Cám ơn cụ đã quan tâm!
Thực ra em diễn đạt nhiều lúc hơi lộn xộn
Mong các cụ thông cảm, chỗ nào không rõ cụ cứ trao đổi, dạo này Covid nên rỗi
Em thực sự sống lâu và hoà nhập như 1 người bản địa chỉ ở 2 nước thôi. Em cũng đi nhiều nhưng là đi học và làm nên không tính dù có nước cũng đến 3-4 năm. Như vậy quan điểm của em không thể đại diện cho tất cả bà con kiều bào ở các nước khác nhau cụ ạ.
Nói về hiện tại trước nhé. Trong vòng 1-2 năm gần đây em có 3 người bạn đều là doanh nhân giàu có, đều bỏ Việt nam sang Canada. Em nghe biết nhiều người nữa đi Mỹ, Úc và New Zealand. Nhưng vì em không rõ nên không phân tích. Còn 3 trường hợp bạn em thì em biết rõ, bỏ 1tr và đi cả nhà, bán hết tài sản và đi! Đều tuổi em, có người hơn 1-2 tuổi không đáng kể, đều có cả con lớn con bé, đều bỏ lại bố mẹ ở Vietnam, xác định có thẻ và quốc tịch sẽ quay về thăm và đón các cụ sau. Việc này là em chưa làm được đây. Bố mẹ em già yếu và mong muốn mất ở quê hương. Cụ có lý giải được sao các doanh nhân thành đạt muốn gì có đấy ở Vietnam, sự nghiệp đang thăng hoa lại bỏ hết để ra đi!?
Đó là những người có tiền thực sự, đi bằng visa đầu tư, rõ rành sang bên đó họ nghiễm nhiên là elite, hưởng mọi ưu đãi an sinh xã hội bên đó.
Còn nhiều người đi dạng đoàn tụ gia đình HO đó, kết hôn, đi học rồi xin ở lại dạy vv. Còn đi trốn kiểu lậu như ở Châu âu cũng có nhưng em không rõ các trường hợp đó lắm.
Còn tuổi 50 chúng ta nếu mới đi em nghĩ cũng đủ trải nghiệm để thích nghi với nơi mới. Các cụ đừng lo, nó khác khi ta đôi mươi: hồ đồ hiếu thắng vội vàng … khó hoà nhập. Người Viet ta có câu nhập gia tuỳ tục. Cụ đi đâu cứ áp dụng đúng câu đó, em nghĩ thành công đến 7-8 phần đó!
Kỳ thị ư? Có chứ! Bản thân tại Việt nam chúng ta ngày nay vẫn kỳ thị lẫn nhau này! Cụ thấy em nói đúng không? Em kể câu chuyện về kỳ thị của em nhé: khoảng năm 1999, em đến 1 nước mới. Có những người đến tìm gặp em vì tò mò! Họ hỏi mày là Vietnam thạt à!? Vô lý vì sao mày lại nói tiếng Anh lưu loát vậy, tại sao mày lại biết lái xe … kiểu câu hỏi như vậy. Buồn không cụ? Buồn cười nữa. Cái kỳ thị thì nó vô cùng. Nhiều cộng đồng do thiếu thông tin về Vietnam nên thành kỳ thị! Ví dụ nữa cũng độ thời gian đó, truyền hình địa phương chiếu du lịch Vietnam, ôi trời ơi họ chiếu đoạn phim tàu điện leng keng, xe đạp nghèo khổ vật vã đạp dưới trời nắng, bà cụ nhễ nhại mồ hôi quang gánh … Cái phim đó chắc phải lạc hậu 20 năm rồi, hèn gì mà họ thấy em lái xe thì họ bảo là em không phải người Việt. Sau có dịp gặp đài TH đó em có hỏi lấy băng đó từ đâu, họ nói từ đsq vietnam đó! Như vậy cụ có thể thấy nhiều khi cơ quan ngoại giao không cố hơn 1 chút là dân bị kỳ thị. Ngày nay lớp lao động đi các nước Đông Á còn làm nên nhiều chuyện khiến người ta kỳ thị người Việt, vậy trách nhiệm này của ai? Của cụ hay của em? Kiểu gì cũng tại 1 trong 2 ta
. Nếu cụ sống chân thành, dùng đúng văn hoá Việt đối xử với cộng đồng sở tại, em tin nhanh chóng cụ sẽ hoà nhập cộng đồng thôi vì sống chân thành là kim chỉ nam của em!
Về ăn uống thì đúng là 3-40 năm trước còn khó chứ bây giờ đồ thực phẩm châu á rất phổ biến, kể cả ở Mỹ. Cụ quen địa phương có thể đến các Chợ Cháu á và mua gì cũng có về mà nấu. Nếu còn phải đi làm như em trước đây thì ít có thời gian nấu nướng nên em hay ăn hàng, cơ bản cơm tây nhà em cũng quen!
Dài quá và hơi lộn xộn. Em dừng đây đã. Mời các cụ cứ trao đổi cho vui nhé. Biết gì em nói nấy.
Em thì thấy đi mà thuận lợi thì nên đi!