5. Sơ đồ 3-5-2 (hay biến thể 3-4 -3)
Có thể nói rằng đây là sơ đồ công thủ toàn diện trong bóng đá. Sơ đồ chiến thuật gồm thủ môn, 3 cầu thủ phòng ngự (1 trung vệ và 2 hậu vệ biên), 5 tiền vệ giữ sân (2 tiền vệ cánh, 2 tiền vệ trung tâm, 1 hộ công hoặc 1 tiền vệ trụ) cùng 2 tiền đạo trên cùng.
3-5-2 từng là sơ đồ được HLV Van Gaal sử dụng nhiều khi dẫn dắt Manchester United. (Ảnh: Zing.vn)
Ưu điểm:
Nếu muốn ngăn cản đối phương phản công nhanh thì 3-5-2 chính là giải pháp tối ưu. Bộ 3 phòng ngự đủ sức phối hợp để chia cắt cầu thủ số “10” với các tiền đạo bên phía đối phương, còn các cầu thủ chạy cánh hạn chế không gian hoạt động bên phía đội bạn. Khi cần phòng ngự hay tấn công, 1 trong 3 tiền vệ ở giữa lùi về trụ để bọc lót cho các cầu thủ cánh hoặc tiến lên hộ công cho 2 tiền đạo bên trên.
Các cầu thủ Italia (màu xanh) tổ chức 1 kèm 1 với các cầu thủ Tây Ban Nha (màu đỏ) tại Euro 2016. (Ảnh: Bongda24h)
Đồng thời, khi tổ chức phản công 3-5-2 cũng khá lợi hại. Bộ 3 tiền vệ cũng như 2 cầu thủ bám biên có thể tấn công theo nhiều phương án như bật ban trung lộ , đánh dọc biên và 2 tiền đạo có thể tự tạo cơ hội cho mình.
Nhược điểm:
Tính phức tạp của 3-5-2 đòi hỏi những tình huống bọc lót và khởi động các pha tấn công, không chỉ là kỹ thuật cá nhân mà còn là sự ăn ý giữa các cầu thủ. Về cơ bản cần có một người là nhạc trưởng có khả năng đọc trận đấu và phân phối bóng tốt, trong 3 cầu thủ phòng ngự cần có 1 người chuyền bóng giỏi, 2 người còn lại phải theo kèm người tốt và sự tập trung cao độ vì khoảng trống nhiều.
Nói chung, sơ đồ 3 cầu thủ phòng ngự vẫn có thể phòng ngự tốt nếu các cầu thủ xác định vị trí cùng tốc độ để theo kèm nhằm lấp đi khoảng trống.
Sơ đồ khắc chế: 3-5-2 là sơ đồ hiếm hoi có thể khắc chế 4-5-1 nhờ nhân lực đồng đều khu vực giữa sân. Vì chỉ 1 tiền đạo duy nhất cho phép các hậu vệ dâng cao hỗ trợ tuyến tiền vệ khi đội nhà đang nắm thế chủ động.