Bọn Tầu thật giã man:
Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra.
Tháng 6 năm 2012, một đoạn video về vụ thảm sát đã được công bố. Thông thường, quốc gia phạm phải hành động tàn bạo như vậy sẽ giữ im lặng về nó. Tuy nhiên, video này đã được chính thủ phạm công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: “Tại sao?”
Vụ việc xảy ra vào tháng 3 năm 1988, giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Nó xảy ra ở vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông – ND), nơi có tranh chấp giữa hai quốc gia về chủ quyền quần đảo Trường Sa, tranh chấp sau đó tiếp tục và hiện vẫn còn tồn tại.
Như kết quả sự im lặng của Việt Nam thời điểm đó, người dân Việt Nam không có cách nào để biết về vụ việc đã xảy ra cho đến khi Trung Quốc công bố đoạn video – sự giận dữ đã nổi lên vì vụ thảm sát và vì sự im lặng của chính phủ.
Quần đảo Trường Sa là một quần đảo gồm khoảng 750 đảo, đảo nhỏ, rạn san hô và đảo san hô.
Vụ việc liên quan đến ba rạn/đảo san hô rất gần nhau. Mỗi đảo san hô thấp đến mức nước biển đôi khi nhấn chìm một phần củachúng.
Dự đoán là phía Trung Quốc sẽ cố gắng chiếm các rạn san hô, hai tàu vận tải của Việt Nam, HQ-604 và HQ-605, chở 73 binh sĩ, đã được lệnh cho công binh đổ bộ để khởi công xây công sự.
Các quân nhân Việt Nam đã đổ bộ lên rạn san hô Gạc Ma, bản đồ phương Tây gọi là Johnson South Reef, vào tối ngày 13 tháng 3 năm 1988.
Hai tàu vận tải của Việt Nam được mô tả chỉ là có thể chống lại những đe dọa quân sự nhỏ. Chúng là những tàu thương mại được vũ trang để vận chuyển binh lính và vật liệu xây dựng, và như vậy, chúng là những tàu quân sự được trang bị rất nhẹ. Những tàu này phải tiếp cận mục tiêu trong phạm vi 500 m thì những khẩu súng của nó mới có hiệu lực.
Vụ việc đã diễn ra ở Gạc Ma.
Với lực lượng Việt Nam đã để lại đó, hai tàu vận tải đi về phía hai đảo san hô khác.
Sáng 14 tháng 3 năm 1988, tàu chiến Trung Quốc tiếp cận các rạn san hô. Họ không chỉ có lực lượng đổ bộ trên các tàu vận tải, họ còn có tàu khu trục đi kèm với hỏa lực mạnh để hỗ trợ lực lượng đổ bộ.
Rõ ràng, nếu cuộc đối đầu giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra, lợi thế sẽ thuộc về phía Trung Quốc vì tầm bắn lớn hơn nhiều của các khẩu pháo.
Cờ Việt Nam đã được dựng lên trên đảo san hô Gạc Ma, và cùng lúc đó, trên một đảo san hô khác, Cô Lin.
Tại Gạc Ma, những người lính công binh, đội quân được trang bị nhẹ – có thể so sánh với một Seabee – một đơn vị thuộc Tiểu đoàn Xây dựng của Hải quân Hoa Kỳ – nằm dưới sự chỉ huy của phó chỉ huy trưởng, trung úy Trần Văn Phương. Mặc cho sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc rình rập gần đó, những ngườilính Việt Nam vẫn tập trung vào các công trình xây dựng của mình.
Khoảng 6 giờ sáng, một số xuồng tấn công chở thủy quân lục chiến có vũ khí, đã xuất phát từ vận tải Trung Quốc và hướng đến Gạc Ma.
Phía Việt Nam ngay lập tức hình thành một vành đai phòng thủ 360 độ với cờ của họ ở trung tâm – họ tạo nên hình thể một”vòng tròn bất tử” – biểu thị quyết tâm bảo vệ rạn san hô bằng mọi giá.
Với số ít binh lính trên đảo san hô, những người lính công binhViệt Nam đã được lệnh cản trở để giữ vững đường vành đai. Các tàu tấn công đã đổ bộ, và trong trận chiến chủ yếu là cận chiến do phạm vi hạn hẹp, người Trung Quốc đã thất bại khi cố gắng xâm nhập vào vành đai.
Khi Trung úy Phương chụp lấy lá cờ Việt Nam, giành giật nó với kẻ thù, ông đã bị bắn vào đầu. Ngay lập tức lá cờ được giương lên bởi Nguyễn Văn Lanh – người ghì giữ nó cho đến khi ông liên tiếp bị đâm và bắn. Thật kỳ diệu, Lanh sống sót, và khi phía Trung Quốc rút lui, Lanh đã chứng kiến ông và những người sống sót khác phải chịu một cuộc oanh tạc dữ dội và hủy diệt bằng súng máy từ tàu Trung Quốc.
Cùng lúc đó, một cuộc oanh tạc khác nhắm vào tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam – con tàu như dự kiến, đã cho thấy nó không có khả năng tấn công đáp trả tàu Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của mình. Bị nước xâm nhập, HQ-604 được khôn khéo làm mắc cạn trên Gạc Ma nhưng phát bắn trực tiếp vào phòng động cơ khiến nó nhanh chóng chìm xuống khi nhiều người vẫn còn trên tàu.
Tiếp đến phía Trung Quốc tấn công HQ-605. Nó nhanh chóng bốc cháy, buộc chỉ huy của nó phải ra lệnh bỏ tàu.
Điều đáng lo ngại nhất về video này là những gì đã xảy ra sau đó. Tại thời điểm đó, những người lính Việt Nam còn sống sót trên các rạn san hô hoàn toàn không phải là mối đe dọa cho quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đoạn video cho thấy súng của hải quân Trung Quốc đang tập trung vào Gạc Ma nơi những người sống sót phía Việt Nam không có một chỗ trú ẩn. Những tiếng súng liên thanh cào rạn san hô khi đối phương không có vũ khí tự vệ, nhẫn nhịn đứng chịu trận, chờ đợi cuộc tấn công dữ dội cuối cùng – số phận của họ đã được định đoạt khi từng người một, họ ngã xuống để bảo vệ đất nước. Đối với những kẻ tấn công Trung Quốc, thách thức với họ chỉ là câu cách ngôn “bắt cá trong chậu”.
Video còn để lại một hoài nghi. Người Việt Nam dễ bị tấn công. Người ta chỉ có thể cảm nhận sự bất lực, họ cảm thấy điều đó khi người Trung Quốc bắt đầu nổ súng tàn sát không thương tiếc. Chín người Việt Nam sống sót sau đó bị giam giữ trong ba năm.
Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm bãi đá ngầm, trên đó họ đã có căn cứ và đang xây dựng một sân bay. Việt Nam đã mất 64 chiến sĩ dũng cảm ngày hôm đó. Trong số những người sống sót, Lanh bị thương nặng.
Nhưng tại sao Trung Quốc, sau 24 năm im lặng, lại công bố video?
Câu trả lời nằm ở Haiyang Shiyou 981 của Trung Quốc, một giàn khoan nửa nổi nửa chìm được triển khai vào ngày 2 tháng 5 năm 2012 tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi quyền sở hữu vẫn đang là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc gây ra một số cuộc đối đầu trên biển.
Một tháng sau đó, Trung Quốc không hề nao núng đã phát hành video như là lời đe dọa ngấm ngầm rằng những gì đã xảy ra vào năm 1988 có thể xảy ra một lần nữa.
Rõ ràng Trung Quốc dự định sử dụng các mối đe dọa quân sự có thể – không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng nào trong khu vực, hơn là ngoại giao để “đàm phán” giải quyết vấn đề chủ quyền.
Trong khi hành động tàn bạo năm 1988 của Trung Quốc tại Gạc Ma là vụ thảm sát “thế giới chưa từng biết đến”, thì việc Bắc Kinh công bố một cách trắng trợn video ghi lại vụ việc cung cấp cơ hội nữa để chắc chắn rằng lần này nó lại như vậy.
Tác giả: James Zumwalt – US Daily Review
Người dịch: Nguyễn Văn Phước 14-08-2014
Tác giả: Ông Zumwalt là Trung tá Thủy quân Lục chiến về hưu, đã từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, cuộc đổ bộ vào kênh đào Panama và cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Ông thường viết bài phê bình về những vấn đề chính sách đối ngoại và quốc phòng cho nhiều tờ báo. Ông cũng là tác giả của 3 cuốn sách: “Bare Feet, Iron Will—Stories from the Other Side of Vietnam’s Battlefields,” “Living the Juche Lie: North Korea’s Kim Dynasty” and “Doomsday: Iran—The Clock is Ticking” .
https://m.youtube.com/watch?v=ZEmirnjLef4
Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra.
Tháng 6 năm 2012, một đoạn video về vụ thảm sát đã được công bố. Thông thường, quốc gia phạm phải hành động tàn bạo như vậy sẽ giữ im lặng về nó. Tuy nhiên, video này đã được chính thủ phạm công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: “Tại sao?”
Vụ việc xảy ra vào tháng 3 năm 1988, giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Nó xảy ra ở vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông – ND), nơi có tranh chấp giữa hai quốc gia về chủ quyền quần đảo Trường Sa, tranh chấp sau đó tiếp tục và hiện vẫn còn tồn tại.
Như kết quả sự im lặng của Việt Nam thời điểm đó, người dân Việt Nam không có cách nào để biết về vụ việc đã xảy ra cho đến khi Trung Quốc công bố đoạn video – sự giận dữ đã nổi lên vì vụ thảm sát và vì sự im lặng của chính phủ.
Quần đảo Trường Sa là một quần đảo gồm khoảng 750 đảo, đảo nhỏ, rạn san hô và đảo san hô.
Vụ việc liên quan đến ba rạn/đảo san hô rất gần nhau. Mỗi đảo san hô thấp đến mức nước biển đôi khi nhấn chìm một phần củachúng.
Dự đoán là phía Trung Quốc sẽ cố gắng chiếm các rạn san hô, hai tàu vận tải của Việt Nam, HQ-604 và HQ-605, chở 73 binh sĩ, đã được lệnh cho công binh đổ bộ để khởi công xây công sự.
Các quân nhân Việt Nam đã đổ bộ lên rạn san hô Gạc Ma, bản đồ phương Tây gọi là Johnson South Reef, vào tối ngày 13 tháng 3 năm 1988.
Hai tàu vận tải của Việt Nam được mô tả chỉ là có thể chống lại những đe dọa quân sự nhỏ. Chúng là những tàu thương mại được vũ trang để vận chuyển binh lính và vật liệu xây dựng, và như vậy, chúng là những tàu quân sự được trang bị rất nhẹ. Những tàu này phải tiếp cận mục tiêu trong phạm vi 500 m thì những khẩu súng của nó mới có hiệu lực.
Vụ việc đã diễn ra ở Gạc Ma.
Với lực lượng Việt Nam đã để lại đó, hai tàu vận tải đi về phía hai đảo san hô khác.
Sáng 14 tháng 3 năm 1988, tàu chiến Trung Quốc tiếp cận các rạn san hô. Họ không chỉ có lực lượng đổ bộ trên các tàu vận tải, họ còn có tàu khu trục đi kèm với hỏa lực mạnh để hỗ trợ lực lượng đổ bộ.
Rõ ràng, nếu cuộc đối đầu giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra, lợi thế sẽ thuộc về phía Trung Quốc vì tầm bắn lớn hơn nhiều của các khẩu pháo.
Cờ Việt Nam đã được dựng lên trên đảo san hô Gạc Ma, và cùng lúc đó, trên một đảo san hô khác, Cô Lin.
Tại Gạc Ma, những người lính công binh, đội quân được trang bị nhẹ – có thể so sánh với một Seabee – một đơn vị thuộc Tiểu đoàn Xây dựng của Hải quân Hoa Kỳ – nằm dưới sự chỉ huy của phó chỉ huy trưởng, trung úy Trần Văn Phương. Mặc cho sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc rình rập gần đó, những ngườilính Việt Nam vẫn tập trung vào các công trình xây dựng của mình.
Khoảng 6 giờ sáng, một số xuồng tấn công chở thủy quân lục chiến có vũ khí, đã xuất phát từ vận tải Trung Quốc và hướng đến Gạc Ma.
Phía Việt Nam ngay lập tức hình thành một vành đai phòng thủ 360 độ với cờ của họ ở trung tâm – họ tạo nên hình thể một”vòng tròn bất tử” – biểu thị quyết tâm bảo vệ rạn san hô bằng mọi giá.
Với số ít binh lính trên đảo san hô, những người lính công binhViệt Nam đã được lệnh cản trở để giữ vững đường vành đai. Các tàu tấn công đã đổ bộ, và trong trận chiến chủ yếu là cận chiến do phạm vi hạn hẹp, người Trung Quốc đã thất bại khi cố gắng xâm nhập vào vành đai.
Khi Trung úy Phương chụp lấy lá cờ Việt Nam, giành giật nó với kẻ thù, ông đã bị bắn vào đầu. Ngay lập tức lá cờ được giương lên bởi Nguyễn Văn Lanh – người ghì giữ nó cho đến khi ông liên tiếp bị đâm và bắn. Thật kỳ diệu, Lanh sống sót, và khi phía Trung Quốc rút lui, Lanh đã chứng kiến ông và những người sống sót khác phải chịu một cuộc oanh tạc dữ dội và hủy diệt bằng súng máy từ tàu Trung Quốc.
Cùng lúc đó, một cuộc oanh tạc khác nhắm vào tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam – con tàu như dự kiến, đã cho thấy nó không có khả năng tấn công đáp trả tàu Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của mình. Bị nước xâm nhập, HQ-604 được khôn khéo làm mắc cạn trên Gạc Ma nhưng phát bắn trực tiếp vào phòng động cơ khiến nó nhanh chóng chìm xuống khi nhiều người vẫn còn trên tàu.
Tiếp đến phía Trung Quốc tấn công HQ-605. Nó nhanh chóng bốc cháy, buộc chỉ huy của nó phải ra lệnh bỏ tàu.
Điều đáng lo ngại nhất về video này là những gì đã xảy ra sau đó. Tại thời điểm đó, những người lính Việt Nam còn sống sót trên các rạn san hô hoàn toàn không phải là mối đe dọa cho quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đoạn video cho thấy súng của hải quân Trung Quốc đang tập trung vào Gạc Ma nơi những người sống sót phía Việt Nam không có một chỗ trú ẩn. Những tiếng súng liên thanh cào rạn san hô khi đối phương không có vũ khí tự vệ, nhẫn nhịn đứng chịu trận, chờ đợi cuộc tấn công dữ dội cuối cùng – số phận của họ đã được định đoạt khi từng người một, họ ngã xuống để bảo vệ đất nước. Đối với những kẻ tấn công Trung Quốc, thách thức với họ chỉ là câu cách ngôn “bắt cá trong chậu”.
Video còn để lại một hoài nghi. Người Việt Nam dễ bị tấn công. Người ta chỉ có thể cảm nhận sự bất lực, họ cảm thấy điều đó khi người Trung Quốc bắt đầu nổ súng tàn sát không thương tiếc. Chín người Việt Nam sống sót sau đó bị giam giữ trong ba năm.
Hiện nay, Trung Quốc đang chiếm bãi đá ngầm, trên đó họ đã có căn cứ và đang xây dựng một sân bay. Việt Nam đã mất 64 chiến sĩ dũng cảm ngày hôm đó. Trong số những người sống sót, Lanh bị thương nặng.
Nhưng tại sao Trung Quốc, sau 24 năm im lặng, lại công bố video?
Câu trả lời nằm ở Haiyang Shiyou 981 của Trung Quốc, một giàn khoan nửa nổi nửa chìm được triển khai vào ngày 2 tháng 5 năm 2012 tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi quyền sở hữu vẫn đang là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc gây ra một số cuộc đối đầu trên biển.
Một tháng sau đó, Trung Quốc không hề nao núng đã phát hành video như là lời đe dọa ngấm ngầm rằng những gì đã xảy ra vào năm 1988 có thể xảy ra một lần nữa.
Rõ ràng Trung Quốc dự định sử dụng các mối đe dọa quân sự có thể – không bị thách thức bởi bất kỳ nước láng giềng nào trong khu vực, hơn là ngoại giao để “đàm phán” giải quyết vấn đề chủ quyền.
Trong khi hành động tàn bạo năm 1988 của Trung Quốc tại Gạc Ma là vụ thảm sát “thế giới chưa từng biết đến”, thì việc Bắc Kinh công bố một cách trắng trợn video ghi lại vụ việc cung cấp cơ hội nữa để chắc chắn rằng lần này nó lại như vậy.
Tác giả: James Zumwalt – US Daily Review
Người dịch: Nguyễn Văn Phước 14-08-2014
Tác giả: Ông Zumwalt là Trung tá Thủy quân Lục chiến về hưu, đã từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, cuộc đổ bộ vào kênh đào Panama và cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Ông thường viết bài phê bình về những vấn đề chính sách đối ngoại và quốc phòng cho nhiều tờ báo. Ông cũng là tác giả của 3 cuốn sách: “Bare Feet, Iron Will—Stories from the Other Side of Vietnam’s Battlefields,” “Living the Juche Lie: North Korea’s Kim Dynasty” and “Doomsday: Iran—The Clock is Ticking” .
https://m.youtube.com/watch?v=ZEmirnjLef4