Túi khí, những điều nên biết !

Biển số
OF-28
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
962
Động cơ
591,448 Mã lực
A. Khái quát

1. An toàn xe
Có hai yêu cầu an toàn đối với ô tô. Thứ nhất là an toàn chủ động liên quan đến việc ngăn ngừa tai nạn xẩy ra và thứ hai là an toàn thụ động liên quan đến việc bảo vệ người và hành lý trên xe tại thời điểm va đập. Để bảo vệ người và hành lý trên xe khi va đập. Điều quan trọng là phải giữ cho ca bin bị hư hỏng ít nhất đồng thời phải giảm thiểu sự xuất hiện các va đập thứ cấp gây ra bởi sự dịch chuyển của người lái và hành lý trong ca bin. Để thực hiện được điều này người ta sử dụng khung xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập, đai an toàn, túi khí SRS.v.v.

2. Thân xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập (CIAS)
Sự hấp thụ và phân tán lực va đập thông qua biến dạng các phần đằng trước và đằng sau của thân xe sẽ làm giảm lực va đập tới người lái và hành khách. Cấu trúc ca bin cứng vững cũng giúp giảm thiểu được biến dạng của nó.

3. Đai an toàn
Đai an toàn là một trong những phương tiện cơ bản bảo vệ người lái và hành khách. Đeo đai an toàn sẽ giúp cho người lái và hành khách không bị văng ra khỏi xe trong quá trình va đập đồng thời cũng giảm thiểu sự xuất hiện va đập thứ cấp trong ca bin.

4. Túi khí SRS (hệ thống giảm va đập bổ sung)
Túi khí SRS được trang bị để bảo vệ bổ sung cho người lái và hành khách khi họ đã được bảo vệ bằng đai an toàn. Đối với những va đập nghiêm trọng ở phía trước hoặc sườn xe, túi khí SRS cùng với đai an toàn sẽ ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chấn thương



B. Chi tiết

1. Sự cần thiết phải có đai an toàn và túi khí SRS
Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi xe đâm vào Barie cố định với vận tốc 50 km/h, bị đâm ở phía đầu xe, thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng 0,1 giây hoặc hơn một chút.
ở thời điểm va đập, ba đờ sốc trước ngừng dịch chuyển nhưng phần còn lại của xe vẫn dịch chuyển với vận tốc 50 km/h. Xe bắt đầu hấp thụ năng lượng va đập và giảm tốc độ vì phần trước của xe bị ép lại. Trong quá trình va đập, khoang hành khách bắt đầu chuyển động chậm lại hoặc giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe.
Nếu người lái và hành khách không đeo dây an toàn, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi họ va vào các vật thể trong xe. Trong ví dụ cụ thể này hành khách và người lái dịch chuyển nhanh như khi họ rơi từ tầng 3 xuống.
Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể họ. Tuy nhiên, với các va đập mạnh họ có thể vẫn va đập vào các vật thể trong xe nhưng với một lực nhỏ hơn nhiều so với những người không đeo dây an toàn.
Túi khí SRS giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập lên người lái và hành khách.



2. Nguyên lý hoạt động
(1) Khi va chạm, cảm biến túi khí xác định mức độ va chạm và khi mức độ này vượt quá giá trị qui định của cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí), thì ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ bị đánh lửa.
(2) Ngòi nổ đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí và tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian ngắn.
(3) Khí này bơm căng túi khí để giảm tác động lên người trên xe đồng thời ngay lập tức thoát ra ở các lỗ xả phía sau túi khí. Điều này làm giảm lực tác động lên túi khí và cũng đảm bảo cho người lái có một thị trường cần thiết để quan sát.

Chú ý:

• Sau khi túi khí nổ, khói cùng với khí Ni tơ được thoát ra từ lỗ xả phía sau túi. Khí này không độc ngay cả khi nó không được lọc. Cần phải giải phóng khí đọng này càng nhanh càng tốt để tránh làm di ứng da.
• Túi khí nổ tức thời có thể gây ra vết xước nhỏ hoặc phồng lên.
• Các chi tiết gần túi khí (vô lăng, bảng táp lô) có thể bị nóng vài phút nhưng túi khí không nóng.

Gợi ý:
Túi khí SRS được thiết kế để phồng lên ngay lập tức. Vì vậy cần phải thay thế các chi tiết liên quan đến túi khí ngay sau khi túi khí đã nổ



3. Bộ thổi khí khí và túi
(a) Đối với người lái (ở đệm vô lăng)

<1> Cấu tạo
Cụm túi khí SRS cho ghế người lái được đặt trong đệm vô lăng. Cụm túi khí SRS không thể tháo rời ra được. Nó gồm có bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng.
<2> Nguyên lý hoạt động
Cảm biến túi khí được kích hoạt do sự giảm tốc đột ngột khi có va đập mạnh từ phía trước. Dòng điện đi vào ngòi nổ nằm trong bộ thổi khí để kích nổ túi khí. Tia lửa lan nhanh ngay lập tức tới các hạt tạo khí và tạo ra một lượng lớn khí Nitơ. Khí này đi qua bộ lọc và được làm mát trước khi sang túi khí. Sau đó vì khí giãn nở làm xé rách lớp ngoài của mặt vô lăng và túi khí tiếp tục bung ra để làm giảm va đập tác dụng vào đầu nguời lái.

Gợi ý:

Ngoài ra, còn có bộ thổi khí loại kép để điều khiển quá trình bung ra của túi khí theo hai cấp. Theo vị trí trượt của ghế, đai an toàn có được thắt chặt hay không và mức độ va đập, thiết bị này điều khiển tối ưu sự bung ra của túi khí.



(b) Đối với hành khách phía trước (ở bảng táp lô)

<1> Cấu tạo.
Bơm gồm có bộ phận ngòi nổ, đầu phóng, đĩa chắn, hạt tạo khí, khí áp suất cao .v.v. Túi khí được bơm căng bởi khí có áp suất cao từ bộ tạo khí. Bộ thổi khí và túi được đặt trong một vỏ và đặt ở trong bảng táp lô phía hành khách.
<2> Nguyên lý hoạt động
Nếu cảm biến túi khí được bật lên do giảm tốc khi xe bị va đập từ phía trước, dòng điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ. Đầu phóng bị đốt bởi ngòi nổ phóng qua đĩa chắn và đập vào piston động làm khởi động ngòi nổ mồi. Tia lửa của ngòi nổ này lan nhanh tới bộ kích thích nổ và các hạt tạo khí. Khí được tạo thành từ các hạt tạo khí bị đốt nở ra và đi vào túi khí qua các lỗ xả khí và làm cho túi khí bung ra. Túi khí đẩy cửa mở ra tiếp tục bung ra giúp giảm va đập tác dụng lên đầu, ngực hành khách phía trước.

Gợi ý:

Có bội thổi khí loại kép để điều khiển sự bung ra của túi khí theo hai cấp. Và mỗi cấp đều có ngòi nổ và hạt tạo khí tuỳ theo mức độ va đập sẽ có tốc độ bung ra tối ưu của túi khí. Mức độ va đập được xác định bởi hệ thống cảm biến túi khí, khi mức độ va đập lớn thì cả hai ngòi nổ A và B đều được đánh lửa đồng thời. Khi va đập nhỏ, thời điểm đánh lửa ngòi nổ B được làm chậm lại và túi khí được bung ra với vận tốc chậm hơn so với bộ thổi khí loại đơn



(c) Đối với túi khí bên

<1> Cấu tạo
Về cơ bản cấu tạo của túi khí bên giống như túi khí hành khách phía trước. Cụm túi khí bên được đặt trong hộp và bố trí ở phía ngoài của lưng ghế. Cụm túi khí bên gồm có ngòi nổ, hạt tạo khí, khí áp suất cao và vách ngăn.
<2> Nguyên lý hoạt động.
Nếu cảm biến túi khí được kích hoạt do giảm tốc đột ngột khi xe bị va đập bên hông xe, dòng điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ. Khí cháy được tạo ra do các hạt tạo khí bị đốt làm rách buồng ngăn làm cho khí cháy tiếp tục giãn nở với áp suất cao sau đó khí này làm rách đĩa chạy để khí có áp suất cao đi vào túi khí và làm cho túi khí bung ra.

 

khanhotogtvt

Xe đạp
Biển số
OF-19090
Ngày cấp bằng
25/7/08
Số km
12
Động cơ
503,320 Mã lực
CHà hay quá. Bác này kiếm nguồn tài liệu ở đâu hay thật
(l)
 

m@ing

Xe hơi
Biển số
OF-6107
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
110
Động cơ
544,400 Mã lực
Các bác lái xe mà cứ ỷ lại có túi khí. Ko thắt dây an toàn. Nếu có tai nạn. Hậu quả còn thảm khốc hơn. Cụ thể túi khí nổ bung ra với vận tốc cực lớn như vậy có thể làm người lái vỡ lồng ngực. Nhiều xe đc thiết kế nếu ko thắt dây an toàn thì túi khí cũng ko nổ. Muốn an toàn phải kết hợp cả 2.
 

luclo233

Xe buýt
Biển số
OF-18936
Ngày cấp bằng
22/7/08
Số km
837
Động cơ
511,830 Mã lực
Nơi ở
Bên người tôi yêu
Các bác lái xe mà cứ ỷ lại có túi khí. Ko thắt dây an toàn. Nếu có tai nạn. Hậu quả còn thảm khốc hơn. Cụ thể túi khí nổ bung ra với vận tốc cực lớn như vậy có thể làm người lái vỡ lồng ngực. Nhiều xe đc thiết kế nếu ko thắt dây an toàn thì túi khí cũng ko nổ. Muốn an toàn phải kết hợp cả 2.
Em đồng ý với ý kiến của Bác, nếu không thắt dây an toàn có hay không có túi khí cũng bằng thừa?(b)
 

cclass

Xe buýt
Biển số
OF-8816
Ngày cấp bằng
24/8/07
Số km
792
Động cơ
544,512 Mã lực
Một điều lưu ý quan trọng nữa là các bác ko nên cho trẻ em ngồi ghế phụ có túi khí nhé, vì nếu túi khí nổ sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ đấy ạ - Cái này là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
 

Mr_Che

Xe buýt
Biển số
OF-17746
Ngày cấp bằng
22/6/08
Số km
672
Động cơ
512,715 Mã lực
Nơi ở
FUNS
Website
www.vaidep.com.vn
Toyota vừa phát triển túi khí sau, chẳng biết tác dụng của nó thế nào
 

bachchuongtu

Xe tải
Biển số
OF-20654
Ngày cấp bằng
1/9/08
Số km
259
Động cơ
501,907 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
Các cụ cho em hỏi: nếu túi khí bung 1 lần rồi thì ta phải làm nt nào để nó có thể phục vụ chúng ta những lần sau ah?
 

SSHH

Xe hơi
Biển số
OF-16825
Ngày cấp bằng
29/5/08
Số km
115
Động cơ
510,050 Mã lực
Các cụ cho em hỏi: nếu túi khí bung 1 lần rồi thì ta phải làm nt nào để nó có thể phục vụ chúng ta những lần sau ah?
Chỉ có mua cái khác thôi bác ạ. Vì đó là cả một hệ thống mà, làm sao sử dụng lại được. Em nghĩ thế....:P
 

NguoiGia

Xe tăng
Biển số
OF-14583
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
1,176
Động cơ
525,840 Mã lực
Trong thực tế có người uống bia lon xong rồi tìm cách hàn lại để bán tiếp không ?

Không . Nhưng nếu là rượu thì có vì rượu đắt hơn bia nhiều lần .

Còn túi khí đắt hơn cả rượu thì có kô ?

Đương nhiên là có vì nó sẽ tiết kiệm được hàng ngàn đô khi đại tu những chiếc xe bị đụng để bán lại ra thị trường.

Vâng, sợ thật. Bác ơi có cách gì kiểm tra chất lượng của túi khí không ạ? hàng nghìn đôla thì cũng đáng để "đương nhiên" bác nhể?

Hiện nay em chỉ biết mỗi cách là phi thẳng xe vào cục bê tông thôi bác ạ.

Cho em hỏi câu nữa: làm sao để biết có túi khí hay không-loại trên vô lăng thôi vì em nghĩ có vẻ sẽ dễ tìm nhất.
 

TechVNS

Xe tải
Biển số
OF-18541
Ngày cấp bằng
12/7/08
Số km
498
Động cơ
509,480 Mã lực
Các cụ cho em hỏi: nếu túi khí bung 1 lần rồi thì ta phải làm nt nào để nó có thể phục vụ chúng ta những lần sau ah?
Túi khí thì chắc chắn vứt đi còn cảm biến túi khí thì tùy từng loại xe có thể tái sử dụng.

Các bác lái xe mà cứ ỷ lại có túi khí. Ko thắt dây an toàn. Nếu có tai nạn. Hậu quả còn thảm khốc hơn. Cụ thể túi khí nổ bung ra với vận tốc cực lớn như vậy có thể làm người lái vỡ lồng ngực. Nhiều xe đc thiết kế nếu ko thắt dây an toàn thì túi khí cũng ko nổ. Muốn an toàn phải kết hợp cả 2.
Cái này chỉ là lý thuyết thôi bác. Em biết nhiều trường hợp không thắt dây an toàn nhưng nhờ túi khí mà ít nhất không bị chấn thương nặng. Tất nhiên cả túi khí + thắt dây đai an toàn thì tối ưu nhất nhưng trong trường hợp không thắt dây an toàn thì có túi khí vẫn hơn.
 

Kicker

Xe điện
Biển số
OF-19143
Ngày cấp bằng
27/7/08
Số km
2,497
Động cơ
522,461 Mã lực
Nơi ở
A-------->Z
Vâng, sợ thật. Bác ơi có cách gì kiểm tra chất lượng của túi khí không ạ? hàng nghìn đôla thì cũng đáng để "đương nhiên" bác nhể?

Hiện nay em chỉ biết mỗi cách là phi thẳng xe vào cục bê tông thôi bác ạ.

Cho em hỏi câu nữa: làm sao để biết có túi khí hay không-loại trên vô lăng thôi vì em nghĩ có vẻ sẽ dễ tìm nhất.
- Xe có túi khí đều có hệ thống kiểm soát túi khí. Nếu có trục trặc nó sẽ báo đèn. Nhưng khi có tai nạn, túi khí có nổ hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tốc độ, góc độ đâm... và cả chất lượng xe nữa.
- Tại các vị trí có túi khí đều có thông báo bằng chữ "SRS Airbag" đúc chìm trên nhựa hoặc miếng vải, da may đính vào (thường ở trên mặt táp lô, mặt trên vô lăng, chỗ để chân trước, bên sườn ghế, trên trần dọc 2 bên sườn xe... tùy xe). Bác nhìn chỗ nào có chữ đó thì ở đó có túi khí.
 

Kicker

Xe điện
Biển số
OF-19143
Ngày cấp bằng
27/7/08
Số km
2,497
Động cơ
522,461 Mã lực
Nơi ở
A-------->Z
Một điều lưu ý quan trọng nữa là các bác ko nên cho trẻ em ngồi ghế phụ có túi khí nhé, vì nếu túi khí nổ sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ đấy ạ - Cái này là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Em bổ sung thêm:
- Không phải "ko nên" mà là "không được". Khi gặp tai nạn, túi khí nổ có thể làm đứa trẻ bị thương nặng, thậm chí chết.
- Tuyệt đối không để bất cứ đồ vật gì hoặc trải khăn, thảm lên phần nhựa mặt trên của túi khí trên mặt táp lô (nếu xe có túi khí vị trí này).
- Khi chạy xe tốc độ cao không ngồi quá gần vô lăng, không tì tay lên phần airbag trên vô lăng.
- Bác nào đi xe có túi khí dọc thân xe (các loại xe SUV, Van... nhập khẩu thường có loại túi khí này) mà định lắp thêm ti vi trên trần nhớ nhắc và kiểm tra thợ chạy dây luồn lên phía trên túi khí nhé.
 

ByFoot

Xe tải
Biển số
OF-15034
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
429
Động cơ
516,790 Mã lực
Túi khí thì chắc chắn vứt đi còn cảm biến túi khí thì tùy từng loại xe có thể tái sử dụng.



Cái này chỉ là lý thuyết thôi bác. Em biết nhiều trường hợp không thắt dây an toàn nhưng nhờ túi khí mà ít nhất không bị chấn thương nặng. Tất nhiên cả túi khí + thắt dây đai an toàn thì tối ưu nhất nhưng trong trường hợp không thắt dây an toàn thì có túi khí vẫn hơn.
Bác cho hỏi toyota bung túi khí rồi thì cảm biến túi khí có dùng lại đc k ạ?(b)
 

tuyennguyen

Xe đạp
Biển số
OF-14516
Ngày cấp bằng
3/4/08
Số km
16
Động cơ
514,660 Mã lực
- Xe có túi khí đều có hệ thống kiểm soát túi khí. Nếu có trục trặc nó sẽ báo đèn. Nhưng khi có tai nạn, túi khí có nổ hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tốc độ, góc độ đâm... và cả chất lượng xe nữa.
- Tại các vị trí có túi khí đều có thông báo bằng chữ "SRS Airbag" đúc chìm trên nhựa hoặc miếng vải, da may đính vào (thường ở trên mặt táp lô, mặt trên vô lăng, chỗ để chân trước, bên sườn ghế, trên trần dọc 2 bên sườn xe... tùy xe). Bác nhìn chỗ nào có chữ đó thì ở đó có túi khí.
Thế bác lại cho hỏi: chữ đó ở chỗ tappi (ở 4 cánh cửa y') khi thao tappi có sợ nó bung ra ko?
 

obama

Xe hơi
Biển số
OF-23774
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
161
Động cơ
494,246 Mã lực
Nơi ở
Tòa bạc ốc
Bác cho tôi hỏi téo, cái xe của tôi cái đèn báo túi khí nó cứ bật sáng mặc dù chả va quệt vào đâu cả thì liệu có sao không bác
 

Kicker

Xe điện
Biển số
OF-19143
Ngày cấp bằng
27/7/08
Số km
2,497
Động cơ
522,461 Mã lực
Nơi ở
A-------->Z
@Tuyennguyen: Ở bất kỳ vị trí nào thì túi khí cũng không dễ dàng bị bung. Khi động chạm tới khu vực túi khí cần cẩn thận không làm thủng, kẹt túi khí, không để đồ lắp thêm hoặc đồ vật bên ngoài che chắn túi khí, không "châm chích" hệ thống điện của túi khí (thường hệ thống điện túi khí được bọc riêng trong ống nhựa màu vàng, nhưng cũng có xe hệ thống này chạy chung với các dây dẫn khác nên cần cẩn thận).
@Obama: Có nhiều loại xe đèn báo túi khí bên phụ sáng khi không có người ngồi bên đó, lúc này túi khí không hoạt động để đảm bảo an toàn cho trẻ em hoặc cả người lớn (khi không thắt dây an toàn - với một số loại xe), và có thể để tiết kiệm túi khí nữa :21:. Bác thử ngồi sang bên phụ (có thể cần thắt cả dây an toàn) xem đèn này có tắt không. Nếu vẫn sáng bác cần ra gara kiểm tra cẩn thận. Ps: mà bác đi Cadillac one thì sợ gì:21:
 

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,053
Động cơ
506,753 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Em nhiệt liệt hoan nghênh các bác đeo dây bảo hiểm ạ.

Đây là thói quen phổ biến, rất nguy hiểm.

Có mấy lần em về VN lái xe, papa em cứ bẩu em là tây học vớ vẩn nhưng em mặc xác.

Ko đeo vào là em đếch nổ máy. Cãi mãi rồi cũng chán nên lại phải đeo.
 
Chỉnh sửa cuối:

am_beagle

Xe tải
Biển số
OF-27013
Ngày cấp bằng
6/1/09
Số km
351
Động cơ
490,244 Mã lực
Nơi ở
Kho Tạm giữ Xe
Em đồng ý với ý kiến của Bác, nếu không thắt dây an toàn có hay không có túi khí cũng bằng thừa?

Chính vì thế mà túi khí mới được gọi là "thứ cấp" (Secondary Restraint System). Đai an toàn là cấp đầu tiên, Primary.

Các cụ cho em hỏi: nếu túi khí bung 1 lần rồi thì ta phải làm nt nào để nó có thể phục vụ chúng ta những lần sau ah?

Túi khi bung ra rồi là bỏ, phải thay bằng túi khí mới. Thay rất dễ, nhưng... hơi đắt , ở Mỹ và Canada vào khoảng USD 800 đổ lên, đó chỉ mới là túi khí ở vô lăng. Vì thế mà ở mấy nước lớn đã phát sinh "kỹ nghệ trộm túi khí airbag". Bọn trộm bán túi ở vô lăng khoảng từ USD 200 đến 300 một chiếc cũ, nhưng chưa bung.


Tại các vị trí có túi khí đều có thông báo bằng chữ "SRS Airbag" đúc chìm trên nhựa hoặc miếng vải, da may đính vào (thường ở trên mặt táp lô, mặt trên vô lăng, chỗ để chân trước, bên sườn ghế, trên trần dọc 2 bên sườn xe... tùy xe). Bác nhìn chỗ nào có chữ đó thì ở đó có túi khí.

Bên sườn ghế nếu có, chính xác là ở tựa lưng ghế tài và phụ, tức là có túi khí ở đấy. TUYỆT ĐỐI không bao lưng tựa bằng bất cứ loại nỉ hay da nào, có thể khiến túi khí ở đấy không bung ra được. Nếu lái xe mà đèn báo túi khí sáng ở tap lô lâu, thì phải đem xe đi kiểm tra ở chính hãng. Còn có loại đèn nhỏ ở dưới, màu vàng, báo bên phụ không có người ngồi, túi khí không hoạt động.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tranbinh

Xe hơi
Biển số
OF-27661
Ngày cấp bằng
19/1/09
Số km
102
Động cơ
486,300 Mã lực
Bác cho tôi hỏi téo, cái xe của tôi cái đèn báo túi khí nó cứ bật sáng mặc dù chả va quệt vào đâu cả thì liệu có sao không bác
Đã bao giờ bác tháo vô lăng ra chưa? nếu không biết cách có khi làm đứt dây , hoặc không cắm giắc ở đó lại - ở đó có cuộn dây túi khí ( phỏng đoán 1 nguyên nhân thôi)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top