ĐÊN CÁI ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO mặt bằng thi công thì ở giữa đương dược quây tôn, thi thoảng mới phải giải phóng nhà dân. Trong khi đó:
+ Chi phí lập dự án; Chí phí di dời cây xanh, GPMB... đều nằm trong dự toán.... MÀ GIẢI PHÓNG NHÀ DÂN RẤT ÍT, NẾU CÓ CŨNG NẰM TRONG ĐƠN GIÁ ĐỀN BÙ CỤ THỂ của chi phí GPMB rồi.
+ Chi phí tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, lập biện pháp thi công, phân luồng, tuyến rõ ràng... từ hồi lập TKBVTC, rồi làm dự toán, làm Hồ sơ mời thầu...
+ Cọc nào, cóc đấy có thiết kế cụ thể, ngần đấy BT, ngần đấy cốt thép, côpha...
ẤY THẾ MÀ TIẾN ĐỘ THÌ Ì ẠCH, CÁI NÀO CŨNG ĐỘI HƠN GẤP ĐÔI BAN ĐẦU
- thế thì các ông ấy lập dự toán, rồi đấu thầu làm zề cho tốn sức. CỨ NHẬN BỪA, nếu lỗ, hoặc ĂN LẮM HẾT TIỀN THÌ KÊU .... thế là lại ĐỘI VỐN
VD: ĐỘI VỐN NĂM 2015
Dự án đường sắt đô thị số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội) dự kiến ban đầu có tổng mức đầu tư 783 triệu euro. Tuy nhiên, sau quá trình thực hiện đã phải điều chỉnh lên 1.176 triệu euro, tăng gần 400 triệu euro.
>> BT Thăng giải trình đường sắt Cát Linh 'đội vốn' 300 triệu USD
Ông Nguyễn Quang Mạnh, Giám đốc Ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội cho biết tại buổi làm việc với Bộ GTVT chiều 19/11.
Hiện Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đang ký kết bổ sung hiệp định vốn vay với các nhà tài trợ AFP và AIB.
Việc tăng tổng mức đầu tư của dự án cũng khiến các bộ ngành liên quan đang phải giải trình trước Chính phủ.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội đang bị đôi vốn 400 triệu euro.
Đại diện các nhà tài trợ dự án đường sắt đô thị số 3 cũng đánh giá: Hiện nay việc bàn giao mặt bằng chậm cũng đang tạo áp lực cho các bên liên quan, nếu “chậm trễ trong GPMB dự án sẽ mất thêm chi phí”.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, việc GPMB và bố trí tái định cư ở Hà Nội là rất khó khăn vì tuyến đường sắt độ thị số 3 đi qua hầu hết các khu dân cư của thành phố. Do vậy, các nhà tài trợ cần xem đây là vấn đề đặc thù để xử lý cho phù hợp.
“Còn nếu đưa GPMB vào để giải quyết vấn đề vốn sẽ rất khó khăn cho Hà Nội”, Thứ trưởng Trường nói.
Tuyến số 2: Từ 19.555 lên 51.700 tỷ đồng
Ngoài dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội bị đội vốn lớn thì dự án đường sắt đô thị số 2 (Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) cũng đang bị dừng triển khai để thẩm tra tổng mức đầu tư điều chỉnh.
Dự án tàu điện số 2 được phê duyệt năm 2008, dự tính khởi công tháng 12/2013 có tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng (tương đương 131 tỷ yên). Đến nay dự án chưa triển khai (chậm 2 năm) do đang phải chờ Bộ Kế hoạch Đầu tư phê duyệt với tổng vốn đầu tư tăng lên đến 51.700 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quang Mạnh cho biết: Việc chậm trễ trong triển khai đang đẩy dự án vào tình trạng không tìm được nguồn vốn tài trợ do đến hết năm 2016 hiệp định vay vốn JICA sẽ hết hiệu lực.
Nếu không có gói thầu xây lắp nào thực hiện thì hiệu lực của khoản vay sẽ bị xem xét, đánh giá lại dự án. Nếu điều này xảy ra dự án sẽ rất khó triển khai.
Do vậy, ông Mạnh đề nghị các bộ ngành và Chính phủ cho phép chủ đầu tư dự án, UBND TP Hà Nội cho triển khai gói thầu Depot để có thể giải ngân một gói thầu xây lắp, khi đó hợp đồng vay vốn chỉ gia hạn chứ không phải đánh giá lại.
Ông Mạnh cũng cho hay, hiện Bộ Kế hoạch Đầu tư đã thuê một công ty tư vấn của Anh tiến hành thẩm tra dự án và dự kiến tháng 4/2016 sẽ có báo cáo chính thức, nhưng sẽ hoàn thành báo cáo sơ bộ trước tết Nguyên đán 2016.
Do vậy có thể sẽ tổ chức đấu thầu trước khi các khoản vay với JICA hết hiệu lực.
VÀ ĐÂY NỮA @@ 4-5.000 tỉ/km
Việc Hà Nội cho xây dựng các tuyến đường sắt đô thị đã có nhiều ý kiến trái chiều bởi tính khả thi và sự tốn kém của nó. Chẳng hạn như, chi phí đầu tư vô cùng tốn kém
(4-5.000 tỷ đồng/1 km) nên yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của cả chiến lược phát triển bền vững của đô thị là đường sắt đô thị phải gắn kết tốt với phát triển đô thị và ngược lại. Do thiếu gắn kết với đô thị nên một số tuyến đường sắt này đang và sắp đầu tư chưa chắc đã có hiệu quả cao, mặc dù chi phí đầu tư rất lớn.
Ngoài chậm tiến độ, các dự án này còn bị đội vốn so với dự kiến. Đơn cử như dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km. Ban đầu, tổng mức đầu tư của dự án phê duyệt năm 2009 là 783 triệu euro. Đến năm 2013, tổng mức đầu tư nâng lên 1.176 triệu euro (tương đương 32.919 tỉ đồng). Cho đến nay, Hà Nội cũng đã xác nhận, dự án sẽ kéo dài them 36 tháng.
Việc có thêm các dự án mới bổ sung để hoàn thiện hơn bản đồ đường sắt đô thị Hà Nội chắc chắn sẽ góp phần giải quyết câu chuyện giao thông đang ngày càng trở lên “bí bách” của Hà Nội.
Nhưng việc các dự án luôn bị chậm tiến độ và đội vốn khiến người dân lo ngại với các dự án mới thì liệu câu chuyện có bị lập lại? Chính vì vậy, việc rút kinh nghiệm cho các dự án đường sắt đô thị mới là điều dư luận kỳ vọng nhiều nhất trong câu chuyện đường sắt đô thị hiện nay.