Người nâng xe đổ sai tư thế có thể bị bong dây chằng, chấn thương cột sống, đĩa đệm. Tuy nhiên, một khi nắm được "bí kíp", ngay cả những chị em "liễu yếu" nhất cũng có thể dựng xe nhẹ như trở bàn tay!
Có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu, những mẫu xe tay ga thời trang như Honda SH, Honda PS, Piaggio LX mang lại sự sành điệu và được rất nhiều phụ nữ Việt Nam ưa chuộng. Nhưng trên thực tế, ngoài vẻ đẹp và tính thời trang, những mẫu xe này lại mang tới khá nhiều khó khăn cho họ, từ việc dắt, dựng, đỗ xe cho đến chẳng may xe đổ. Với kích thước lớn cũng như trọng lượng xe nặng, việc dựng lại một chiếc xe ga bị đổ đôi khi khiến ngay cả cánh mày râu "méo mặt.
- Khi xe đổ, việc đầu tiên hãy tìm cách nhảy thoát ra khỏi chiếc xe một cách nhanh nhất.
- Tắt chìa khóa điện.
- Vặn khóa xăng (đối với xe số thông thường) Với các mẫu xe ga, đa phần sử dụng hệ thống bơm xăng. Chính vì vậy khi tắt chìa khóa điện thì không cần thực hiện thao tác khóa xăng.
- Kiểm tra các bộ phận trên cơ thể như: tay, chân, lưng, cổ để đảm bảo sức khỏe để có thể tiến hành nâng xe lên.
Phương pháp nâng xe lên:
1. Hãy kiểm tra hướng đổ của xe.
Nếu xe nằm nghiêng sang bên phải
2. Đi sang bên phía trái xe, gạt chân chống bên nhằm đảm bảo chiếc xe của bạn sẽ không bị đổ lần thứ hai sang bên phải khi dựng lên.
3. Đứng xoay lưng về phía xe sau đó ngồi xuống và áp phần hông vào bề mặt yên xe
4. Hai tay nắm phần tay lái trái và tay xách phía bên trái ở đuôi xe.
5. Co chân theo tư thế "đi giật lùi". lưng và mặt hướng ra phía trước.
6. Nắm chặt tay tay lái và tay xách. Thực hiện thao tác đồng thời giữa việc dùng tay nhấc nhẹ chiếc xe và dùng chân đạp ra phía trước tạo thế đẩy xe lên theo phương chéo.
7. Thực hiện thao tác đẩy lùi bằng chân cho tới khi thấy chiếc xe đã trở lại vị trí đứng thẳng là có thể nghiêng xe sang bên trái, vì khi đó chân chống cạnh đã chờ sẵn.
Nếu xe nằm nghiêng sang bên trái
- Vẫn tiến hành các bước từ 2 đến 6 như trên. Tuy nhiên khi chiếc xe đã được nâng gần đứng thẳng. Tiến hành ngừng thao tác đẩy xe, giữ chân trái làm trụ, dùng chân phải gạt chân chống cạnh. Rồi mới tiến hành dựng xe.
* Ưu điểm: Phương pháp này lợi dụng sức khỏe của đôi chân kết hợp với tư thế đẩy theo hình tam giác với lực đẩy của đôi chân, điểm tiếp xúc mặt đất của xe và lực nâng của tay - thực tế là nguyên lý "thiệt về đường đi thì sẽ lợi về lực". Khi sử dụng phương pháp này, trọng lượng của xe vẫn hướng xuống đất, lực đẩy của chân và lực kéo của tay không quá lớn để nâng xe lên. Hơn nữa, với 3 điểm tỳ ở tay lái, tay xách và yên xe, vùng chịu lực nhiều nhất nằm ở đôi chân, chính vì thế vùng lưng của người đẩy sẽ không bị tác động lực hoặc phải vận động mạnh. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn cho người nâng xe.
* Lưu ý: khi xe đã được dựng chắc chắn, nếu muốn tiếp tục vận hành, nên giữ nút khởi động và không được vặn ga trong một khoảng thời gian ngắn. Khi nghe thấy xe có tín hiệu nổ máy thì mới tiến hành vê nhẹ tay ga. Vì khi xe bị nghiêng, chế hòa khí rất dễ bị trào xăng do phao xăng bị nghiêng. Điều này dẫn tới hiện tượng khó nổ do nếu mở bướm ga sớm thì chiếc xe dễ bị sục xăng và bugi bị ướt.
Bạn cũng nên lưu ý kiểm tra tay lái và các phần tiếp xúc với mặt đường của xe khi bị đổ. Đảm bảo những bộ phận này vẫn hoạt động được rồi mới tiếp tục vận hành.
Có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu, những mẫu xe tay ga thời trang như Honda SH, Honda PS, Piaggio LX mang lại sự sành điệu và được rất nhiều phụ nữ Việt Nam ưa chuộng. Nhưng trên thực tế, ngoài vẻ đẹp và tính thời trang, những mẫu xe này lại mang tới khá nhiều khó khăn cho họ, từ việc dắt, dựng, đỗ xe cho đến chẳng may xe đổ. Với kích thước lớn cũng như trọng lượng xe nặng, việc dựng lại một chiếc xe ga bị đổ đôi khi khiến ngay cả cánh mày râu "méo mặt.
Một cách dựng xe sai tư thế
Với những cách dựng xe thông thường đa phần là sai tư thế hoặc chỉ có thể áp dụng với các mẫu xe có trọng lượng nhẹ. Chưa kể tới việc sức khỏe của người phụ nữ Việt Nam rất khó nâng những chiếc xe có trọng lượng nặng. Và điều này dẫn tới những hậu quả như: xe bị nghiêng quá lâu dẫn tới sục xăng, khó nổ máy; không dựng được xe. Thậm chí nặng hơn, với những cú nâng xe sai tư thế, người điều khiển có thể bị bong dây chằng, chấn thương vùng cột sống, đĩa đệm.
Tuy nhiên, một khi nắm được "bí kíp" dựng xe dưới đây, ngay cả những chị em mảnh mai nhỏ nhắn nhất cũng có thể dựng xe lên dễ dàng!
Autopo xin giới thiệu tới bạn đọc cách dựng xe tay ga bị đổ một cách tốn ít sức nhất.
- Khi xe đổ, việc đầu tiên hãy tìm cách nhảy thoát ra khỏi chiếc xe một cách nhanh nhất.
- Tắt chìa khóa điện.
- Vặn khóa xăng (đối với xe số thông thường) Với các mẫu xe ga, đa phần sử dụng hệ thống bơm xăng. Chính vì vậy khi tắt chìa khóa điện thì không cần thực hiện thao tác khóa xăng.
- Kiểm tra các bộ phận trên cơ thể như: tay, chân, lưng, cổ để đảm bảo sức khỏe để có thể tiến hành nâng xe lên.
Phương pháp nâng xe lên:
1. Hãy kiểm tra hướng đổ của xe.
Nếu xe nằm nghiêng sang bên phải
2. Đi sang bên phía trái xe, gạt chân chống bên nhằm đảm bảo chiếc xe của bạn sẽ không bị đổ lần thứ hai sang bên phải khi dựng lên.
3. Đứng xoay lưng về phía xe sau đó ngồi xuống và áp phần hông vào bề mặt yên xe
4. Hai tay nắm phần tay lái trái và tay xách phía bên trái ở đuôi xe.
5. Co chân theo tư thế "đi giật lùi". lưng và mặt hướng ra phía trước.
6. Nắm chặt tay tay lái và tay xách. Thực hiện thao tác đồng thời giữa việc dùng tay nhấc nhẹ chiếc xe và dùng chân đạp ra phía trước tạo thế đẩy xe lên theo phương chéo.
7. Thực hiện thao tác đẩy lùi bằng chân cho tới khi thấy chiếc xe đã trở lại vị trí đứng thẳng là có thể nghiêng xe sang bên trái, vì khi đó chân chống cạnh đã chờ sẵn.
Nếu xe nằm nghiêng sang bên trái
- Vẫn tiến hành các bước từ 2 đến 6 như trên. Tuy nhiên khi chiếc xe đã được nâng gần đứng thẳng. Tiến hành ngừng thao tác đẩy xe, giữ chân trái làm trụ, dùng chân phải gạt chân chống cạnh. Rồi mới tiến hành dựng xe.
* Ưu điểm: Phương pháp này lợi dụng sức khỏe của đôi chân kết hợp với tư thế đẩy theo hình tam giác với lực đẩy của đôi chân, điểm tiếp xúc mặt đất của xe và lực nâng của tay - thực tế là nguyên lý "thiệt về đường đi thì sẽ lợi về lực". Khi sử dụng phương pháp này, trọng lượng của xe vẫn hướng xuống đất, lực đẩy của chân và lực kéo của tay không quá lớn để nâng xe lên. Hơn nữa, với 3 điểm tỳ ở tay lái, tay xách và yên xe, vùng chịu lực nhiều nhất nằm ở đôi chân, chính vì thế vùng lưng của người đẩy sẽ không bị tác động lực hoặc phải vận động mạnh. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn cho người nâng xe.
* Lưu ý: khi xe đã được dựng chắc chắn, nếu muốn tiếp tục vận hành, nên giữ nút khởi động và không được vặn ga trong một khoảng thời gian ngắn. Khi nghe thấy xe có tín hiệu nổ máy thì mới tiến hành vê nhẹ tay ga. Vì khi xe bị nghiêng, chế hòa khí rất dễ bị trào xăng do phao xăng bị nghiêng. Điều này dẫn tới hiện tượng khó nổ do nếu mở bướm ga sớm thì chiếc xe dễ bị sục xăng và bugi bị ướt.
Bạn cũng nên lưu ý kiểm tra tay lái và các phần tiếp xúc với mặt đường của xe khi bị đổ. Đảm bảo những bộ phận này vẫn hoạt động được rồi mới tiếp tục vận hành.