Trước em có nghe nhiều bản VTN, thắc mắc vì sao bản ca sĩ hát:
Hôm nay ngày Chúa Nhật, vườn tao ngộ em đến thăm anh... bản khác lại là Chủ - Nhật.
Trong ấn phẩm nhạc tờ vẫn ghi là Chủ-Nhật:
(lẽ nào ca sĩ hát sai lời?!?)
View attachment 6304671
Sau đó, em có tìm hiểu thì được biết bản nhạc này sáng tác năm 1960. Trước năm 1975, hầu hết trong văn bản hành chánh, văn chương sách vở ơlại chuộng cách viết Chúa Nhật chớ không ai kêu Chủ Nhật cả. Chỉ có 1 số in ấn phẩm là phát hành dùng từ Chủ Nhật. Nên có thể ca sĩ bị quen hát từ Chúa Nhật.
Dù gọi Chúa Nhật hay Chủ Nhật cũng là ngày của "Chúa chúng tôi". Vì nguồn gốc của tên gọi Chúa Nhật (Chủ Nhật) trong tiếng Việt xuất phát từ Công Giáo. Tên gọi gốc là “Chúa Nhật”, Nhật là ngày, Chúa Nhật có nghĩa là “ngày của Chúa”. Chữ Chúa và Chủ đều bắt nguồn từ chữ zhǔ (主) trong tiếng Hán. Lúc Thiên Chúa Giáo truyền vào Trung Hoa, người Tàu dịch là Thiên Chủ, sau đời Mãn Thanh mới đổi thành Thiên Chúa cho trang trọng. Chúa và Chủ đều giống nhau. Nên có thể gọi là Chúa Nhật hoặc Chủ Nhật đều như nhau. Người Công giáo buộc phải đi Lễ Nhà Thờ, giữ tâm tịnh và kiêng việc xác thịt vào ngày này. Sau này (75->>>) thì hầu như không ai dùng vì lấn cấn vấn đề tôn giáo (...), nên từ Chúa Nhật tuyệt chủng, thay vào đó là Chủ Nhật.
3 bản trên thì có bản của cô Sơn Tuyền là cô ấy hát:
Hôm nay ngày Chúa Nhật, vườn tao ngộ em đến thăm anh...
Còn bản Hoàng Thục Linh thì cs trẻ nên k bàn đến.
Bản khác của cô Giao Linh hát Chúa Nhật.