Vâng, mình ko trách gì các cụ, nhưng cũng nhìn lại để thấy việc có tầm nhìn quan trọng đến thế nào. Có tài sản tích luỹ để lại thì lúc gặp cơ hội đầu tư hay cần vốn làm ăn mới bật lên được. Mà cụ làm 10 năm mua hẳn được cái nhà thì giỏi rồi còn gì
Lại nói ngày xưa, cách đây ~ 30 năm, bố chồng em được phân nhà ở cả mạn HQV rồi Láng Hạ, tóm lại mấy nơi cơ (ngày xưa các Sở hoặc công ty NN ở HN nhiều quỹ đất), mà chê xa xôi nên... bán hết sạch
xong mua 1 cái nhà trong ngõ phố cũ gần hồ, thời đó thì bờ Hồ là trung tâm nhất rồi, nên nhà đúng kiểu ngõ nhỏ phố nhỏ có giàn hoa giấy trong bài hát, nhưng giá đến hơn 50 cây vàng
Em nghe kể lại chuyện xưa chỉ biết kêu trời, tưởng tượng xem, thời đó ví như khu Cầu Giấy giá đất chỉ tính theo chỉ vàng hoặc vài cây vàng. Mấy chục năm trôi qua vèo, cái nhà ngõ phố hiện tại giá trị vẫn thế, còn ở Cầu Giấy hay Trung Hoà thì từ ao chuông, vườn táo, đầm sen ngày xưa...đã thành building to đùng, giá đất đã tăng gấp nhiều lần
. Các cô chú cùng cơ quan bc em được phân nhà ở Láng Hạ vẫn giữ đến giờ thì ngồi cười khà khà khà cho thuê quán cà phê. Còn bố mẹ chồng em thì đi làm công chức chân chỉ hạt bột, về hưu có nhõn lương hưu, ít tiết kiệm gửi bank với cái nhà đang ở
--
Mỗi lần em léo nhéo kêu ca chuyện đất cát thì lão chồng lại bẩu thồi thồi chuyện các cụ ngày xưa ồi, sao cứ đi so sánh giá xưa vs giờ làm chi, mình cố gắng mà làm rồi kiếm lại, em bẩu gớm tôi đố lão giờ làm gì kiếm được 20 tỷ đó. Thế là lại gừ nhau
--
Nói túm lại ta nhìn vào các sự hạn chế của những người đi trước để tránh bị lặp lại, chứ cuộc đời có mấy mà để mắc sai lầm rồi rút kinh nghiệm