Túi khí, những điều nên biết !

nthethang

Xe hơi
Biển số
OF-173234
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
170
Động cơ
343,790 Mã lực
Tuổi
38
Cảm ơn cụ nhiều. Em đã hiểu thêm rồi ạ.
 

nguyenvanhoiah

Xe hơi
Biển số
OF-393095
Ngày cấp bằng
20/11/15
Số km
101
Động cơ
236,810 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
xehoiford.vn
A. Khái quát

1. An toàn xe
Có hai yêu cầu an toàn đối với ô tô. Thứ nhất là an toàn chủ động liên quan đến việc ngăn ngừa tai nạn xẩy ra và thứ hai là an toàn thụ động liên quan đến việc bảo vệ người và hành lý trên xe tại thời điểm va đập. Để bảo vệ người và hành lý trên xe khi va đập. Điều quan trọng là phải giữ cho ca bin bị hư hỏng ít nhất đồng thời phải giảm thiểu sự xuất hiện các va đập thứ cấp gây ra bởi sự dịch chuyển của người lái và hành lý trong ca bin. Để thực hiện được điều này người ta sử dụng khung xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập, đai an toàn, túi khí SRS.v.v.

2. Thân xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập (CIAS)
Sự hấp thụ và phân tán lực va đập thông qua biến dạng các phần đằng trước và đằng sau của thân xe sẽ làm giảm lực va đập tới người lái và hành khách. Cấu trúc ca bin cứng vững cũng giúp giảm thiểu được biến dạng của nó.

3. Đai an toàn
Đai an toàn là một trong những phương tiện cơ bản bảo vệ người lái và hành khách. Đeo đai an toàn sẽ giúp cho người lái và hành khách không bị văng ra khỏi xe trong quá trình va đập đồng thời cũng giảm thiểu sự xuất hiện va đập thứ cấp trong ca bin.

4. Túi khí SRS (hệ thống giảm va đập bổ sung)
Túi khí SRS được trang bị để bảo vệ bổ sung cho người lái và hành khách khi họ đã được bảo vệ bằng đai an toàn. Đối với những va đập nghiêm trọng ở phía trước hoặc sườn xe, túi khí SRS cùng với đai an toàn sẽ ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chấn thương



B. Chi tiết

1. Sự cần thiết phải có đai an toàn và túi khí SRS
Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi xe đâm vào Barie cố định với vận tốc 50 km/h, bị đâm ở phía đầu xe, thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng 0,1 giây hoặc hơn một chút.
ở thời điểm va đập, ba đờ sốc trước ngừng dịch chuyển nhưng phần còn lại của xe vẫn dịch chuyển với vận tốc 50 km/h. Xe bắt đầu hấp thụ năng lượng va đập và giảm tốc độ vì phần trước của xe bị ép lại. Trong quá trình va đập, khoang hành khách bắt đầu chuyển động chậm lại hoặc giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe.
Nếu người lái và hành khách không đeo dây an toàn, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi họ va vào các vật thể trong xe. Trong ví dụ cụ thể này hành khách và người lái dịch chuyển nhanh như khi họ rơi từ tầng 3 xuống.
Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể họ. Tuy nhiên, với các va đập mạnh họ có thể vẫn va đập vào các vật thể trong xe nhưng với một lực nhỏ hơn nhiều so với những người không đeo dây an toàn.
Túi khí SRS giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập lên người lái và hành khách.



2. Nguyên lý hoạt động
(1) Khi va chạm, cảm biến túi khí xác định mức độ va chạm và khi mức độ này vượt quá giá trị qui định của cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí), thì ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ bị đánh lửa.
(2) Ngòi nổ đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí và tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian ngắn.
(3) Khí này bơm căng túi khí để giảm tác động lên người trên xe đồng thời ngay lập tức thoát ra ở các lỗ xả phía sau túi khí. Điều này làm giảm lực tác động lên túi khí và cũng đảm bảo cho người lái có một thị trường cần thiết để quan sát.

Chú ý:

• Sau khi túi khí nổ, khói cùng với khí Ni tơ được thoát ra từ lỗ xả phía sau túi. Khí này không độc ngay cả khi nó không được lọc. Cần phải giải phóng khí đọng này càng nhanh càng tốt để tránh làm di ứng da.
• Túi khí nổ tức thời có thể gây ra vết xước nhỏ hoặc phồng lên.
• Các chi tiết gần túi khí (vô lăng, bảng táp lô) có thể bị nóng vài phút nhưng túi khí không nóng.

Gợi ý:
Túi khí SRS được thiết kế để phồng lên ngay lập tức. Vì vậy cần phải thay thế các chi tiết liên quan đến túi khí ngay sau khi túi khí đã nổ



3. Bộ thổi khí khí và túi
(a) Đối với người lái (ở đệm vô lăng)

<1> Cấu tạo
Cụm túi khí SRS cho ghế người lái được đặt trong đệm vô lăng. Cụm túi khí SRS không thể tháo rời ra được. Nó gồm có bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng.
<2> Nguyên lý hoạt động
Cảm biến túi khí được kích hoạt do sự giảm tốc đột ngột khi có va đập mạnh từ phía trước. Dòng điện đi vào ngòi nổ nằm trong bộ thổi khí để kích nổ túi khí. Tia lửa lan nhanh ngay lập tức tới các hạt tạo khí và tạo ra một lượng lớn khí Nitơ. Khí này đi qua bộ lọc và được làm mát trước khi sang túi khí. Sau đó vì khí giãn nở làm xé rách lớp ngoài của mặt vô lăng và túi khí tiếp tục bung ra để làm giảm va đập tác dụng vào đầu nguời lái.

Gợi ý:

Ngoài ra, còn có bộ thổi khí loại kép để điều khiển quá trình bung ra của túi khí theo hai cấp. Theo vị trí trượt của ghế, đai an toàn có được thắt chặt hay không và mức độ va đập, thiết bị này điều khiển tối ưu sự bung ra của túi khí.



(b) Đối với hành khách phía trước (ở bảng táp lô)

<1> Cấu tạo.
Bơm gồm có bộ phận ngòi nổ, đầu phóng, đĩa chắn, hạt tạo khí, khí áp suất cao .v.v. Túi khí được bơm căng bởi khí có áp suất cao từ bộ tạo khí. Bộ thổi khí và túi được đặt trong một vỏ và đặt ở trong bảng táp lô phía hành khách.
<2> Nguyên lý hoạt động
Nếu cảm biến túi khí được bật lên do giảm tốc khi xe bị va đập từ phía trước, dòng điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ. Đầu phóng bị đốt bởi ngòi nổ phóng qua đĩa chắn và đập vào piston động làm khởi động ngòi nổ mồi. Tia lửa của ngòi nổ này lan nhanh tới bộ kích thích nổ và các hạt tạo khí. Khí được tạo thành từ các hạt tạo khí bị đốt nở ra và đi vào túi khí qua các lỗ xả khí và làm cho túi khí bung ra. Túi khí đẩy cửa mở ra tiếp tục bung ra giúp giảm va đập tác dụng lên đầu, ngực hành khách phía trước.

Gợi ý:

Có bội thổi khí loại kép để điều khiển sự bung ra của túi khí theo hai cấp. Và mỗi cấp đều có ngòi nổ và hạt tạo khí tuỳ theo mức độ va đập sẽ có tốc độ bung ra tối ưu của túi khí. Mức độ va đập được xác định bởi hệ thống cảm biến túi khí, khi mức độ va đập lớn thì cả hai ngòi nổ A và B đều được đánh lửa đồng thời. Khi va đập nhỏ, thời điểm đánh lửa ngòi nổ B được làm chậm lại và túi khí được bung ra với vận tốc chậm hơn so với bộ thổi khí loại đơn



(c) Đối với túi khí bên

<1> Cấu tạo
Về cơ bản cấu tạo của túi khí bên giống như túi khí hành khách phía trước. Cụm túi khí bên được đặt trong hộp và bố trí ở phía ngoài của lưng ghế. Cụm túi khí bên gồm có ngòi nổ, hạt tạo khí, khí áp suất cao và vách ngăn.
<2> Nguyên lý hoạt động.
Nếu cảm biến túi khí được kích hoạt do giảm tốc đột ngột khi xe bị va đập bên hông xe, dòng điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ. Khí cháy được tạo ra do các hạt tạo khí bị đốt làm rách buồng ngăn làm cho khí cháy tiếp tục giãn nở với áp suất cao sau đó khí này làm rách đĩa chạy để khí có áp suất cao đi vào túi khí và làm cho túi khí bung ra.

Mấy hôm trước, ông anh chỗ phố em có con xe spark mới mua, đi húc đổ cột điện trong xóm, may người không sao chỉ bị móp đầu xe. Hài, ổng còn bảo "Sao túi khí xe anh không bung ra nhỉ?". Em cười nghĩ bụng anh còn đứng đây nói câu đó là phúc tổ rồi, bác đem bảo hiểm thân vỏ đi hãng họ bảo hành cho... :))
 

lycarem

Xe hơi
Biển số
OF-78755
Ngày cấp bằng
24/11/10
Số km
102
Động cơ
419,020 Mã lực
em hỏi ngu tí, em em đâm vào mít cont, cũng may chưa bị chạm vào cảm biến túi khí. nên không bung túi khí, đi làm lại mấy chú gara kêu nếu không cài dây an toàn thì túi khí không bung, vậy có đúng không các cụ
 

quan_service

Xì hơi lốp
Biển số
OF-392420
Ngày cấp bằng
16/11/15
Số km
612
Động cơ
242,074 Mã lực
Nơi ở
hà nội
em hỏi ngu tí, em em đâm vào mít cont, cũng may chưa bị chạm vào cảm biến túi khí. nên không bung túi khí, đi làm lại mấy chú gara kêu nếu không cài dây an toàn thì túi khí không bung, vậy có đúng không các cụ
Túi khí bung hay ko bung ko liên quan j đến cài dây an toàn hay ko cài dây cụ nhé, còn tai nạn phía đầu xe mà túi khí ko bung là do điểm va chạm ko chạm tới cảm biến.
 

toyota5678

Xe hơi
Biển số
OF-308339
Ngày cấp bằng
18/2/14
Số km
142
Động cơ
301,237 Mã lực
túi khí may túi đựng đồ bền lắm các bác ạ,,,>:D<:D
 

quan_service

Xì hơi lốp
Biển số
OF-392420
Ngày cấp bằng
16/11/15
Số km
612
Động cơ
242,074 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Hệ thống túi khí là ht phức tạp và hay báo lỗi, đặc biệt hay lỗi cảm biến ghế ngồi, em thấy nhiều xe bị.
 

yesmanzzz

Xe đạp
Biển số
OF-380317
Ngày cấp bằng
31/8/15
Số km
20
Động cơ
244,200 Mã lực
Tuổi
42
các cụ cho cháu hỏi:
theo cháu được biết, túi khí chỉ nổ khi đáp ứng 2 đk là va chạm đủ mạnh & giảm gia tốc đột ngột;
vậy nếu xe đang đứng yên và bị xe khác tông vào thì túi khí có nổ không ạ?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
các cụ cho cháu hỏi:
theo cháu được biết, túi khí chỉ nổ khi đáp ứng 2 đk là va chạm đủ mạnh & giảm gia tốc đột ngột;
vậy nếu xe đang đứng yên và bị xe khác tông vào thì túi khí có nổ không ạ?
Câu hỏi của cụ hay. Nếu xe đang đứng yên mà bị xe khác đâm từ phía trước, bị bắn lùi về phía sau thì cũng tạo một gia tốc âm và đương nhiên túi khí trước cũng phải nổ. Tất nhiên cú đâm đó cũng phải đủ mạnh để kích hoạt các cảm biến gia tốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

yesmanzzz

Xe đạp
Biển số
OF-380317
Ngày cấp bằng
31/8/15
Số km
20
Động cơ
244,200 Mã lực
Tuổi
42
a bây giờ thì em đã hiểu, thanks cụ
 

boconhungdu

Xe đạp
Biển số
OF-401122
Ngày cấp bằng
13/1/16
Số km
17
Động cơ
230,570 Mã lực
Tuổi
31
hồi giờ chưa bị gì nên chưa thấy tận mắt cái túi sao nửa
 

phongnt6990

Xe đạp
Biển số
OF-377197
Ngày cấp bằng
11/8/15
Số km
32
Động cơ
246,220 Mã lực
Tuổi
34
Website
truongthanhauto.com
Nếu không thắt dây an toàn thì túi khí có nổ chắc cũng không kịp cứu các bác đâu nhỉ? Vì khi đeo dây an toàn thì sau khi va chạm sẽ làm giảm phần lớn lực quán tính của mình về phía trước, như vậy túi khí bung ra mới kịp được. Đeo dây an toàn cũng như là đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vậy, các cụ tập cho thành thói quen để đảm bảo an toàn cho chính các cụ.
 

Vietthong83bn

Xe máy
Biển số
OF-380339
Ngày cấp bằng
31/8/15
Số km
78
Động cơ
244,800 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
bắc ninh
Nếu không thắt dây an toàn thì túi khí có nổ chắc cũng không kịp cứu các bác đâu nhỉ? Vì khi đeo dây an toàn thì sau khi va chạm sẽ làm giảm phần lớn lực quán tính của mình về phía trước, như vậy túi khí bung ra mới kịp được. Đeo dây an toàn cũng như là đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vậy, các cụ tập cho thành thói quen để đảm bảo an toàn cho chính các cụ.
Cụ nói đúng e toàn thắt dây
 

Holi_war

Xe máy
Biển số
OF-75075
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
90
Động cơ
423,410 Mã lực
Thông tin bổ ích quá.Canh thiu cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top