- Biển số
- OF-84940
- Ngày cấp bằng
- 11/2/11
- Số km
- 5,148
- Động cơ
- 460,124 Mã lực
- Nơi ở
- Đền chùa
- Website
- bacsinoitru.vn
Gần đây trên facebook đang lan truyền một câu chuyện về nghĩa cử cao đẹp của một cặp vợ chồng khi đứng ra sơ cứu cho một nạn nhân không may xuất hiện “co giật” trên đường. Theo nhận định của anh chồng, khi thấy nạn nhân bất tỉnh, co giật, sùi bọt mép và co quắp bàn tay... thì anh ấy nghĩ ngay rằng bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, và vì anh ấy đã đọc qua ở đâu đó cách trị bệnh này cho nên đã yêu cầu người xung quanh lui ra, để bệnh nhân nằm bất động và anh ấy bắt đầu sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách dùng kim chích lên 10 đầu ngón tay và nặn từng giọt máu ra. Ngay sau khi chích đầu ngón tay và nặn máu ra, anh ấy mô tả bàn tay bắt đầu mềm và thẳng ra được. Thấy vậy, người đứng xung quanh bắt đầu giúp anh ấy sơ cứu cho bệnh nhân bằng việc tiếp tục chích và nặn máu từ 10 đầu ngón chân, thậm chí anh ấy còn nặn đỏ hai daí tai của bệnh nhân. Khoảng một phút sau những biện pháp sơ cứu đó thì bệnh nhân tỉnh ra và ngưng sùi bọt mép.
Qua tình huống này mình thấy tinh thần tương thân tương ái của cặp vợ chồng trên rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, có một điều mình thấy các bạn không nên nghe theo và cổ súy. Khi đứng trước bất cứ bệnh nhân hôn mê nào, các bạn không nên có lối nhìn nhận và đánh giá áp đặt một cách kém hiểu biết như vậy bởi vì hôn mê là một tình trạng mất ý thức gây ra bởi một loạt các vấn đề khác nhau như chấn thương sọ não, đột quỵ, u não, cơn động kinh, ngộ độc thuốc hoặc rượu, hoặc thậm chí do các bệnh lý nền như đái tháo đường hoặc nhiễm trùng,… và mỗi một bệnh cảnh có những biện pháp điều trị khác nhau. Tất nhiên, trước khi các biện pháp điều trị đặc hiệu được đưa ra thì bệnh nhân hôn mê cần phải được sơ cứu đúng cách nhằm đảm bảo các chức năng sống ổn định (đường thở, hô hấp, tuần hoàn…). Trong trường hợp trên, bệnh nhân được mô tả là bất tỉnh, co giật, sùi bọt mép và co quắp bàn tay..., và khoảng vài phút sau bệnh nhân tỉnh lại là rất phù hợp với bệnh cảnh của một cơn động kinh. Không phải vì chích máu đầu ngón tay thì bệnh nhân mới tỉnh dậy, đây chỉ là diễn biến bình thường của một cơn động kinh toàn thể.
Mặt khác, châm kim và nặn máu lên 10 đầu ngón tay không có tác dụng trong cấp cứu và điều trị đột quỵ. Nếu bệnh nhân ở trạng thái không tiếp xúc (không phải là hôn mê, và cộng đồng vẫn lầm tưởng là đột quỵ) do Hysteria, và thường có thêm tăng thông khí (thở nhanh) gây kiềm hô hấp dẫn tới hạ canxi máu (dấu hiệu co quắp bàn tay)... thì việc châm kim và nặn máu có thể có tác dụng như là một liệu pháp tâm lý. Trong trường hợp Hysteria, không chỉ có châm kim và nặn máu, chỉ một tác động tâm lý làm bệnh nhân yên tâm hơn và bình tĩnh lại, ví dụ: tiêm bắp bằng nước cất và tiêm thật đau, cũng có thể khiến bệnh nhân tỉnh ra, thở chậm lại và hết co quắp bàn tay.
Trước đó, trên facebook, trên nhiều diễn đàn và thậm chí nhiều trang thông tin điện tử cũng dẫn lại bài viết “Tai biến mạch máu não. Xin nhớ ba chữ: C. N. G”. Theo đó, "có thể nhận diện sớm tai biến mạch máu não bằng cách hỏi nạn nhân 3 điều đơn giản: C. N. G. Đó là yêu cầu người đó Cười, Nói và Giơ tay lên. Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc...".
Ngoài ra, cũng theo hướng dẫn này, "có thể dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một milimét cho đến khi có máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, chỉ chờ vài phút thì bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. Bước tiếp theo là châm vào hai bên daí tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại". Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một phương pháp sơ cứu mà mọi người nên biết, nó sẽ cứu được mạng sống của những người bị tai biến mạch mạch máu não.
Qua bài viết này mình nhìn nhận thấy tác giả đã rất khéo léo lồng ghép cách phát hiện sớm đột quỵ não mà trong các tài liệu y khoa về đột quỵ dành cho cộng đồng đã mô tả và hướng dẫn rất chi tiết. Tài liệu y khoa có viết “sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo”, FAST là một thuật ngữ tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là NHANH, và nó lấy các ký tự đầu của các dấu hiệu và triệu chứng sớm (theo nghĩa tiếng Anh) trong đột quỵ để ghép vào (xem bài ở dưới). Tuy nhiên, khi chuyển tải sang tiếng Việt bằng cụm từ C.N.G. thì mình thấy nó thực sự không có ý nghĩa gì ngoài việc tác giả dùng nó để “lòe bịp”, tạo sự khác lạ và có vẻ khoa học để đánh lừa cộng đồng, và tạo thuận cho việc truyền bá phương pháp chích máu đầu ngón tay không có cơ sở khoa học mà nó có nguồn gốc từ một bài viết chỉ mang tính truyền thuyết (urban legends) trên một website của nước ngoài (about.com).
SƠ CỨU BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vảo nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất... hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não. Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.
Cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não. Tận dụng từng giây từng phút.
Làm thế nào để phát hiện đột quỵ não?
- Trong trường hợp có thể có đột quỵ, sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo:
+ Face (mặt) - Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không?
+ Arms (tay) - Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?
+ Speech (lời nói) - Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không?
+ Time (thời gian) - Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.
Ghi chú: khi đưa ra cụm từ viết tắt F.A.S.T. (tương ứng với mỗi dấu hiệu cảnh báo theo nghĩa tiếng Anh), ngoài mục đích giúp cộng đồng dễ nhớ thì nó còn có ý nghĩa trong tiếng Anh là NHANH CHÓNG
- Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:
+ Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân
+ Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt
+ Đau đầu dữ dội - đau đầu đột ngột - đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng
+ Chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác
- Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm: có huyết áp cao, có tiền sử bị đột quỵ, hút thuốc lá, có bệnh đái tháo đường và tim mạch. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo độ tuổi.
Bạn có thể giúp đỡ bệnh nhân như thế nào?
- Đánh giá mức độ ý thức của bệnh nhân:
+ Nếu bệnh nhân bất tỉnh và thở bình thường, hoặc nếu không hoàn toàn tỉnh táo, đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở một vị trí thuận lợi (tư thế nằm nghiêng an toàn)
- Gọi thêm người hỗ trợ và gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc số điện thoại dịch vụ cấp cứu y tế tại địa phương bạn ngay lập tức.
Điều quan trọng đối với bệnh nhân là được đánh giá càng sớm càng tốt bởi vì điều trị phải được bắt đầu trong vòng 1 - 2 giờ đầu sau đột quỵ nếu máu đông gây tắc mạch não.
- Chăm sóc cho bệnh nhân còn tỉnh:
+ Hỗ trợ bệnh nhân còn tỉnh táo ở một tư thế thoải mái nhất
+ Đắp chăn cho bệnh nhân để làm giảm mất nhiệt nếu thời tiết lạnh
- Theo dõi bệnh nhân:
+ Trong khi đợi xe cứu thương đến hoặc đợi người hỗ trợ đưa bệnh nhân đi bệnh viện, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ nhằm phát hiện bất cứ sự thay đổi tình trạng nào.
+ Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm tình trạng ý thức nào của bệnh nhân, đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở một vị trí thuận lợi (tư thế nằm nghiêng an toàn).
Tư thế nằm nghiêng an toàn cho bệnh nhân hay tư thế hồi sức cấp cứu là tư thế nhằm để bảo vệ đường thở của bệnh nhân, là ưu tiên cao nhất đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, do trọng lực làm hàm rơi ra phía sau, lưỡi bị tụt xuống và làm lấp tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa, người bệnh dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp rất nguy hiểm. Khi đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên, các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
- Tất cả các bệnh nhân hôn mê đều nên được đặt ở tư thế nằm nghiêng an toàn, trừ khi nghi ngờ có chấn thương cột sống: bệnh cảnh chấn thương, liệt chân, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, tay trên gấp, tay dưới duỗi thẳng ra trước mặt, chân trên co, chân dưới duỗi thẳng. Có thể dùng vải hoặc gối để kê giữ nguyên bệnh nhân ở tư thế như vậy.
Bác sĩ Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
-----
Updated 18:37 03/10/2015
-----
Cách đây hơn 10 năm (2003), một thông điệp rất lạ được gửi và lan truyền một cách nhẹ dạ cả tin qua e-mail và trên internet. Sức lan truyền của nó, cộng với mối nguy hại tiềm ẩn… đã khiến các nhà khoa học và truyền thông trên thế giới phải vào cuộc. Dưới đây là một trong rất nhiều bài cảnh báo cho cộng đồng về nhưng điều bất cập và mối nguy hại của các thông điệp trong e-mail đó.
-----
Luận điệu: Chích ngón tay nạn nhân đột quỵ có thể giúp trì hoãn triệu chứng
-----
THỰC TẾ
Một thông điệp được lan truyền rộng rãi qua e-mail gần đây đã đề xuất một cách khác thường nhằm giúp nạn nhân đột quỵ. “Giúp nạn nhân ngồi dậy để dự phòng nạn nhân bị ngã”, thông điệp tuyên bố. “Sau khi khử trùng một mũi kim và dùng nó để chọc vào các đầu ngón tay của nạn nhân. Sau một vài phút, nạn nhân sẽ tỉnh lại”.
Thông điệp nói rằng khi làm điều này thì bằng cách nào đó sẽ làm giảm huyết áp và làm giảm bớt triệu chứng.
Giống như hầu hết các lời khuyên y tế được phân phát dưới dạng một thông điệp qua e-mail theo chuỗi, nó không có cơ sở khoa học. Thực tế, nếu làm theo lời khuyên của nó có thể gây hại.
Buộc một nạn nhân đột quỵ ngồi dậy không bao giờ là một ý kiến tốt, bởi vì nó có thể gây tụt huyết áp, bác sĩ Larry B. Goldstein (Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Duke) nói.
Chích ngón tay của nạn nhân đột quỵ cũng là một ý kiến tồi, không chỉ vì nó là vô ích, mà bởi vì nếu làm như vậy có thể làm chậm điều trị y tế - đó là điều duy nhất mà có thể giúp đỡ nạn nhân.
LỜI CUỐI
Chỉ có biện pháp điều trị y tế cấp cứu mới có thể giúp nạn nhân đột quỵ
Theo: Anahad O’connor (The New York Time)
PS: Những lý luận và giải thích xác đáng hơn về những bất cập và mối nguy hại của các thông điệp trông e-mail này từ các nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới sẽ được giới thiệu với các bạn sau.
-----
Updated 14:25 04/10/2015
-----
Cách đây hơn 10 năm (2003), một thông điệp rất lạ được gửi và lan truyền một cách nhẹ dạ cả tin qua e-mail và trên internet. Sức lan truyền của nó, cộng với mối nguy hại tiềm ẩn… đã khiến các nhà khoa học và truyền thông trên thế giới phải vào cuộc.Dưới đây là một trong rất nhiều bài viết cảnh báo của các nhà khoa học cho cộng đồng về nhưng điều bất cập và mối nguy hại của các thông điệp trong e-mail đó.
BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU CHÍCH MÁU ĐẦU NGÓN TAY ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ
Thông tin chứa đựng trong e-mail này (được trích dẫn cuối bài bằng tiếng Anh), được lan truyền một cách nhẹ dạ cả tin trên internet, là không đúng và rất nguy hiểm. Bất cứ ai tin tưởng và làm theo lời khuyên của nó thì gần như chắc chắn sẽ gây hại.
Giáo sư Steven P. Novella (Chuyên gia Thần kinh học lâm sàng Hoa Kỳ, Giáo sư về thần kinh học, Trường Đại học Y khoa Yale, Hoa Kỳ)
Bác những luận điệu đặt điều
Đầu tiên để tôi bỏ qua những luận điệu đã đặt điều – mà chủ yếu là viết về việc máu chảy qua ngón tay hoặc chọc daí tai sẽ dự phòng được tổn thương vĩnh viễn do đột quỵ
Thực tế có một vài đột quỵ (stroke). Thuật ngữ này đề cập tới biểu hiện các triệu chứng giống đột quỵ hoặc xuất hiện đột ngột. Có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ chảy máu (hemmorhagic) và đột quỵ thiếu máu cục bộ (ischemic stroke). Đột quỵ chảy máu gây ra bởi máu chảy vào não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ gây ra bởi thiếu dòng máu não đến một phần của não, và hơn nữa đột quỵ thiếu máu cục bộ được phân chia theo nguyên nhân gây tắc nghẽn. Đột quỵ thiếu máu cục bộ cũng có thể bị chảy máu thứ phát từ tổn thương thiếu máu vào nhu mô não và từ các mạch máu não.
Không có tình huống nào mà ở đó tất cả các mao mạch trong não bị vỡ - điều này không phải là một phần của đột quỵ. Vấn đề gần nhất đối với tình huống này nếu thực sự xảy ra là đột quỵ thiếu máu cục bộ về sau có thể chảy máu, nhưng không có bằng chứng hoặc bất kỳ lý do chính đáng nào để nghĩ rằng bất cứ điều gì đã đề cập trong e-mail sẽ dẫn tới hoặc dự phòng chảy máu thứ phát.
Hơn nữa, chích các đầu ngón tay hoặc daí tai (nếu may mắn) sẽ làm mất một lượng máu không đáng kể và sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào đến huyết động của nạn nhân đột quỵ. Và nếu có, thì nó sẽ chỉ làm đột quỵ thêm tồi tệ hơn do làm giảm tưới máu não và cung cấp oxy.
Những mối nguy hại từ khuyến cáo trong e-mail
Tiếp theo, chúng ta hãy nhìn vào những khuyến cáo cụ thể của e-mail này để xem chúng gây hại như thế nào. Khuyến cáo bắt đầu bằng tuyên bố “khi đột quỵ xảy ra”, nhưng không thể tiên đoán được bằng việc quan sát đơn thuần khi nào đột quỵ xảy ra. Tất cả những gì mà bạn có thể nói thông qua các triệu chứng và thăm khám là “sự cố giống đột quỵ” đã xảy ra. Các triệu chứng giống đột quỵ có thể gây ra bởi cơn co giật, chảy máu, hoặc đột quỵ thiếu máu cục bộ thực sự. Không có cách nào để biết được sự khác nhau mà không có chẩn đoán hình ảnh. Điều trị sẽ tùy thuộc vào X-quang cấp cứu, thường là chụp cắt lớp vi tính (CT).
Người gửi e-mail sau đó khuyên rằng không di chuyển bệnh nhân, nhưng không nói lý do gì để không di chuyển nạn nhân đột quỵ. Sau đó họ nói để bệnh nhân ngồi lên. Nếu bệnh nhân bị chảy máu ngồi lên (đến một mức độ nào đó) có thể gây hại. Nhưng nếu họ có đột quỵ thiếu máu cục bộ sau đó ngồi dậy thì cũng sẽ khiến dòng máu càng bị tổn thương và làm cho đột quỵ càng tồi tệ hơn. Hơn nữa, không có cách nào để xác định được khi không biết đặc điểm loại đột quỵ mà bệnh nhân mắc phải, nhưng phần lớn là đột quỵ thiếu máu cục bộ cho nên lời khuyên này có thể gây hại bằng việc làm cho đột quỵ càng tồi tệ hơn.
Việc chích đầu ngón tay và nặn chảy máu, như tôi đã đề cập ở trên, là vô tác dụng nhưng nó lại làm chậm việc cung cấp cho nạn nhân đột quỵ biện pháp chăm sóc y tế đúng đắn. Chúng tôi có câu nói trong thần kinh học rằng, thời gian = não. Có cả một chiến dịch y tế công cộng (public health campaign) để điều trị đột quỵ và đưa bệnh nhân tới các phòng cấp cứu sớm nhất có thể được. Đây là thông tin sai lệch vô căn cứ đang trực tiếp chống lại những nỗ lực này bằng việc nói với mọi người bỏ phí một khoảng thời gian đáng kể trước khi làm được bất cứ điều gì hữu ích.
Tuyên bố tiếp theo thậm chí còn tồi tệ hơn – đợi bệnh nhân tỉnh lại (phần lớn nạn nhân đột quỵ thực sự mất ý thức) và đợi cho tới khi các triệu chứng được hồi phục. Ôi – điều đó hoàn toàn ngược lại với những gì mà bạn đang làm. Không đợi cho các triệu chứng được hồi phục (mà điều đó có thể không xảy ra hoặc có thể làm mất thời gian), đưa bệnh nhân tới phòng cấp cứu gần nhất nhanh nhất có thể được. Một chuyến đi gập ghềnh sẽ không làm vỡ các mao mạch, trì hoãn điều trị cấp cứu sẽ phải trả giá bằng nhu mô não.
Trì hoãn điều trị thậm chí còn là một ý tưởng rất tồi bởi vì việc sử dụng tPA – thuốc làm tan huyết khối có thể làm đảo ngược một số đột quỵ. Để sử dụng tPA thì nạn nhân đột quỵ phải tìm đến chăm sóc y tế rất nhanh. Thuốc chỉ có thể được sử dụng trong vòng 3 (hiện nay có thể kéo dài tới 4,5 giờ), vì vậy bệnh nhân thường cần phải có mặt tại phòng cấp cứu trong vòng 2 giờ sau khởi phát triệu chứng. Nhưng bất cứ sự trì hoãn nào cũng có thể làm mất đi cơ hội điều trị bằng tPA.
Chỉ là những thông tin rác huyền thoại đô thị
Điều gì nói về bằng chứng của sự thành công? Vâng, không có lý do nào để tin bất cứ điều gì chứa đựng trong e-mail này. Nó có tất cả các dấu hiệu của TIN RÁC huyền thoại đô thị (urban legend SPAM). Tuy nhiên, nhiều loại đột quỵ mà thực tế chúng tôi gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attacks), hoặc TIA’s. TIA’s, theo định nghĩa, sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ, nhưng phần lớn sẽ hồi phục trong vòng 10 – 15 phút. Do đó việc điều trị TIA bằng bất cứ phương pháp nào thường sẽ cho kết quả hồi phục hoàn toàn triệu chứng. Tất nhiên, điều này không có gì phải chứng minh.
Kết luận
Những luận điệu trong e-mail này là phi lý theo quan điểm y học/sinh lý học và các khuyến cáo dựa vào chúng thực sự nguy hiểm và gần như chắc chắn gây hại, chủ yếu do trì hoãn chẩn đoán và điều trị phù hợp theo quan điểm cấp cứu y khoa chân chính.
Steven P. Novella
Chuyên gia Thần kinh học lâm sàng Hoa Kỳ
Giáo sư về Thần kinh học
Trường Đại học Y khoa Yale, Hoa Kỳ
Website: http://theness.com/neurologicablog/
-----
URBAN LEGEND SPAM
-----
AMAZING!! PLEASE PASS IT ON YOUR FAMILY, FRIENDS AND BUSINESS ASSOCIATES.
A Needle Can Save a Life – stroke
Worth noting. Never know who or when it may be needed...
A NEEDLE CAN SAVE THE LIFE OF A STROKE PATIENT - From Chinese professor
Keep a syringe or needle in your home to do this... It's amazing and an unconventional way of recovering from stroke, read it through it can help somebody one day.
This is amazing. Please keep this very handy.. Excellent tips. Do take a minute to read this. You'll never know. One's life may depend on you.
My father was paralyzed and later died from the result of a stroke. I wish I knew about this first aid before. When stroke strikes, the capillaries in the brain will gradually burst."(Irene Liu)
When a stroke occurs, stay calm. No matter where the victim is, do not move him/her. Because, if moved, the capillaries will burst. Help the victim to sit up where he is to prevent him from falling over again, and then the bloodletting can begin. If you have in your home an injection syringe that would be the best, otherwise, a sewing needle or a straight pin will do.
1. Place the needle/pin over fire to sterilize it, and then use it to prick the tip of all 10 fingers.
2. There are no specific acupuncture points, just prick about a mm from the fingernail.
3. Prick till blood comes out.
4. If blood does not start to drip, then squeeze with your fingers.
5. When all 10 digits is bleeding, wait a few minutes then the victim will regain consciousness.
6. If the victim's mouth is crooked, then pull on his ears until they are red.
7. Then prick each ear lobe twice until two drops of blood comes from each ear lobe. After a few minutes the victim should regain consciousness.
Wait till the victim regain his normal state without any abnormal symptoms then take him to the hospital, otherwise, if he was taken in the ambulance in a hurry to the hospital, the bumpy trip will cause all the capillaries in his brain to burst. If he could save his life, barely managing to walk, then it is by the grace of his ancestors.
"I learned about letting blood to save life from Chinese traditional doctor Ha Bu-Ting who lives in Sun-Juke. Furthermore, I had practical experience with it. Therefore I can say this method is 100% effective. In 1979, I was teaching in Fung-Gaap College in Tai-Chung. One afternoon I was teaching class when another teacher came running to my class room and said in panting, "Ms. Liu, come quick, our supervisor has had a stroke!"
I immediately went to the 3rd floor. When I saw our supervisor, Mr.Chen Fu-Tien, his color was off, his speech was slurred, his mouth was crooked-all the symptoms of a stroke. I immediately asked one of the practicum students to go to the pharmacy outside the school to buy a syringe, which I used to prick Mr. Chen's 10 fingers tips. When all 10 fingers were bleeding (each with a pea-sized drop of blood), after a few minutes, Mr. Chen's face regained its color and his eyes' spirit returned, too. But his mouth was still crooked. So I pulled on his ears to fill them with blood. When his ears became red, I pricked his right earlobe twice to let out 2 drops of blood. When both earlobes had two drops of blood each, a miracle happened. Within 3-5 minutes the shape of his mouth returned to normal and his speech became clear. We let him rest for a while and have a cup of hot tea, then we helped him go down the stairs, drove him to Wei-Wah Hospital. He rested one night and was released the next day to return to school to teach.
Everything worked normally. There were no ill after-effects. On the otherhand, the usual stroke victim usually suffers irreparable bursting of the brain capillaries on the way to the hospital. As a result, these victims never recover.- " (Irene Liu)
Therefore stroke is the second cause of death. The lucky ones will stay alive but can remain paralyzed for life. It is such a horrible thing to happen in one's life. If we can all remember this bloodletting method and start the life-saving process immediately, in a short time, the victim will be revived and regain 100% normality.
If possible, Please forward this after reading. You never know if it may help save a life from stroke.
Qua tình huống này mình thấy tinh thần tương thân tương ái của cặp vợ chồng trên rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, có một điều mình thấy các bạn không nên nghe theo và cổ súy. Khi đứng trước bất cứ bệnh nhân hôn mê nào, các bạn không nên có lối nhìn nhận và đánh giá áp đặt một cách kém hiểu biết như vậy bởi vì hôn mê là một tình trạng mất ý thức gây ra bởi một loạt các vấn đề khác nhau như chấn thương sọ não, đột quỵ, u não, cơn động kinh, ngộ độc thuốc hoặc rượu, hoặc thậm chí do các bệnh lý nền như đái tháo đường hoặc nhiễm trùng,… và mỗi một bệnh cảnh có những biện pháp điều trị khác nhau. Tất nhiên, trước khi các biện pháp điều trị đặc hiệu được đưa ra thì bệnh nhân hôn mê cần phải được sơ cứu đúng cách nhằm đảm bảo các chức năng sống ổn định (đường thở, hô hấp, tuần hoàn…). Trong trường hợp trên, bệnh nhân được mô tả là bất tỉnh, co giật, sùi bọt mép và co quắp bàn tay..., và khoảng vài phút sau bệnh nhân tỉnh lại là rất phù hợp với bệnh cảnh của một cơn động kinh. Không phải vì chích máu đầu ngón tay thì bệnh nhân mới tỉnh dậy, đây chỉ là diễn biến bình thường của một cơn động kinh toàn thể.
Mặt khác, châm kim và nặn máu lên 10 đầu ngón tay không có tác dụng trong cấp cứu và điều trị đột quỵ. Nếu bệnh nhân ở trạng thái không tiếp xúc (không phải là hôn mê, và cộng đồng vẫn lầm tưởng là đột quỵ) do Hysteria, và thường có thêm tăng thông khí (thở nhanh) gây kiềm hô hấp dẫn tới hạ canxi máu (dấu hiệu co quắp bàn tay)... thì việc châm kim và nặn máu có thể có tác dụng như là một liệu pháp tâm lý. Trong trường hợp Hysteria, không chỉ có châm kim và nặn máu, chỉ một tác động tâm lý làm bệnh nhân yên tâm hơn và bình tĩnh lại, ví dụ: tiêm bắp bằng nước cất và tiêm thật đau, cũng có thể khiến bệnh nhân tỉnh ra, thở chậm lại và hết co quắp bàn tay.
Trước đó, trên facebook, trên nhiều diễn đàn và thậm chí nhiều trang thông tin điện tử cũng dẫn lại bài viết “Tai biến mạch máu não. Xin nhớ ba chữ: C. N. G”. Theo đó, "có thể nhận diện sớm tai biến mạch máu não bằng cách hỏi nạn nhân 3 điều đơn giản: C. N. G. Đó là yêu cầu người đó Cười, Nói và Giơ tay lên. Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc...".
Ngoài ra, cũng theo hướng dẫn này, "có thể dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một milimét cho đến khi có máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, chỉ chờ vài phút thì bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. Bước tiếp theo là châm vào hai bên daí tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại". Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một phương pháp sơ cứu mà mọi người nên biết, nó sẽ cứu được mạng sống của những người bị tai biến mạch mạch máu não.
Qua bài viết này mình nhìn nhận thấy tác giả đã rất khéo léo lồng ghép cách phát hiện sớm đột quỵ não mà trong các tài liệu y khoa về đột quỵ dành cho cộng đồng đã mô tả và hướng dẫn rất chi tiết. Tài liệu y khoa có viết “sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo”, FAST là một thuật ngữ tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là NHANH, và nó lấy các ký tự đầu của các dấu hiệu và triệu chứng sớm (theo nghĩa tiếng Anh) trong đột quỵ để ghép vào (xem bài ở dưới). Tuy nhiên, khi chuyển tải sang tiếng Việt bằng cụm từ C.N.G. thì mình thấy nó thực sự không có ý nghĩa gì ngoài việc tác giả dùng nó để “lòe bịp”, tạo sự khác lạ và có vẻ khoa học để đánh lừa cộng đồng, và tạo thuận cho việc truyền bá phương pháp chích máu đầu ngón tay không có cơ sở khoa học mà nó có nguồn gốc từ một bài viết chỉ mang tính truyền thuyết (urban legends) trên một website của nước ngoài (about.com).
SƠ CỨU BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vảo nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất... hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não. Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.
Cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não. Tận dụng từng giây từng phút.
Làm thế nào để phát hiện đột quỵ não?
- Trong trường hợp có thể có đột quỵ, sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo:
+ Face (mặt) - Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không?
+ Arms (tay) - Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?
+ Speech (lời nói) - Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không?
+ Time (thời gian) - Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.
Ghi chú: khi đưa ra cụm từ viết tắt F.A.S.T. (tương ứng với mỗi dấu hiệu cảnh báo theo nghĩa tiếng Anh), ngoài mục đích giúp cộng đồng dễ nhớ thì nó còn có ý nghĩa trong tiếng Anh là NHANH CHÓNG
- Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:
+ Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân
+ Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt
+ Đau đầu dữ dội - đau đầu đột ngột - đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng
+ Chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác
- Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm: có huyết áp cao, có tiền sử bị đột quỵ, hút thuốc lá, có bệnh đái tháo đường và tim mạch. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo độ tuổi.
Bạn có thể giúp đỡ bệnh nhân như thế nào?
- Đánh giá mức độ ý thức của bệnh nhân:
+ Nếu bệnh nhân bất tỉnh và thở bình thường, hoặc nếu không hoàn toàn tỉnh táo, đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở một vị trí thuận lợi (tư thế nằm nghiêng an toàn)
- Gọi thêm người hỗ trợ và gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc số điện thoại dịch vụ cấp cứu y tế tại địa phương bạn ngay lập tức.
Điều quan trọng đối với bệnh nhân là được đánh giá càng sớm càng tốt bởi vì điều trị phải được bắt đầu trong vòng 1 - 2 giờ đầu sau đột quỵ nếu máu đông gây tắc mạch não.
- Chăm sóc cho bệnh nhân còn tỉnh:
+ Hỗ trợ bệnh nhân còn tỉnh táo ở một tư thế thoải mái nhất
+ Đắp chăn cho bệnh nhân để làm giảm mất nhiệt nếu thời tiết lạnh
- Theo dõi bệnh nhân:
+ Trong khi đợi xe cứu thương đến hoặc đợi người hỗ trợ đưa bệnh nhân đi bệnh viện, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ nhằm phát hiện bất cứ sự thay đổi tình trạng nào.
+ Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm tình trạng ý thức nào của bệnh nhân, đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở một vị trí thuận lợi (tư thế nằm nghiêng an toàn).
Tư thế nằm nghiêng an toàn cho bệnh nhân hay tư thế hồi sức cấp cứu là tư thế nhằm để bảo vệ đường thở của bệnh nhân, là ưu tiên cao nhất đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, do trọng lực làm hàm rơi ra phía sau, lưỡi bị tụt xuống và làm lấp tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa, người bệnh dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp rất nguy hiểm. Khi đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên, các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
- Tất cả các bệnh nhân hôn mê đều nên được đặt ở tư thế nằm nghiêng an toàn, trừ khi nghi ngờ có chấn thương cột sống: bệnh cảnh chấn thương, liệt chân, đại tiểu tiện không tự chủ.
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, tay trên gấp, tay dưới duỗi thẳng ra trước mặt, chân trên co, chân dưới duỗi thẳng. Có thể dùng vải hoặc gối để kê giữ nguyên bệnh nhân ở tư thế như vậy.
Bác sĩ Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
-----
Updated 18:37 03/10/2015
-----
Cách đây hơn 10 năm (2003), một thông điệp rất lạ được gửi và lan truyền một cách nhẹ dạ cả tin qua e-mail và trên internet. Sức lan truyền của nó, cộng với mối nguy hại tiềm ẩn… đã khiến các nhà khoa học và truyền thông trên thế giới phải vào cuộc. Dưới đây là một trong rất nhiều bài cảnh báo cho cộng đồng về nhưng điều bất cập và mối nguy hại của các thông điệp trong e-mail đó.
-----
Luận điệu: Chích ngón tay nạn nhân đột quỵ có thể giúp trì hoãn triệu chứng
-----
THỰC TẾ
Một thông điệp được lan truyền rộng rãi qua e-mail gần đây đã đề xuất một cách khác thường nhằm giúp nạn nhân đột quỵ. “Giúp nạn nhân ngồi dậy để dự phòng nạn nhân bị ngã”, thông điệp tuyên bố. “Sau khi khử trùng một mũi kim và dùng nó để chọc vào các đầu ngón tay của nạn nhân. Sau một vài phút, nạn nhân sẽ tỉnh lại”.
Thông điệp nói rằng khi làm điều này thì bằng cách nào đó sẽ làm giảm huyết áp và làm giảm bớt triệu chứng.
Giống như hầu hết các lời khuyên y tế được phân phát dưới dạng một thông điệp qua e-mail theo chuỗi, nó không có cơ sở khoa học. Thực tế, nếu làm theo lời khuyên của nó có thể gây hại.
Buộc một nạn nhân đột quỵ ngồi dậy không bao giờ là một ý kiến tốt, bởi vì nó có thể gây tụt huyết áp, bác sĩ Larry B. Goldstein (Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Duke) nói.
Chích ngón tay của nạn nhân đột quỵ cũng là một ý kiến tồi, không chỉ vì nó là vô ích, mà bởi vì nếu làm như vậy có thể làm chậm điều trị y tế - đó là điều duy nhất mà có thể giúp đỡ nạn nhân.
LỜI CUỐI
Chỉ có biện pháp điều trị y tế cấp cứu mới có thể giúp nạn nhân đột quỵ
Theo: Anahad O’connor (The New York Time)
PS: Những lý luận và giải thích xác đáng hơn về những bất cập và mối nguy hại của các thông điệp trông e-mail này từ các nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới sẽ được giới thiệu với các bạn sau.
-----
Updated 14:25 04/10/2015
-----
Cách đây hơn 10 năm (2003), một thông điệp rất lạ được gửi và lan truyền một cách nhẹ dạ cả tin qua e-mail và trên internet. Sức lan truyền của nó, cộng với mối nguy hại tiềm ẩn… đã khiến các nhà khoa học và truyền thông trên thế giới phải vào cuộc.Dưới đây là một trong rất nhiều bài viết cảnh báo của các nhà khoa học cho cộng đồng về nhưng điều bất cập và mối nguy hại của các thông điệp trong e-mail đó.
BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU CHÍCH MÁU ĐẦU NGÓN TAY ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ
Thông tin chứa đựng trong e-mail này (được trích dẫn cuối bài bằng tiếng Anh), được lan truyền một cách nhẹ dạ cả tin trên internet, là không đúng và rất nguy hiểm. Bất cứ ai tin tưởng và làm theo lời khuyên của nó thì gần như chắc chắn sẽ gây hại.
Giáo sư Steven P. Novella (Chuyên gia Thần kinh học lâm sàng Hoa Kỳ, Giáo sư về thần kinh học, Trường Đại học Y khoa Yale, Hoa Kỳ)
Bác những luận điệu đặt điều
Đầu tiên để tôi bỏ qua những luận điệu đã đặt điều – mà chủ yếu là viết về việc máu chảy qua ngón tay hoặc chọc daí tai sẽ dự phòng được tổn thương vĩnh viễn do đột quỵ
Thực tế có một vài đột quỵ (stroke). Thuật ngữ này đề cập tới biểu hiện các triệu chứng giống đột quỵ hoặc xuất hiện đột ngột. Có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ chảy máu (hemmorhagic) và đột quỵ thiếu máu cục bộ (ischemic stroke). Đột quỵ chảy máu gây ra bởi máu chảy vào não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ gây ra bởi thiếu dòng máu não đến một phần của não, và hơn nữa đột quỵ thiếu máu cục bộ được phân chia theo nguyên nhân gây tắc nghẽn. Đột quỵ thiếu máu cục bộ cũng có thể bị chảy máu thứ phát từ tổn thương thiếu máu vào nhu mô não và từ các mạch máu não.
Không có tình huống nào mà ở đó tất cả các mao mạch trong não bị vỡ - điều này không phải là một phần của đột quỵ. Vấn đề gần nhất đối với tình huống này nếu thực sự xảy ra là đột quỵ thiếu máu cục bộ về sau có thể chảy máu, nhưng không có bằng chứng hoặc bất kỳ lý do chính đáng nào để nghĩ rằng bất cứ điều gì đã đề cập trong e-mail sẽ dẫn tới hoặc dự phòng chảy máu thứ phát.
Hơn nữa, chích các đầu ngón tay hoặc daí tai (nếu may mắn) sẽ làm mất một lượng máu không đáng kể và sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào đến huyết động của nạn nhân đột quỵ. Và nếu có, thì nó sẽ chỉ làm đột quỵ thêm tồi tệ hơn do làm giảm tưới máu não và cung cấp oxy.
Những mối nguy hại từ khuyến cáo trong e-mail
Tiếp theo, chúng ta hãy nhìn vào những khuyến cáo cụ thể của e-mail này để xem chúng gây hại như thế nào. Khuyến cáo bắt đầu bằng tuyên bố “khi đột quỵ xảy ra”, nhưng không thể tiên đoán được bằng việc quan sát đơn thuần khi nào đột quỵ xảy ra. Tất cả những gì mà bạn có thể nói thông qua các triệu chứng và thăm khám là “sự cố giống đột quỵ” đã xảy ra. Các triệu chứng giống đột quỵ có thể gây ra bởi cơn co giật, chảy máu, hoặc đột quỵ thiếu máu cục bộ thực sự. Không có cách nào để biết được sự khác nhau mà không có chẩn đoán hình ảnh. Điều trị sẽ tùy thuộc vào X-quang cấp cứu, thường là chụp cắt lớp vi tính (CT).
Người gửi e-mail sau đó khuyên rằng không di chuyển bệnh nhân, nhưng không nói lý do gì để không di chuyển nạn nhân đột quỵ. Sau đó họ nói để bệnh nhân ngồi lên. Nếu bệnh nhân bị chảy máu ngồi lên (đến một mức độ nào đó) có thể gây hại. Nhưng nếu họ có đột quỵ thiếu máu cục bộ sau đó ngồi dậy thì cũng sẽ khiến dòng máu càng bị tổn thương và làm cho đột quỵ càng tồi tệ hơn. Hơn nữa, không có cách nào để xác định được khi không biết đặc điểm loại đột quỵ mà bệnh nhân mắc phải, nhưng phần lớn là đột quỵ thiếu máu cục bộ cho nên lời khuyên này có thể gây hại bằng việc làm cho đột quỵ càng tồi tệ hơn.
Việc chích đầu ngón tay và nặn chảy máu, như tôi đã đề cập ở trên, là vô tác dụng nhưng nó lại làm chậm việc cung cấp cho nạn nhân đột quỵ biện pháp chăm sóc y tế đúng đắn. Chúng tôi có câu nói trong thần kinh học rằng, thời gian = não. Có cả một chiến dịch y tế công cộng (public health campaign) để điều trị đột quỵ và đưa bệnh nhân tới các phòng cấp cứu sớm nhất có thể được. Đây là thông tin sai lệch vô căn cứ đang trực tiếp chống lại những nỗ lực này bằng việc nói với mọi người bỏ phí một khoảng thời gian đáng kể trước khi làm được bất cứ điều gì hữu ích.
Tuyên bố tiếp theo thậm chí còn tồi tệ hơn – đợi bệnh nhân tỉnh lại (phần lớn nạn nhân đột quỵ thực sự mất ý thức) và đợi cho tới khi các triệu chứng được hồi phục. Ôi – điều đó hoàn toàn ngược lại với những gì mà bạn đang làm. Không đợi cho các triệu chứng được hồi phục (mà điều đó có thể không xảy ra hoặc có thể làm mất thời gian), đưa bệnh nhân tới phòng cấp cứu gần nhất nhanh nhất có thể được. Một chuyến đi gập ghềnh sẽ không làm vỡ các mao mạch, trì hoãn điều trị cấp cứu sẽ phải trả giá bằng nhu mô não.
Trì hoãn điều trị thậm chí còn là một ý tưởng rất tồi bởi vì việc sử dụng tPA – thuốc làm tan huyết khối có thể làm đảo ngược một số đột quỵ. Để sử dụng tPA thì nạn nhân đột quỵ phải tìm đến chăm sóc y tế rất nhanh. Thuốc chỉ có thể được sử dụng trong vòng 3 (hiện nay có thể kéo dài tới 4,5 giờ), vì vậy bệnh nhân thường cần phải có mặt tại phòng cấp cứu trong vòng 2 giờ sau khởi phát triệu chứng. Nhưng bất cứ sự trì hoãn nào cũng có thể làm mất đi cơ hội điều trị bằng tPA.
Chỉ là những thông tin rác huyền thoại đô thị
Điều gì nói về bằng chứng của sự thành công? Vâng, không có lý do nào để tin bất cứ điều gì chứa đựng trong e-mail này. Nó có tất cả các dấu hiệu của TIN RÁC huyền thoại đô thị (urban legend SPAM). Tuy nhiên, nhiều loại đột quỵ mà thực tế chúng tôi gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attacks), hoặc TIA’s. TIA’s, theo định nghĩa, sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ, nhưng phần lớn sẽ hồi phục trong vòng 10 – 15 phút. Do đó việc điều trị TIA bằng bất cứ phương pháp nào thường sẽ cho kết quả hồi phục hoàn toàn triệu chứng. Tất nhiên, điều này không có gì phải chứng minh.
Kết luận
Những luận điệu trong e-mail này là phi lý theo quan điểm y học/sinh lý học và các khuyến cáo dựa vào chúng thực sự nguy hiểm và gần như chắc chắn gây hại, chủ yếu do trì hoãn chẩn đoán và điều trị phù hợp theo quan điểm cấp cứu y khoa chân chính.
Steven P. Novella
Chuyên gia Thần kinh học lâm sàng Hoa Kỳ
Giáo sư về Thần kinh học
Trường Đại học Y khoa Yale, Hoa Kỳ
Website: http://theness.com/neurologicablog/
-----
URBAN LEGEND SPAM
-----
AMAZING!! PLEASE PASS IT ON YOUR FAMILY, FRIENDS AND BUSINESS ASSOCIATES.
A Needle Can Save a Life – stroke
Worth noting. Never know who or when it may be needed...
A NEEDLE CAN SAVE THE LIFE OF A STROKE PATIENT - From Chinese professor
Keep a syringe or needle in your home to do this... It's amazing and an unconventional way of recovering from stroke, read it through it can help somebody one day.
This is amazing. Please keep this very handy.. Excellent tips. Do take a minute to read this. You'll never know. One's life may depend on you.
My father was paralyzed and later died from the result of a stroke. I wish I knew about this first aid before. When stroke strikes, the capillaries in the brain will gradually burst."(Irene Liu)
When a stroke occurs, stay calm. No matter where the victim is, do not move him/her. Because, if moved, the capillaries will burst. Help the victim to sit up where he is to prevent him from falling over again, and then the bloodletting can begin. If you have in your home an injection syringe that would be the best, otherwise, a sewing needle or a straight pin will do.
1. Place the needle/pin over fire to sterilize it, and then use it to prick the tip of all 10 fingers.
2. There are no specific acupuncture points, just prick about a mm from the fingernail.
3. Prick till blood comes out.
4. If blood does not start to drip, then squeeze with your fingers.
5. When all 10 digits is bleeding, wait a few minutes then the victim will regain consciousness.
6. If the victim's mouth is crooked, then pull on his ears until they are red.
7. Then prick each ear lobe twice until two drops of blood comes from each ear lobe. After a few minutes the victim should regain consciousness.
Wait till the victim regain his normal state without any abnormal symptoms then take him to the hospital, otherwise, if he was taken in the ambulance in a hurry to the hospital, the bumpy trip will cause all the capillaries in his brain to burst. If he could save his life, barely managing to walk, then it is by the grace of his ancestors.
"I learned about letting blood to save life from Chinese traditional doctor Ha Bu-Ting who lives in Sun-Juke. Furthermore, I had practical experience with it. Therefore I can say this method is 100% effective. In 1979, I was teaching in Fung-Gaap College in Tai-Chung. One afternoon I was teaching class when another teacher came running to my class room and said in panting, "Ms. Liu, come quick, our supervisor has had a stroke!"
I immediately went to the 3rd floor. When I saw our supervisor, Mr.Chen Fu-Tien, his color was off, his speech was slurred, his mouth was crooked-all the symptoms of a stroke. I immediately asked one of the practicum students to go to the pharmacy outside the school to buy a syringe, which I used to prick Mr. Chen's 10 fingers tips. When all 10 fingers were bleeding (each with a pea-sized drop of blood), after a few minutes, Mr. Chen's face regained its color and his eyes' spirit returned, too. But his mouth was still crooked. So I pulled on his ears to fill them with blood. When his ears became red, I pricked his right earlobe twice to let out 2 drops of blood. When both earlobes had two drops of blood each, a miracle happened. Within 3-5 minutes the shape of his mouth returned to normal and his speech became clear. We let him rest for a while and have a cup of hot tea, then we helped him go down the stairs, drove him to Wei-Wah Hospital. He rested one night and was released the next day to return to school to teach.
Everything worked normally. There were no ill after-effects. On the otherhand, the usual stroke victim usually suffers irreparable bursting of the brain capillaries on the way to the hospital. As a result, these victims never recover.- " (Irene Liu)
Therefore stroke is the second cause of death. The lucky ones will stay alive but can remain paralyzed for life. It is such a horrible thing to happen in one's life. If we can all remember this bloodletting method and start the life-saving process immediately, in a short time, the victim will be revived and regain 100% normality.
If possible, Please forward this after reading. You never know if it may help save a life from stroke.
Chỉnh sửa cuối: