,897
Động cơ
628,582 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Sâu nhiều lắm, bắt bỏ vào đây để mà ngắm ạ?
 

nghichnham

Xe tăng
Biển số
OF-128626
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
1,784
Động cơ
381,583 Mã lực
Ra đường vất vả, lắm áp lực, nguy hiểm tính mạng. Thế nhưng không cho ra đường làm việc lại là hình phạt. Đúng là sếp trả nhời phỏng vấn dấu đầu hở đuôi quá!
 

Getz30p

Xe buýt
Biển số
OF-102111
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
504
Động cơ
402,510 Mã lực
Tuổi
48
Kính chiếu sâu:
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG AN SỐ 27/2009/TT-BCA(C11) NGÀY 06 THÁNG 05 NĂM 2009
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sỹ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Trách nhiệm của Cảnh sát giao thông đường bộ, người tham gia giao thông
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, việc kiểm soát, xử lý vi phạm của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TUẦN TRA, KIỂM SOÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Nhiệm vụ
Cán bộ, chiến sĩ khi tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh); kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi tuyến đường tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
c) Kiến nghị với cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và trật tự an toàn giao thông đường bộ.
d) Hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho xe được quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật.
đ) Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
e) Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên phương tiện, tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
2. Quyền hạn
a) Được dừng các phương tiện giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện); kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện, giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về vận tải.
b) Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
c) Tạm giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải; được áp dụng các biện pháp chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
d) Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn lao động; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
đ) Huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, người điều khiển phương tiện đó theo quy định của pháp luật.
e) Tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe khi có ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
III. TRANG PHỤC, TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ, VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Trang phục
a) Quần, áo màu vàng lúa chín, có số hiệu, cấp hiệu theo quy định.
b) Mũ kêpi cùng màu với quần áo, vành mũ màu đỏ, phía trước mũ gắn với Công an hiệu. Mũ bảo hiểm cùng màu với quần áo, phía trước mũ gắn Công an hiệu, hai bên mũ có chữ “CSGT” màu xanh phản quang (sử dụng khi tuần tra, kiểm soát bằng xe môtô).
c) Dây lưng và dây chéo bằng da màu nâu.
d) Giầy da màu đen và các trang phục khác trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông theo quy định của Bộ Công an.
2. Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ
a) Phương tiện giao thông: xe ôtô, xe môtô và các loại xe chuyên dùng khác. Trên xe ôtô, xe môtô lắp đặt đèn, còi của xe được quyền ưu tiên.
b) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
- Máy đo tốc độ có ghi hình;
- Máy đo nồng độ cồn;
- Cân trọng tải xe cơ giới;
- Thiết bị đánh dấu hóa chất;
- Thiết bị đo thử chất ma túy;
- Máy quay Camera chuyên dụng; máy chụp ảnh, ghi âm chuyên dụng;
- Đèn soi tia cực tím;
- Phương tiện, thiết bị nghiệp vụ chuyên ngành và phương tiện khác.
c) Phương tiện thông tin liên lạc: máy bộ đàm, máy điện thoại, máy Fax.
d) Vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị cho Cảnh sát giao thông.
đ) Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, cọc tiêu, rào chắn, biển báo để ngăn đường, cản, dừng phương tiện.
e) Đèn chiếu ánh sáng.
3. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ
Khi sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm b, c, d và điểm đ khoản 2 mục III Thông tư này phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát và pháp luật về quản lý, sử dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ.
IV. HÌNH THỨC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
1. Tuần tra, kiểm soát công khai
a) Khi tuần tra, kiểm soát công khai được thực hiện theo các phương thức sau đây:
- Tuần tra, kiểm soát lưu động;
- Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông;
- Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
Khi tiến hành tuần tra, kiểm soát lưu động được kiểm soát tại một điểm, ngược lại khi kiểm soát tại một điểm được tuần tra, kiểm soát lưu động nhưng phải được ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát. Việc kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông phải có kế hoạch được Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.
b) Khi tuần tra, kiểm soát công khai phải thực hiện các quy định dưới đây:
- Mặc trang phục theo đúng quy định tại khoản 1 mục III Thông tư này;
- Được sử dụng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công. Khi sử dụng phương tiện để tuần tra, kiểm soát phải sử dụng tín hiệu của phương tiện được quyền ưu tiên, tín hiệu đèn của phương tiện được quyền ưu tiên phải sử dụng liên tục trong quá trình tuần tra, kiểm soát, tín hiệu còi của phương tiện được quyền ưu tiên chỉ được sử dụng khi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
- Được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 mục III Thông tư này.
2. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được bố trí một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong tổ tuần tra, kiểm soát để hóa trang (mặc thường phục) để giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên phạm vi tuyến, địa bàn phân công. Việc bố trí cán bộ, chiến sĩ hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi cần bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phải có phương án, kế hoạch được Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.
b) Để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp; phải có phương án, kế hoạch được Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên phê duyệt.
V. NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
1. Hiệu lệnh dừng phương tiện
a) Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm:
- Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông.
- Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra.
- Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.
b) Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông bằng gậy chỉ huy giao thông tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông.
- Ngoài khu vực nội thành, nội thị: cán bộ, chiến sĩ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát; đồng thời, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên theo phương thẳng đứng, từ đầu gậy chỉ huy giao thông đến khuỷu tay tạo thành đường thẳng vuông góc với mặt đất; từ khuỷu tay đến vai tạo thành đường thẳng song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng về phía sau giữ cho gậy chỉ huy giao thông ở vị trí thẳng đứng sau đuôi mắt phải. Khi người lái xe nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông chỉ vào xe cần kiểm soát, kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho xe cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát.
- Trong khu vực nội thành, nội thị: cán bộ, chiến sĩ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện cần kiểm soát, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát, đồng thời thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát. Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho phương tiện cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát.
c) Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông bằng gậy chỉ huy giao thông khi đang ngồi trên phương tiện tuần tra, kiểm soát công khai lưu động
- Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện cần kiểm soát, tay phải của cán bộ, chiến sĩ được phân công cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải phương tiện tuần tra, sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, xe tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát.
- Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện cần kiểm soát, cán bộ, chiến sĩ dùng loa yêu cầu phương tiện cần kiểm soát dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông để kiểm soát.
- Trường hợp phương tiện tuần tra đi ngược chiều với phương tiện cần kiểm soát (đường không có dải phân cách), tay trái của cán bộ, chiến sĩ cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên trái phương tiện tuần tra và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, phương tiện tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát.
d) Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, cán bộ, chiến sĩ hóa trang phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm phải thực hiện quy định sau:
- Thông báo ngay cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai để ngăn chặn, đình chỉ và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Có thể trực tiếp ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm, nhưng phải sử dụng giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân (trong trường hợp chưa được đổi giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân thành giấy chứng minh Công an nhân dân) để thông báo cho người vi phạm biết về việc đang thực hiện nhiệm vụ; thông báo về hành vi vi phạm và yêu cầu người vi phạm về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc thông báo cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai đến để tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các trường hợp được dừng phương tiện
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
- Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
- Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
b) Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- An toàn, đúng quy định của pháp luật;
- Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
- Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
3. Nội dung tuần tra
a) Nội dung tuần tra phải được thể hiện trong kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm cụ thể và bảo đảm thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc công an cấp tỉnh.
b) Khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát cán bộ, chiến sĩ sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ hoặc đi bộ tuần tra, kiểm soát trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kết hợp với sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phòng ngừa, giám sát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
4. Nội dung kiểm soát
a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, điều kiện hoạt động của phương tiện và hoạt động vận tải.
- Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm: giấy phép lái xe; giấy chứng nhận đăng ký xe; sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải. Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau và thực tế phương tiện về biển số, nhãn hiệu, loại phương tiện, trọng tải, màu sơn. Trường hợp cần thiết phải kiểm soát, đối chiếu với thực tế số máy, số khung của phương tiện.
- Kiểm soát các điều kiện hoạt động của phương tiện.
+ Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện;
+ Kiểm soát biển số phía trước, phía sau, đèn chiếu sáng (chiếu xa, chiếu gần), đèn xi nhan, gạt nước, gương chiếu hậu, đèn phanh, đèn hậu, đèn soi biển số, đèn lùi;
+ Kiểm soát và đánh giá về tình trạng kỹ thuật hệ thống lái, các đòn ba dọc, ba ngang, khớp nối; hệ thống phanh, các đường ống dẫn dầu hoặc dẫn hơi của hệ thống phanh; các đồng hồ trên bảng táplô (chú ý kiểm tra đồng hồ báo áp lực hơi đối với những phương tiện sử dụng hệ thống phanh hơi); các công tắc còi, đèn; hệ thống treo; hệ thống bánh lốp phương tiện về kích cỡ, độ mòn, áp lực hơi;
+ Kiểm soát việc trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, chở hàng nguy hiểm.
- Kiểm soát hoạt động vận tải.
+ Kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao) chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với các giấy tờ cho phép, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn.
+ Trường hợp có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật và người tham gia giao thông có cất dấu tang vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính thì được khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính; khi tiến hành khám phải thực hiện đúng các quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ
- Khi đã ghi nhận hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người, phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện, người có hành vi vi phạm để kiểm soát và xử lý theo quy định; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được phải cho xem, sau đó lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, trường hợp người vi phạm yêu cầu cung cấp bản ảnh vi phạm, thì người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc in bản ảnh đó.
- Trường hợp không dừng ngay được phương tiện, người vi phạm, thì Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên có văn bản thông báo đến người vi phạm hoặc chủ phương tiện, yêu cầu đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết. Khi giải quyết, cho người vi phạm hoặc chủ phương tiện xem hình ảnh chụp hoặc kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm trước khi lập biên bản và quyết định xử phạt theo quy định.
c) Kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thì phải đưa phương tiện đến nơi xa khu vực dân cư; yêu cầu người lái xe hoặc chủ phương tiện áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật, sau đó mới tiến hành kiểm tra.
d) Kiểm soát phát hiện người lái xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng hoặc xe mô tô, xe gắn máy có dấu hiệu sử dụng rượu, bia thì sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn trong khí thở để kiểm tra hoặc phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng từ cấp huyện trở lên để kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Nếu có dấu hiệu sử dụng các chất ma túy thì sử dụng thiết bị đo, thử chất ma túy để xác định.
đ) Kiểm soát, xử lý trường hợp phương tiện chở quá trọng tải cho phép
- Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát ngay tại nơi phương tiện xuất phát, gần các khu vực bến bãi, kho cảng và các địa điểm có lắp đặt các trạm cân.
- Chú ý quan sát thực tế hệ thống treo của phương tiện; kiểm tra các hóa đơn, chứng từ vận chuyển để phát hiện vi phạm. Nếu phát hiện trên xe có dấu hiệu chở quá trọng tải cho phép, thì sử dụng cân trọng tải đã trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông hoặc phối hợp với các trạm cân của các cơ quan, đơn vị trên tuyến để kiểm tra, xử lý.
- Các trường hợp chở quá trọng tải cho phép khi phát hiện được, đều bắt buộc chủ phương tiện, lái xe phải hạ tải bảo đảm trọng tải theo quy định, xong mới tiếp tục được lưu hành.
- Trường hợp cố tình không chấp hành, thì lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức cưỡng chế việc hạ tải theo đúng quy định của pháp luật; chủ xe và lái xe có trách nhiệm bảo quản hàng hóa và chịu mọi chi phí cho việc hạ tải.
e) Kiểm soát đối với xe ô tô chở người chở quá số người quy định.
- Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát gần nơi xe xuất phát, các bến xe, các điểm đón, trả khách.
- Trực tiếp lên khoang chở người để kiểm tra và thông báo công khai các hành vi vi phạm. Chú ý kiểm tra kỹ để phát hiện các vi phạm về an toàn kỹ thuật của phương tiện, niên hạn sử dụng, độ tuổi của người lái xe, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, các trường hợp xe chạy dù, xe không đủ các điều kiện kinh doanh vận tải khách theo quy định.
- Trường hợp trên xe chở quá số người quy định, yêu cầu chủ xe, lái xe phải bố trí xe khác để sang khách hoặc đưa xe về bến xe gần nhất để sang khách; chủ xe, lái xe phải chịu mọi chi phí cho việc sang khách và tiền vé xe cho khách tiếp tục hành trình còn lại. Sau khi chủ xe, lái xe đã thực hiện sang khách, bảo đảm số lượng theo quy định mới cho xe tiếp tục được lưu hành.
- Trường hợp biết trước người điều khiển phương tiện là người phạm tội hoặc trên phương tiện có người phạm tội, đặc biệt là đối tượng thuộc loại nguy hiểm, có mang theo vũ khí, khi kiểm soát phải có phương án, đội hình chiến đấu cụ thể, cảnh giác, bình tĩnh, mưu trí, chủ động tìm biện pháp tiếp cận và tước vũ khí, bảo đảm an toàn cho mình và cho nhân dân trước khi tiến hành việc kiểm soát.
5. Xử lý vi phạm
a) Sau khi kiểm soát xong cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát thông báo các hành vi vi phạm, hình thức và biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật cho người lái xe và những người trên xe biết để chấp hành và giám sát. Đối với những xe chở người từ 24 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị, …) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ”.
b) Khi phát hiện có vi phạm, cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát thực hiện việc lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản). Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm, một bản giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ. Trường hợp sau khi lập biên bản mà người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký, thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
c) Trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản
Khi xử phạt theo thủ tục đơn giản, cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát quyết định xử phạt tại chỗ theo quy định của pháp luật; nếu người bị xử phạt chưa thực hiện ngay được quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ liên quan để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (ghi rõ việc tạm giữ giấy tờ vào quyết định xử phạt).
d) Trường hợp vụ, việc vi phạm hành chính có mức phạt tiền trên 200.000 đồng thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, nếu thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì ra quyết định xử phạt, nếu không thuộc thẩm quyền xử phạt (hình thức xử phạt, xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả) thì phải chuyển vụ, việc vi phạm đến người có thẩm quyền để xử phạt.
đ) Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn (tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính). Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này.
3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009; thay thế Quyết định số 1922/2006/QĐ-BCA(C11) ngày 05/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động về tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ.
Tổng cục trưởng các Tổng cục, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời.

KT. BỘ TRƯỞNG


THỨ TRƯỞNG


Trung Tướng Trần Đại Quang
 

Getz30p

Xe buýt
Biển số
OF-102111
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
504
Động cơ
402,510 Mã lực
Tuổi
48
Toàn văn Nghị định 27/2010/NĐ-CP huy động các lực lượng cảnh sát khác và CA xã phối hợp CSGT tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn GTĐB


CHÍNH PHỦ


Số: 27/2010/NĐ-CP


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2010


NGHỊ ĐỊNH


Quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết


Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,


Chương I


QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, lực lượng Cảnh sát khác, Công an xã và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Nguyên tắc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết quy định tại Điều 4 Nghị định này và do người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này quyết định bằng văn bản.
2. Mọi hoạt động trong khi tham gia, phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông phải thực hiện theo đúng địa bàn, tuyến đường, thời gian quy định trong văn bản huy động của cơ quan, người có thẩm quyền.


Chương II


QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hoá, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 5. Thẩm quyền huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.
4. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương mình phụ trách.
Điều 6. Trình tự, thủ tục huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Căn cứ các trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định tại Điều 4 Nghị định này thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này quyết định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
2. Khi nhận được Quyết định hoặc Kế hoạch huy động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này, Thủ trưởng đơn vị được huy động phải bố trí lực lượng, tổ chức triển khai việc huy động.
Điều 7. Xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt chủ trì, xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội quyết định việc huy động. Kế hoạch đó phải được Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội phê duyệt.
2. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc huy động. Kế hoạch đó phải được Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
3. Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chủ trì, xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định việc huy động. Kế hoạch đó phải được Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.
Điều 8. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng Cảnh sát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự kiểm tra, giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông đường bộ xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
Điều 9. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ:
a) Chỉ đạo, điều hành việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông;
b) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:
a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.
Điều 10. Trang bị phương tiện và các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã
1. Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị còi, gậy chỉ huy giao thông, các biểu mẫu phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng mức bồi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.


Chương III


ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH



Điều 11. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hµnh kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng
 

tranhieuabc

Xe hơi
Biển số
OF-52021
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
103
Động cơ
454,730 Mã lực
Có cụ bảo đi đúng luật nên không vi phạm. Em tin là cụ đi lại không nhiều. Anh em trên of đa phần là có ý thức và hiểu biết, luôn cố gắng đi đúng luật. Chẳng ai dại gì mà vi phạm luật (trừ qui định tốc độ tối thiểu một số nơi cắm biển 5km/h, 10 km/h, 20 km/h thì 100% vi phạm)
Có nhiều thứ vi phạm mà người tham gia giao thông không thể đề phòng hết được là do từ luật và lệ, chưa nói đến các loại biển báo, vạch chỉ đường không rõ ràng, không hợp lý, không lặp lại khiến người điều khiển giao thông cực kỳ căng thẳng và vất vả, nơm nớp như tội phạm ra đường vậy
 

hnvn1234

Xe điện
Biển số
OF-111539
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
3,319
Động cơ
246,176 Mã lực
Nơi ở
Địa chỉ gì? Cứ alo mà phang :))
Nâng tầm văn hóa cho CSGT
... Từ năm 2010 đến tháng 6-2012, đã có 97.840 lượt cán bộ chiến sỹ nêu gương liêm khiết không nhận hối lộ của lái xe, chủ hàng, với số tiền trên 2 tỷ đồng.
......

Nhiều nhỉ, liêm khiết quá.

Em xin lỗi các cụ chứ: Ló lói như mứt ý!
 

MIT-ONE

Xe điện
Biển số
OF-98741
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
2,359
Động cơ
420,680 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG.HÀ NỘI
Các cụ ơi !
Cho e hỏi , nếu bắt hết sâu đi rồi thì trong nồi chỉ còn nước .. cống thôi à
 

FujiS5200

Xe điện
Biển số
OF-33063
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,968
Động cơ
526,175 Mã lực
Gớm. Cứ xử lý thẳng tay xem, có khi cả đội chả còn được 1 chú. Nghe cái lão này nói đúng kiểu ru ngủ dân đen, tiếc rằng giờ này dân đen dạo này khó ngủ lắm. NHÁ!
 

airport

Xe tải
Biển số
OF-3501
Ngày cấp bằng
24/2/07
Số km
496
Động cơ
559,968 Mã lực
Tuổi
50
em thấy con sâu bỏ "giàu" (rầu) nồi s.....â.....u thì bắt thế nào cho hết?
 
Chỉnh sửa cuối:

xera

Xe hơi
Biển số
OF-147756
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
175
Động cơ
361,056 Mã lực
Không còn sâu lại bảo rau không sạch,đằng nào cũng vậy cả thôi.Nghe gì miệng quan tr...trẻ.
 

Getz30p

Xe buýt
Biển số
OF-102111
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
504
Động cơ
402,510 Mã lực
Tuổi
48

Hôm nay các XXX Đội 5/ CSGT huyện Gia Lâm cứ phi thẳng rachặn đầu xe con chạy làn giữa đường 5 để tuýt lỗi sai làn. Không kể việc bắt lỗi láo,cách dừng xe của các chú ấy có sai so với Thông tư 27 kể trên không nhỉ? Nóidại, nhỡ anh em lái xe sợ cuống lên đạp nhầm chân ga thì…
 

zil ba cầu

Xe đạp
Biển số
OF-128640
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
30
Động cơ
375,290 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
giờ thì làm gì còn rau nữa các cụ, toàn sâu cả thôi
 

tinteu

Xe buýt
Biển số
OF-30752
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
928
Động cơ
489,950 Mã lực
Các bác bắt hết SÂU thì làm gì có ai phục vụ nhân dân nữa
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top