Nhờ có
nguyennu mới gúc ra lịch sử bài này:
Bài Sang ngang bắt nguồn từ giọng hát của một cô ca sĩ: Lệ Thanh. Sự nghiệp ca hát của cô tuy chỉ trong khoảng 10 năm (1955 - 1965), nhưng đã chinh phục trọn vẹn cảm tình của khán giả đương thời. Cách trình bày bản nhạc cũng thật đặc biệt: không hát liên tục một câu mà thường chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Cô còn láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày. Đã vậy cô ưa chẻ từng câu hát, chỗ không phải ngừng thì cô ngừng. Chơi ngẫu hứng như thế nên nhiều khi ý nhạc sai lệch hẳn đi. Các nhạc sĩ nhăn nhó, nhưng khán giả cứ vỗ tay rần rần... Dạo ấy, Lệ Thanh ưa hát những bản
Tiễn em (thơ Cung Trầm Tưởng, nhạc Phạm Duy),
Chiều mưa biên giới, Sắc hoa màu nhớ (Nguyễn Văn Đông),
Gặp nhau, Tà áo cưới (Hoàng Thi Thơ),
Tà áo xanh (Đoàn Chuẩn - Từ Linh)... Tuy nổi tiếng như cồn (cùng với ca sĩ Thanh Thúy), nhưng cuộc đời ca hát của Lệ Thanh lại rất ngoan hiền, không chút điều tiếng. Cô ăn mặc giản dị, tránh né đám đông tối đa, không thích chụp ảnh và ghét tuyên bố vung vít trên mặt báo. Tuy là ca sĩ, nhưng trong mắt khán giả, hình ảnh ca sĩ Lệ Thanh như một nữ sinh ngây thơ, khả ái...
Trong số các khán giả ái mộ Lệ Thanh, có một chàng nhạc sĩ trẻ, dáng dấp thư sinh. Đó là nhạc sĩ Đỗ Lễ. Chàng nghiện từ tiếng hát đến dáng vóc của ca sĩ Lệ Thanh và luôn là một “tín đồ” trung thành của nàng.
“Nhạc sĩ của những cuộc tình dở dang”
Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh năm 1941, tại Hà Nội. Ông từng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1953), Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định (1954), Đại học Khoa học Sài Gòn (1959), Đại học Luật khoa Sài Gòn (1963).
Năm 1965, ông từng giành được huy chương vàng trong một cuộc thi Lực sĩ đẹp... Tóm lại, Đỗ Lễ là một con người đa tài, một “nghệ sĩ - trí thức” chính hiệu... Đỗ Lễ tự học nhạc năm 10 tuổi và tập tành sáng tác năm 15 tuổi. Tuy thế, đến thời điểm “trồng cây si” ca sĩ Lệ Thanh thì Đỗ Lễ vẫn chưa có nhạc phẩm nào thực sự nổi tiếng. Đêm đêm, hễ nàng hát ở phòng trà nào là hầu như Đỗ Lễ có mặt ở đó. Lệ Thanh đứng trên sân khấu, mỉm cười chung chung, vô định...
Vậy mà, Đỗ Lễ thấy như nàng cười với riêng mình, nàng hát riêng cho mình nghe... Vậy rồi, nàng bỗng nhiên bỏ nghiệp ca hát để... lấy chồng (khoảng năm 1965), để lại nhiều nuối tiếc trong lòng khách mộ điệu. Người hụt hẫng nhất chính là Đỗ Lễ. Dù ông yêu Lệ Thanh bằng mối tình đơn phương nhưng cũng đau đớn, vật vã lắm. Rồi Đỗ Lễ soạn ca khúc
Sang ngang,
tưởng tượng ra một đêm từ biệt với Lệ Thanh: “
Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi... Mai bước sang ngang, lòng thêm nát tan, tình đã dở dang... Thôi khóc làm gì, đã lỡ duyên thề, thương nhau làm chi. Nỗi buồn ai hay, khi mình chia tay. Xa cách nhau rồi...”. Bản nhạc ngay lập tức nổi tiếng và đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của các cô nữ sinh thời bấy giờ...
Em lại về nhà nghe nhạc
Lau mắt đi em
Gần hết đêm rồi
Buồn thêm nữa sao?
Mai bước sang ngang
Lòng thêm nát tan
Tình đã dở dang.
Thôi khóc làm gì
Đã lỡ duyên thề
Thương nhau làm chi?
Nỗi buồn ai hay
Khi mình chia tay
Xa cách nhau rồi.
Mỗi lần nghe bài này lại không nén nổi cảm xúc