Túi khí, những điều nên biết !

trunggenius

Xe điện
Biển số
OF-76355
Ngày cấp bằng
26/10/10
Số km
2,289
Động cơ
443,826 Mã lực
Tài liệu rất hay và quan trọng cho những tài xế muốn lái an toàn ạ :)
 

anycar_saigon

Xe đạp
Biển số
OF-98139
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
10
Động cơ
399,300 Mã lực
ngày nay xe nào cũng có túi khí, an toàn các bác nhỉ.
 

quyhopvn

Xe hơi
Biển số
OF-36221
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
134
Động cơ
473,830 Mã lực
Nơi ở
Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
off off, thật tuyệt, có thêm thông tin này, đi xe chém gió giết thời gian
 

mach nha

Xe tải
Biển số
OF-82853
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
410
Động cơ
416,510 Mã lực
Nơi ở
EVN Hà Nội
Cảm ơn cụ chủ thớt chỉ giáo. Xưa nay em mù tịt về túi khí.
 

tuanha72

Xe tải
Biển số
OF-94259
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
337
Động cơ
405,050 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Kia Forte Club
Website
www.vgi-vn.com
Thế bác chủ cho em hỏi nhỏ cái này cái, em nghe mấy ông bán xe nói xe này 8 túi khí 10 điểm nổ là như thế nào, có phải xe có 10 điểm và chạm khi chạm mạnh vào các điểm đó túi khí sẽ bung ra không
Mong các bác chỉ giáo cảm ơn các bác
 

HD

Xe đạp
Biển số
OF-4747
Ngày cấp bằng
15/5/07
Số km
32
Động cơ
547,320 Mã lực
bài viết hay và bổ ích.....
 

HangHieuxx

Đi bộ
Biển số
OF-53646
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2
Động cơ
451,420 Mã lực
túi khí nổ được còn nhờ vào vận tốc nữa
 

Huy Hoang

Xe hơi
Biển số
OF-24786
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
114
Động cơ
492,030 Mã lực
Hay quá, vậy mà bây giờ em mới biêt.
 

satthuvn

Xe hơi
Biển số
OF-105847
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
158
Động cơ
396,380 Mã lực
em chạy xe chả thấy cái túi khí nào cả.xe ở vn mình cái này nó lạ quá :D
 

coty

Xe tăng
Biển số
OF-61606
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,306
Động cơ
453,552 Mã lực
làm thế nào để biết túi khí đã bung hay chưa các cụ nhỉ, nhất là trong trường hợp đi mua xe cũ. vì nó kín như bưng, em lại chả có kinh nghiệm.
 

thanhluan_hlqn

Xe hơi
Biển số
OF-67508
Ngày cấp bằng
1/7/10
Số km
123
Động cơ
433,830 Mã lực
Nơi ở
Hạ long Quảng
em cũng đang nghiên cứu vấn đề này ở chỗ em đang bán 10 con xe hover trung quốc máy mitsu em cũng đầy đủ túi khí.em chẳng biểt khi xẩy ra tai nạn nó có nổ không nhỉ hì
 

thanhluan_hlqn

Xe hơi
Biển số
OF-67508
Ngày cấp bằng
1/7/10
Số km
123
Động cơ
433,830 Mã lực
Nơi ở
Hạ long Quảng
đọc xong em cũng phải rút kinh nghiệm cho mình.sợ quá đường nhà em toàn contenno phóng vũ vù.... vù... sợ lắm vậy ma em chẳng bao giờ thắt dây an toàn.tạo thành thói quen mới được Cám ơn bác nhiều nhé
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,341
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Nói chung đi kiểu gì thì đi, đừng để túi khí nổ :D
 

denbien81

Xe đạp
Biển số
OF-41919
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
22
Động cơ
466,420 Mã lực
hay thật, kg ngờ túi khí cũng có nhiều thứ hay ho thật, mình từ trước kg mấy quan tâm, rất bổ ích
A. Khái quát

1. An toàn xe
Có hai yêu cầu an toàn đối với ô tô. Thứ nhất là an toàn chủ động liên quan đến việc ngăn ngừa tai nạn xẩy ra và thứ hai là an toàn thụ động liên quan đến việc bảo vệ người và hành lý trên xe tại thời điểm va đập. Để bảo vệ người và hành lý trên xe khi va đập. Điều quan trọng là phải giữ cho ca bin bị hư hỏng ít nhất đồng thời phải giảm thiểu sự xuất hiện các va đập thứ cấp gây ra bởi sự dịch chuyển của người lái và hành lý trong ca bin. Để thực hiện được điều này người ta sử dụng khung xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập, đai an toàn, túi khí SRS.v.v.

2. Thân xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập (CIAS)
Sự hấp thụ và phân tán lực va đập thông qua biến dạng các phần đằng trước và đằng sau của thân xe sẽ làm giảm lực va đập tới người lái và hành khách. Cấu trúc ca bin cứng vững cũng giúp giảm thiểu được biến dạng của nó.

3. Đai an toàn
Đai an toàn là một trong những phương tiện cơ bản bảo vệ người lái và hành khách. Đeo đai an toàn sẽ giúp cho người lái và hành khách không bị văng ra khỏi xe trong quá trình va đập đồng thời cũng giảm thiểu sự xuất hiện va đập thứ cấp trong ca bin.

4. Túi khí SRS (hệ thống giảm va đập bổ sung)
Túi khí SRS được trang bị để bảo vệ bổ sung cho người lái và hành khách khi họ đã được bảo vệ bằng đai an toàn. Đối với những va đập nghiêm trọng ở phía trước hoặc sườn xe, túi khí SRS cùng với đai an toàn sẽ ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chấn thương



B. Chi tiết

1. Sự cần thiết phải có đai an toàn và túi khí SRS
Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi xe đâm vào Barie cố định với vận tốc 50 km/h, bị đâm ở phía đầu xe, thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng 0,1 giây hoặc hơn một chút.
ở thời điểm va đập, ba đờ sốc trước ngừng dịch chuyển nhưng phần còn lại của xe vẫn dịch chuyển với vận tốc 50 km/h. Xe bắt đầu hấp thụ năng lượng va đập và giảm tốc độ vì phần trước của xe bị ép lại. Trong quá trình va đập, khoang hành khách bắt đầu chuyển động chậm lại hoặc giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe.
Nếu người lái và hành khách không đeo dây an toàn, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi họ va vào các vật thể trong xe. Trong ví dụ cụ thể này hành khách và người lái dịch chuyển nhanh như khi họ rơi từ tầng 3 xuống.
Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể họ. Tuy nhiên, với các va đập mạnh họ có thể vẫn va đập vào các vật thể trong xe nhưng với một lực nhỏ hơn nhiều so với những người không đeo dây an toàn.
Túi khí SRS giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập lên người lái và hành khách.



2. Nguyên lý hoạt động
(1) Khi va chạm, cảm biến túi khí xác định mức độ va chạm và khi mức độ này vượt quá giá trị qui định của cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí), thì ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ bị đánh lửa.
(2) Ngòi nổ đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí và tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian ngắn.
(3) Khí này bơm căng túi khí để giảm tác động lên người trên xe đồng thời ngay lập tức thoát ra ở các lỗ xả phía sau túi khí. Điều này làm giảm lực tác động lên túi khí và cũng đảm bảo cho người lái có một thị trường cần thiết để quan sát.

Chú ý:

• Sau khi túi khí nổ, khói cùng với khí Ni tơ được thoát ra từ lỗ xả phía sau túi. Khí này không độc ngay cả khi nó không được lọc. Cần phải giải phóng khí đọng này càng nhanh càng tốt để tránh làm di ứng da.
• Túi khí nổ tức thời có thể gây ra vết xước nhỏ hoặc phồng lên.
• Các chi tiết gần túi khí (vô lăng, bảng táp lô) có thể bị nóng vài phút nhưng túi khí không nóng.

Gợi ý:
Túi khí SRS được thiết kế để phồng lên ngay lập tức. Vì vậy cần phải thay thế các chi tiết liên quan đến túi khí ngay sau khi túi khí đã nổ



3. Bộ thổi khí khí và túi
(a) Đối với người lái (ở đệm vô lăng)

<1> Cấu tạo
Cụm túi khí SRS cho ghế người lái được đặt trong đệm vô lăng. Cụm túi khí SRS không thể tháo rời ra được. Nó gồm có bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng.
<2> Nguyên lý hoạt động
Cảm biến túi khí được kích hoạt do sự giảm tốc đột ngột khi có va đập mạnh từ phía trước. Dòng điện đi vào ngòi nổ nằm trong bộ thổi khí để kích nổ túi khí. Tia lửa lan nhanh ngay lập tức tới các hạt tạo khí và tạo ra một lượng lớn khí Nitơ. Khí này đi qua bộ lọc và được làm mát trước khi sang túi khí. Sau đó vì khí giãn nở làm xé rách lớp ngoài của mặt vô lăng và túi khí tiếp tục bung ra để làm giảm va đập tác dụng vào đầu nguời lái.

Gợi ý:

Ngoài ra, còn có bộ thổi khí loại kép để điều khiển quá trình bung ra của túi khí theo hai cấp. Theo vị trí trượt của ghế, đai an toàn có được thắt chặt hay không và mức độ va đập, thiết bị này điều khiển tối ưu sự bung ra của túi khí.



(b) Đối với hành khách phía trước (ở bảng táp lô)

<1> Cấu tạo.
Bơm gồm có bộ phận ngòi nổ, đầu phóng, đĩa chắn, hạt tạo khí, khí áp suất cao .v.v. Túi khí được bơm căng bởi khí có áp suất cao từ bộ tạo khí. Bộ thổi khí và túi được đặt trong một vỏ và đặt ở trong bảng táp lô phía hành khách.
<2> Nguyên lý hoạt động
Nếu cảm biến túi khí được bật lên do giảm tốc khi xe bị va đập từ phía trước, dòng điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ. Đầu phóng bị đốt bởi ngòi nổ phóng qua đĩa chắn và đập vào piston động làm khởi động ngòi nổ mồi. Tia lửa của ngòi nổ này lan nhanh tới bộ kích thích nổ và các hạt tạo khí. Khí được tạo thành từ các hạt tạo khí bị đốt nở ra và đi vào túi khí qua các lỗ xả khí và làm cho túi khí bung ra. Túi khí đẩy cửa mở ra tiếp tục bung ra giúp giảm va đập tác dụng lên đầu, ngực hành khách phía trước.

Gợi ý:

Có bội thổi khí loại kép để điều khiển sự bung ra của túi khí theo hai cấp. Và mỗi cấp đều có ngòi nổ và hạt tạo khí tuỳ theo mức độ va đập sẽ có tốc độ bung ra tối ưu của túi khí. Mức độ va đập được xác định bởi hệ thống cảm biến túi khí, khi mức độ va đập lớn thì cả hai ngòi nổ A và B đều được đánh lửa đồng thời. Khi va đập nhỏ, thời điểm đánh lửa ngòi nổ B được làm chậm lại và túi khí được bung ra với vận tốc chậm hơn so với bộ thổi khí loại đơn



(c) Đối với túi khí bên

<1> Cấu tạo
Về cơ bản cấu tạo của túi khí bên giống như túi khí hành khách phía trước. Cụm túi khí bên được đặt trong hộp và bố trí ở phía ngoài của lưng ghế. Cụm túi khí bên gồm có ngòi nổ, hạt tạo khí, khí áp suất cao và vách ngăn.
<2> Nguyên lý hoạt động.
Nếu cảm biến túi khí được kích hoạt do giảm tốc đột ngột khi xe bị va đập bên hông xe, dòng điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ. Khí cháy được tạo ra do các hạt tạo khí bị đốt làm rách buồng ngăn làm cho khí cháy tiếp tục giãn nở với áp suất cao sau đó khí này làm rách đĩa chạy để khí có áp suất cao đi vào túi khí và làm cho túi khí bung ra.

 

hongkong

Xe hơi
Biển số
OF-108159
Ngày cấp bằng
8/8/11
Số km
114
Động cơ
393,540 Mã lực
Em đồng ý với ý kiến của Bác, nếu không thắt dây an toàn có hay không có túi khí cũng bằng thừa?(b)
Em cũng đồng ý với ý kiến của Bác, nhưng xe có túi khí vẫn an toàn hơn là xe không có túi khí. hi hi em đi Matiz:D
 

hongkong

Xe hơi
Biển số
OF-108159
Ngày cấp bằng
8/8/11
Số km
114
Động cơ
393,540 Mã lực
Các bác lái xe mà cứ ỷ lại có túi khí. Ko thắt dây an toàn. Nếu có tai nạn. Hậu quả còn thảm khốc hơn. Cụ thể túi khí nổ bung ra với vận tốc cực lớn như vậy có thể làm người lái vỡ lồng ngực. Nhiều xe đc thiết kế nếu ko thắt dây an toàn thì túi khí cũng ko nổ. Muốn an toàn phải kết hợp cả 2.
Tốt nhất là lái xe an toàn, cẩn thận là ok các cụ nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top