- Biển số
- OF-300247
- Ngày cấp bằng
- 30/11/13
- Số km
- 28,761
- Động cơ
- 591,145 Mã lực
Cho dù thế nào, nhưng con người vẫn mang tính chất quyết định.
Dài dòng nhưng nghe đúng.Cảnh báo: comment dài, cụ nào ngại đọc thì em phán luôn: con người vẫn phải tự tay giết nhau để giành chiến thắng.
Bây giờ cứ đọc các trang tin công nghệ thì em bán tín bán nghi khi chúng nó phát biểu cái ABC gì đó sẽ là tương lai của thế giới. Nói cho cùng, tận năm 1970 người ta cứ tưởng năm 2000 nó ghê gớm lắm, giờ thì năm 2016 rồi cũng đã thấy ghê gớm lắm đâu cũng như ngày xưa người ta làm phim viễn tưởng đều cho rằng sẽ trong tương lai, con người sẽ dùng đồng hồ có chức năng điện thoại và có thể phát nhạc từ băng từ siêu nhỏ hiện thực chứng minh ngược lại, con người đi dùng 1 cái điện thoại có tích hợp đồng hồ và chơi nhạc số. Còn mấy cái đồng hồ của Apple nói cho cùng là ăn theo cái điện thoại, chứ ko độc lập.
Về công nghệ quân sự, em thật với các cụ một câu là chả phải đến bây giờ công nghệ quân sự mới phát triển như vũ bão, mà từ Thế chiến I tới giờ công nghệ quân sự đã dẫn hướng cho công nghệ dân sự đi sau hàng chục năm rồi và cũng từ lâu rồi, người ta cứ tưởng hình thái chiến tranh đã thay đổi. Thực ra, tất cả mọi thứ vẫn cứ nằm trong các cuốn binh pháp kinh điển của Tôn Vũ và Clausewitz, liên quan tới chiến thuật như hành quân, bố trí cho tới chiến lược như duy trì tuyến hậu cần, tổ chức hướng tiến quân và bẻ gãy ý chí của đối thủ bằng cách tạo ra tổn thất mà đối phương chịu không nổi. Các cụ có thể thán phục trước năng lực của không quân trong thời hiện đại, và tin vào tuyên truyền PR của Mỹ về vai trò của không quân (giờ có nhiều người tin cái này lắm). Nhưng thực chất, không quân Mỹ không phải là lực lượng chính giúp chiến thắng (trong các cuộc chiến mà Mỹ thắng).
Với Đức trong WWII: Mỹ có ném bom đến giời cũng chả làm Đức đầu hàng được, bất quá cậu xuống hầm và ngụy trang khắp nơi xem nền kinh tế của mài nuôi được màn ném bom bao lâu. Thiệt hại do không quân Mỹ gây ra cũng chả đủ để buộc Đức phải đầu hàng, mà là bộ binh Liên Xô - Mỹ - Anh (ba chấm) có sự hỗ trợ của không quân. Tuy nhiên, nói thế ko có nghĩa là không quân không quan trọng, không có món này thì Đức củ hành Mỹ ở Mặt trận phía Tây với đám Tiger rồi.
Với Nhật trong WWII: chính việc Liên Xô tuyên chiến và xua bộ binh xuống mới làm Nhật phải đầu hàng năm 1945 (tài liệu Nhật giải mật gần đây), còn lại Nhật thừa biết về bom nguyên tử (chưa nghiên cứu xong) và 2 quả bom đó cũng không gây thiệt hại nhiều tới quân lực Nhật. Không quân Mỹ ném bom thành phố của Nhật cũng chả đủ, lại còn khiến dân Nhật trở nên hiếu chiến hơn nữa. Dĩ nhiên là sự xuất hiện của không quân thuộc hải quân đã thay đổi chiến tranh trên biển Thái Bình Dương, nhưng đâu có nghĩa là Mỹ không phải tính tới chuyện đổ quân vào Nhật và thiệt hại từ 1 -2 triệu người (Operation Olympia).
Với Việt Nam: gây ra tổn thất khổng lồ với lực lượng hùng hậu, sau đó bị vít cổ và cuốn cờ về nước.
Với Iraq năm 91: gây tổn thất khổng lồ với lực lượng không quân hùng hậu, song bộ binh mà không đổ bộ vào thì còn lâu Iraq mới chịu xin hàng có điều kiện.
Với ISIS: em có phải trình bày nữa không, khi mà đám Nghị sĩ Mỹ còn đang gào thét đòi đưa bộ binh sang?
Thực tế cho thấy, tới tận cái giờ này bộ binh vẫn quyết định chiến trường trên bộ, và các lực lượng khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
Còn dưới đây là một phần lý do tại sao một thứ gì đó (không quân ở hiện tại, robot ở tương lai...) lại khó có thể thay thế thằng con người trong món đâm chém trên chiến trường (ít nhất là trong cái tương lai mà chúng ta đang nói tới, ko tính năm 3000 sau Tây lịch):
- Chi phí: chả gì rẻ bằng ông lính bộ binh cả. Đào tạo 6 tháng là có vẻ cứng rồi. Súng ống đạn dược các thứ cũng quá rẻ so với tiền xăng máy bay. Không cần nhà máy sản xuất tốn nguyên nhiên liệu, bảo trì rẻ. Ông lính bộ binh cũng dễ dàng sống sót nhờ vào các nguồn tài nguyên thô (lấy đồ ăn của dân trong vùng chiếm đóng) so với đám khí tài kia (đứt đường hậu cần là tèo).
- Hiệu quả và đa dụng, đem làm gì cũng được, từ đào hào bóp, cò cho tới đứng gác. Tất cả các khí tài kia đều yêu cầu ông lính bộ binh đứng canh.
Còn về những món đồ chơi hỗ trợ bộ binh, các cụ cứ nhìn coi hiện giờ lính Mỹ (đám nhà giàu nhất) đã được trang bị 100% các loại ống ngắm hiện đại chưa? Hay vẫn ối ông phải ngắm bằng thước ngắm và đầu ruồi? Trong khi ống ngắm đã ra đời từ lâu rồi, và có lúc người ta nghĩ trong năm 2000 quân đội sẽ đỡ công huấn luyện bắn do chuyển sang hololens và ống ngắm hết . Mấy món đồ chơi hay ho cũng chỉ đủ trang bị cho các đơn vị nhất định thôi. Còn xa lắm ợ
Tàu giờ nó cũng khác xưa lắm rồi cụ ơi, đặc biệt là sau chiến tranh biên giới với VNBọn tàu chắc sẽ vẫn dùng chiến thuật biển người, nhưng mà là biển robot. Việt nam mình bao nhiêu xương máu cho lại các cụ nhỉ!
Chán cái là nó rút kinh nghiệm và đi lên. Còn ta thì vẫn như cũ, thậm chí còn không bằng cũ. Hề hềTàu giờ nó cũng khác xưa lắm rồi cụ ơi, đặc biệt là sau chiến tranh biên giới với VN