Tuần sau đổi giờ làm rồi các cụ ơi!!!

tdang1

Xe tăng
Biển số
OF-13444
Ngày cấp bằng
24/2/08
Số km
1,119
Động cơ
529,320 Mã lực
e cũng nghĩ như cụ. còn cái việc đón con trẻ buổi chiều thì như quy luật thị trường thôi, có cầu ắt có cũng, khi nhiều phụ huynh ko đón con đúng giờ được thì sẽ sinh ra hình thức xe bus đưa đón HS như 1 số trg bây giờ đang làm. Khi đó mỗi HS sẽ phải đóng thêm 1 chút tiền đưa đón hàng tháng, nhưng bù lại cha mẹ chúng ko phải tốn công sức, thời gian, tiền xăng xe đi đón con. Lại còn giảm được un tắc do 1 chiếc xe bus chở đc 45-50 HS thay cho 45-50 cái xe máy hoặc ô tô của phụ huynh đưa đón. Lúc đó thì lợi quá ấy chứ.
Em hoàn toàn đồng ý với cụ :)) Cứ bố trí lệch giờ học và giờ làm rồi yêu cầu tất cả các trường đều có xe đưa đón hs nên phụ huynh sẽ kg phải lo đưa đón con nữa.
 

NDT78

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-83720
Ngày cấp bằng
25/1/11
Số km
937
Động cơ
420,802 Mã lực
Em ủng hộ 1 lãnh đạo như cụ #. Dám nghĩ dám nói và dám hành động. Cái gì cũng phải thử thì mới biết kq có tốt hay không, mấy lãnh đạo được như thế. Còn về việc đưa đón con đi học thì nên chia thời gian ra. Vd: cấp 3 học từ 7h, cấp 2 8 h, cấp 1 và mẫu giáo 9h. Cấp 3 và cấp 2 chắc các cụ chả phải đón đưa, còn cấp 1 thì 9h các cụ đưa các cháu đến trường rồi đi làm. Giáo viên cũng thế, đi làm theo khung giờ đấy rồi tan trường cũng khung giờ các cụ tan việc thì sao các cụ phải thuê osin hay nhờ ông bà trông?.
 

SHD

Xe điện
Biển số
OF-48984
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
2,274
Động cơ
480,670 Mã lực
Báo Giáo dục Việt Nam - 12 giờ trước

Bộ trưởng Thăng: "Thay đổi giờ làm ở HN, TP.HCM từ tuần sau"

(GDVN) - “Đề xuất thay đổi giờ làm để giảm ùn tắc giao thông đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét, không có gì thay đổi thì sẽ thử nghiệm từ tuần sau”.

1 bình chọn
Tối qua (19/10), Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã cho PV Báo Giáo dục Việt Nam biết những thông tin mới nhất về việc thử nghiệm thay đổi giờ làm việc và giờ học tại Hà Nội và TP.HCM. “Đề xuất thay đổi giờ làm, giờ học để giảm ùn tắc giao thông đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét, dự kiến nếu không có gì thay đổi thì sẽ thử nghiệm từ tuần sau, tức là ngay trong tháng 10 này”, Bộ trưởng Thăng cho hay.

"Các gia đình không phải quá lo lắng chuyện đón con"

Cũng theo Bộ trưởng Thăng, giờ làm việc của khối các cơ quan trung ương, cơ quan thành phố và các trường học sẽ được điều chỉnh vào các khung giờ khác nhau để chống tình trạng ùn tắc hiện nay tại Hà Nội và TP.HCM.

Thông tin đề xuất điều chỉnh giờ làm việc và giờ học của hai đô thị lớn nhất đất nước được chính thức đưa ra trong cuộc làm việc giữa Bộ Giao thông Vận tải với Hà Nội vào chiều 17/10 vừa qua. Sau những động thái tích cực của lãnh đạo Bộ Giao thông nhằm hạn chế phương tiện cá nhân thì những hành động tiếp theo lần này cho thấy tân Bộ trưởng Bộ GTVT và các đơn vị có liên quan đang hết sức nỗ lực để sớm thu được những kết quả khả quan hơn nữa trong việc chữa trị “căn bệnh ùn tắc” ngày càng nặng lên ở TP.HCM và Hà Nội.

Sau khi thông tin đề nghị điều chỉnh giờ làm được đưa ra, rất nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng đời sống sinh hoạt của nhiều gia đình bị ảnh hưởng, nhưng trong cuộc trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, Bộ trưởng Thăng đã khẳng định: “Chúng tôi sẽ sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo công việc vừa không để ảnh hưởng lớn đến đời sống của cán bộ viên chức, do vậy không nên quá lo lắng về chuyện phải đón con hay sinh hoạt gia đình.

Mọi cố gắng của chúng tôi cũng là nhằm giảm ùn tắc, giúp cho các công việc của nhân dân ở hai thành phố lớn thuận tiện hơn mà thôi”.

Bộ trưởng Đinh La Thăng tin rằng thử nghiệm này sẽ có hiệu quả ngay lập tức


Ông Thăng cũng nêu quan điểm, những tuyến đường trọng điểm hiện nay phải cấm taxi, tăng đường một chiều để tạo điều kiện cho phương tiện vận chuyển tốt hơn và xây dựng nhanh các cầu vượt qua các điểm giao cắt; rà soát vỉa hè lòng đường, cấm phương tiện dừng đỗ xe dưới lòng đường để người dân tham gia lưu thông tốt.

Các nhà quản lý ở các sở ban ngành và nhiều nhà khoa học đều có chung nhận định nên hạn chế phương tiện cá nhân là ô tô trước, vì mỗi chiếc xe bốn chỗ chiếm diện tích bằng ít nhất bốn chiếc xe máy và bài học về quản lý giao thông ở các nước trên thế giới cũng cho thấy, ô tô cá nhân là nguyên nhân quan trọng gây ra ùn tắc giao thông. Các nhà chức trách cũng cho rằng, nên áp dụng thu phí với ô tô cá nhân đi vào các tuyến phố trung tâm giờ cao điểm, nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng khá thành công.

"Chuẩn bị giải pháp để cùng bàn, không kể lể khó khăn"

Theo thống kê của Tổng Công ty vận tải Hà Nội, chỉ sau 5 năm lưu lượng giao thông trên các trục đường phố chính của Hà Nội tăng trên 2 lần và đều vượt mức 30.000 hành khách/giờ/hướng, ùn tắc ngày càng nghiêm trọng hơn. Tại cuộc họp chiều ngày 17/10, Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nêu vấn đề: tăng cường sử dụng làn dành riêng cho xe buýt, phát triển xe buýt nhanh, xe buýt chuyên trách với khối lượng lớn nhằm vận chuyển khách, tăng cường vận tải công cộng, hạn chế xe cá nhân chỉ nhằm mục đích giảm ùn tắc giao thông nội đô.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Thăng cũng phát biểu thẳng thắn: “Đề xuất ưu tiên cho xe buýt phải mang tính đột phá, nếu không vẫn đâu vào đó. Giả sử chúng ta cấm phương tiện cá nhân lưu thông trong giờ cao điểm tại một số tuyến thường xuyên ùn tắc thì xe buýt có khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển không?”.

Nói về vấn đề sử dụng phương tiện giao thông công cộng, TS. Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc NXB Giao thông (Bộ giao thông) – chuyên gia đã có hơn 30 năm nghiên cứu về giao thông đô thị, nhận định: “Hà Nội có chủ trương là đến 2015, xe buýt đảm đương vận chuyển 15-30% lượng hành khách. Tôi cho rằng đó là một kế hoạch không tưởng, vì để đạt được mong muốn này thì sẽ phải có vài nghìn chiếc xe nữa, mà hạ tầng của chúng ta làm sao có thể đáp ứng nổi số xe này? Điều cần thiết là phải có tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và tàu ngoại thành.

Ngay ở những nước phát triển thì phương tiện cá nhân vẫn được yêu thích nhất, còn phương tiện công cộng có dịch vụ tốt thì tự khắc người dân sẽ sử dụng chứ không thể bắt ép được. Trong hệ thống giao thông công cộng thì xe buýt là phương tiện có năng lực trung bình, đáp ứng yêu cầu của thành phố có từ 10-70 vạn dân, nhưng khi đã phát triển đến trên 1 triệu người thì cần có tàu điện ngầm, vì lúc đó dòng xe dày rồi nên phải tận dụng dòng không gian dưới lòng đất”.

Tắc đường không bao giờ giải quyết triệt để được mà chỉ giải quyết cơ bản, theo tính toán sơ bộ thì chúng ta đã chậm tới 25-30 năm so với thế giới, nhưng nếu có tư duy mới, tạo ra những bước đột phá như: phát triển tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, cải tạo mạng lưới đường sắt, thiết lập mạng lưới tàu ngoại thành, các tuyến đường nối về các thành phố vệ tinh, quy hoạch hợp lý các khu dân cư, kéo giãn các khu dân cư trung ra ngoại thành, cải tạo mạng lưới giao thông để đạt tỷ lệ diện tích đường giao thông chiếm khoảng 15-20%, nâng cấp hệ thống thông tin biển báo giao thông…

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nếu áp dụng được tất cả các biện pháp vừa nêu thì cũng phải hàng thập kỷ nữa mới giải quyết được cơ bản vấn đề ùn tắc giao thông, bởi các dự án cần phải có thời gian triển khai.

Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã nêu tất cả những vấn đề này với Bộ trưởng Thăng và nhận được câu trả lời: “Tôi chắc chắn rằng, thử nghiệm giờ làm và giờ học mới sẽ mang lại hiệu quả giảm ùn tắc ngay lập tức. Tất nhiên là còn rất nhiều vấn đề bất cập cần phải xử lý, về lâu dài chúng ta cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nữa thì mới thực sự kiểm soát được ùn tắc giao thông. Quan điểm của tôi rất rõ ràng khi làm việc, đó là phải chuẩn bị giải pháp để cùng bàn, chứ không kể lể khó khăn, vì điều đó thì ai cũng biết rồi”.

Trong cuộc giao lưu trực tuyến do báo Giáo dục Việt Nam tổ chức vào sáng 18/10 với chủ đề: "Làm sao cứu Hà Nội, TP Hồ Chí Minh khỏi kẹt xe", trả lời câu hỏi của độc giả nêu băn khoăn về việc thay đổi giờ làm, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói: "Chúng tôi cho rằng các giải pháp phải đồng bộ và phải phục vụ cho số đông. Ví dụ, con tôi đang học tại quận Cầu Giấy nhưng vẫn phải học 2 ca, 11h tan học và 14h lại bắt đầu ca học thứ 2.

Bản thân tôi nếu đón đưa như vậy thì tôi phải nghỉ giờ làm, do đó, tôi phải tự tổ chức để bố trí sắp xếp đáp ứng giờ học như quy định. Vì vậy, tôi nghĩ phải xem xét tới số đông, với điều kiện sẽ tác động tích cực để cải thiện tình hình giao thông.

Mỗi gia đình, mỗi cá nhân phải sắp xếp một cách hợp lý. Như trường hợp của tôi, tôi phải nhờ ông ngoại đưa và đón con tôi đi học".

EM BẮT ĐẦU HÂM MỘ BÁC # RỒI ĐÓ, Em yêu bác # idol xxx
Cái lũ đo đỏ ở trên toàn mua bằng với mua chức nên đưa ra nhận định như vậy, muốn VN từ từ quay về thời kỳ đồ đá mà ko phải dùng đến bom B52. Thôi nếu # mà theo cái lũ đo đỏ ở trên thì em sẽ mua xe máy nếu muốn ở VN, còn không em xin di cư ra nước ngoài ở ạ. Đúng là " chung quy chỉ tại vua Hùng, ..... thằng khôn thì đã vượt biên, còn lại 1 lũ vừa điên vừa khùng"....keke
 

vuanhanghi

Xe điện
Biển số
OF-92082
Ngày cấp bằng
18/4/11
Số km
2,627
Động cơ
444,817 Mã lực
Các cụ ở HN vào nghiên cứu giờ giấc đưa con em đi học nhé:
Nguồn: http://docbao.vn/News.aspx?cid=29&id=117359&d=21102011
Theo dự thảo đề xuất của Bộ GTVT thì trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện tại có khoảng 350.000 học sinh mầm non, khoảng 500.000 học sinh bậc tiểu học, khoảng 320.000 học sinh trung học cơ sở.
Số lượng sinh viên đại học và cao đẳng học tại các cơ sở đào tạo trong nội thành là gần 478.900 sinh viên, trong đó có nhiều nhất là quận Cầu Giấy và quận Đống Đa, mỗi quận có 13 trường, tiếp đó là quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng, mỗi quận 6 trường.
Cảnh tắc đường thường thấy ở Hà Nội (Ảnh minh họa) Có khoảng 355.000 cán bộ, công chức hưởng lương ngân sách, trong đó, các cơ quan Trung ương có khoảng 202.966 người, chiếm 57,1%; số lượng cán bộ cơ quan trực thuộc Hà Nội khoảng 152.294 người, chiếm 42,9%.
Theo Bộ Giao thông, trên cơ sở sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo công việc, vừa không để ảnh hưởng lớn đến đời sống của cán bộ công chức, không xáo trộn sinh hoạt gia đình, đặc biệt bảo đảm giờ giấc sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của các đối tượng là học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, Bộ đề xuất việc thí điểm thay đổi thời gian làm việc và học tập như sau:
Đối tượng điều chỉnh
Giờ ca sáng
Giờ ca chiều
Cán bộ, công chức CQTƯ
9h-12h
13h-18h
Cán bộ, công chức Hà Nội
8h30-12h
13h-17h30
Bậc mầm non, tiểu học, THCS
8h
17h30
Học sinh trung học
7h-11h
12h30-16h30
SVĐH khu vực quận Cầu Giấy
7h-12h
12h30-17h30
SV ĐH khu vực quận Đống Đa
6h30-11h30
12h45-17h45
SV ĐH khu vực quận Thanh Xuân
6h45-11h45
12h30-17h30
SV ĐH khu vực quận Hai Bà Trưng
6h30-11h30
12h45-17h45
Trung tâm kinh doanh thương mại
9h30
đến 23h30


Trước ý kiến đề xuất này của Bộ GTVT, hôm nay (21-10), UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản hoả tốc gửi Giám đốc các Sở GTVT, Nội vụ, GD&ĐT, Công thương, Lao động, Thương binh & Xã hội; Công an TP, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Theo đó, UBND Thành phố giao Sở GTVT chủ trì cùng các Sở, ngành nói trên và các cơ quan liên quan kiểm tra, khảo sát, tính toán trên cơ sở khoa học, thực tiễn…. Tổng hợp, đề xuất và dự thảo văn bản của UBND Thành phố gửi Bộ GTVT trước ngày 25-10-2011.

Nếu Hà Nội đồng tình với đề xuất của Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT sẽ cùng báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hà Nội, Bộ GDVĐT hướng dẫn đối với các đối tượng liên quan và phối hợp với Bộ GTVT theo dõi phản hồi trong thời gian thí điểm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Khôi Phệ

Con buôn xế độp
Biển số
OF-14252
Ngày cấp bằng
25/3/08
Số km
513
Động cơ
520,600 Mã lực
Nếu mà phải cấm ô tô cá nhân theo em mỗi ngày chỉ cấm 2 lần mỗi lần 1h vào lúc cao điểm nhất và các tuyến đường bị cấm được đặt biển như cấm xe tải hiện nay
Như thế mỗi người sẽ chủ động cho công việc đi lại hơn,chứ cấm hẳn thì chắc em về quê sống thôi
 

QuangTN

Xe buýt
Biển số
OF-94740
Ngày cấp bằng
10/5/11
Số km
612
Động cơ
407,340 Mã lực
Nơi ở
Đội Nhân, Ba Đình, Hà Nội
Cấm taxi là đúng. Đi láo lắm. Nhưng mà hèn, chả dám đâm nhau gì cả. Mấy lần điên tiết phi lên lắc cho va chạm để có cớ đập mà toàn né rồi té
 
Biển số
OF-62680
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
961
Động cơ
449,090 Mã lực
Ùn tắc giao thông ở HN và TPHCM có 3 nhóm nguyên nhân chính:
1. Công tác tham mưu lập và thực hiện khâu Quy hoạch ngành quá yếu: Bao gồm Quy hoạch phát triển đô thị, mà cụ thể là phân khu chức năng trong nội đô bất hợp lý, phát triển mở rộng thiếu đồng bộ, nhất quán ... dẫn đến nhà cao tầng trong trung tâm phát triển quá nhanh trong khi hệ thống giao thông chưa theo kịp; Quy hoạch hệ thống giáo dục, mà cụ thể là tập trung quá nhiều trường đại học, cao đẳng, THCN tại 2 thành phố này; Quy hoạch phát triển kinh tế, mà cụ thể là quy hoạch hệ thống các nhà máy, khu công nghiệp, các tổ chức kinh tế tài chính, các tập đoàn, tổng công ty, công ty lớn ... chủ yếu đặt trụ sở tại đây. Sai lầm này dẫn đến sự gia tăng dân số quá nhanh tại 2 TP này và hệ quả tất yếu là số phương tiện GT tăng quá nhanh, các nhu cầu về nhà ở, việc làm, an sinh xã hội, an ninh ... đều tăng nhanh và vượt xa sự tăng trưởng của Hạ tầng cơ sở.
2. Công tác Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông (cả về đường sá và phương tiện) thiếu đồng bộ và thiếu định hướng. Cụ thể là khâu lập dự án thiết kế các tuyến giao thông theo các tiêu chuẩn cũ mang nặng tính lý thuyết mà không còn phù hợp thực tế. Chi phí đầu tư quá cao mà chủ yếu rơi vào khâu giải phóng mặt bằng khiến ngân sách nhà nước không đáp ứng nổi. Về phương tiện: thiếu sự đầu tư thích đáng cho phương tiện giao thông công cộng, không xác định cự ly phù hợp để đầu tư hiệu quả (khoảng cách bao nhiêu thì nên có tàu điện, bao nhiêu thì nên xe bus, taxi ...); định hướng cho xe cá nhân còn chủ quan, duy ý chí (như việc để cho xe máy phát triển quá nhanh, dân số 80tr mà xe máy tới 35tr chiếc thì quả là một tỉ lệ khủng khiếp - cái này đến giờ các cụ vẫn còn lập luận cùn là 1 ô tô = 4 xe máy nên cần tiếp tục hạn chế ô tô và buông lỏng xe máy).
3. Ý thức tham gia giao thông nói riêng, ý thức về cộng đồng - xã hội nói chung kém, trong khi tính ích kỷ cục bộ cao. Điển hình nhé:
- Không chấp hành nghiêm Luật GT, tham gia giao thông chỉ nghĩ đến bản thân chẳng chịu nhường ai, cứ chỗ nào chen được là chen. Thậm chí em đã từng chứng kiến một cậu thanh niên khoảng U20 mà sẵn sàn choảng nhau và gọi người bằng tuổi bố mình bằng thằng khi xảy ra va chạm nhẹ.
- Tất cả các chủ trương bất kể đúng sai của chính quyền thì đều kêu ca, phản đối trong khi chẳng tham gia hiến kế được gì để cùng bàn, cùng phát triển. Cụ thể: Thay đổi giờ làm thì kêu không ai đón con, nhưng thực tế tại Tập đoàn Vỉngoup với hàng nghìn nhân viên vẫn đang làm việc sáng 9h và chiều 6h nghỉ mà có ai kêu ca đâu? Hạn chế phương tiện thì kêu ca "đi bằng gì"? trong khi dân VN lại vào loại lười đi bộ nhất trong các nước em từng đi. Đường không mở thì kêu, mở thì dứt khoát không chịu đền bù theo giá NN mà phải là giá TT - thế TT là gì, và ở đâu? Kể cả khi biết giá BĐS tại HN vào loại ngang cỡ London, Paris?
Tóm lại: Để giải quyết căn bản vấn đề, không những cần một người Tư lệnh ngành mà còn cần cả hệ thống chính trị cùng sự đồng tâm, đoàn kết và thống nhất của tất cả người dân chúng ta. Em mượn lời anh Obama để tạo nên một slogan mới cho tất cả chúng ta cùng nhau thực hiện "Change"
 

seadogs

Xe tăng
Biển số
OF-109162
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
1,309
Động cơ
403,288 Mã lực
Thay đổi gì mà toàn kết thúc 17h30 - 18h. Trong vòng nửa tiếng có đủ thời gian về nhà để ca tiếp theo về không. Kiểu này tắc đường đến 7h cũng chưa đi đón được con. Mùa đông 7h để con chờ ở trường mẫu giáo thì tội nghiệp bọn trẻ con quá.
 

hdx

Xe điện
Biển số
OF-90706
Ngày cấp bằng
3/4/11
Số km
2,430
Động cơ
217,710 Mã lực
Em kệ, muốn thay đổi gì cũng chẳng ảnh hưởng đến em. Đố các cụ em làm nghề gì đấy?
 

LeTai1979

Xe cút kít
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,866
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
9h làm thì giờ tắc sẽ chuyển sang tầm 8h30, đâu vào đấy thôi.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,632
Động cơ
736,618 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Có 1 số kụ kêu ầm lên về việc ko thể đón con cái, thực ra việc đưa đón con cái chuyện khá mất thời gian, công sức cho mọi gia đình nhưng cũng có thể giải quyết được

BGD đã quy định HS ở khu vực nào thì học ở khu vực đấy, thế nhưng tâm lý chạy đua cho con cái học trường điểm dẫn đến học trái tuyến, nhà ở A có trường ngay cạnh nhưng cứ phải đến tận B học cho bằng chị bằng em, việc này cũng góp thêm 1 phần vào sự đông đúc của giao thông. Giờ đưa các bậc phụ huynh đi lại, dừng đỗ cực kỳ lộn xộn, thích cho F1 xuống chỗ nào là xuống, bất kể GT ra sao, giờ đón các ông bố bà mẹ đứng ngồi cũng ko kém phần vô tổ chức, bâu xung quanh cổng trường không theo bất kỳ 1 hàng lối nào, tràn ra cả lòng đường khiến GT đã khó khăn lại càng thêm khó. Chỉ mỗi việc dựng xe thành 1 hàng sát lề đường hoặc trên vỉa hè chờ các cháu mà chả ai chịu làm, kệ cho các lực lượng chức năng gào khản cổ.

Một số trường có xe đưa đón học sinh, tại sao ko nghĩ cách phát triển việc này, thay vì bố mẹ phải chầu chực đưa đón con cái thì có những người chuyên đưa đón. Việc trẻ ở khu vực nào học ở khu vực đấy sẽ làm đơn giản việc đón đưa rất nhiều. Em ko lấy Tây ra làm thước đo, nhưng thấy bọn Tây nhợn chúng nó có hệ thống School Bus cực văn minh từ mấy thập niên trước. Đến đây thì 1 số cụ sẽ viện lý do là con tôi học thêm chỗ nọ, học thêm chỗ kia bla bla nên phải đưa đi đón về. Cho chúng nó học gì mà lắm thế? Nhồi vào đầu cả Văn hóa, nhạc nhẽo, thể thao, vi tính, ngoại ngữ thì có thần đồng cũng toi. F1 nhà em học tại trường gần nhà, học thêm học nếm cũng tại trường luôn, chả phải đi đâu cho nó xa.

Bao giờ VN mình mới có hệ thống này

 
Chỉnh sửa cuối:

h_mdc

Xe điện
Biển số
OF-16441
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
2,411
Động cơ
530,304 Mã lực
Mới đề xuất, giờ đã khá cụ thể nhưng còn nghe ngóng dư luận đã chứ, nếu phản ứng nhiều quá ai dại mà quyết: thứ nhất là tình hình chẳng thay đổi được gì, thứ 2 dư luận lại rùm beng về các quyết định vội vã. Nói chung theo cháu thì cũng chẳng giải quyết được gì, đâu vẫn vào đấy, cái gốc của sự lộn xộn là do quy hoạch nên dân số tăng, mọi người bị dồn vào thế phải chen nhau, mà cái này sao mà sửa lại được nữa. Quan to quyết sai, quan bé định sửa hử? Hãy đợi đấy.
 

ZAD Viet

Xe điện
Biển số
OF-63401
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
4,057
Động cơ
477,852 Mã lực
Nơi ở
Đang ở nhà nghỉ!
Bao giờ VN mình mới có hệ thống này

Cái này giờ vẫn có mà cụ, nhiều trường ngoài công lập có xe đưa đón mà! Nhưng nó có chui được vào ngõ ngách k ạ!
Em nghĩ đổi giờ chả thay đổi được gì. Đường HN thì lúc nào chả đông, thậm chí ngoài giờ cao điểm còn đông hơn giờ cao điểm (như đường vành đai 3 đoạn PH-KDT).
như cụ nào nói là Bác # đang đánh bong TH có lẽ đúng, k thì như cụ nào nói điên là đúng.
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
770
Động cơ
503,010 Mã lực
theo em, đổi giờ, điều chỉnh giờ là đúng, là văn minh
xã hội phát triển, thay vì 9 giờ tối đi ngủ, 10 giờ có chương trình đọc chuyện đêm khuya thì bây giờ các chương trình game show, giải trí kéo dài đến tận nửa đêm, có gì cứ giữ nguyên 7 giờ hay 7 rưỡi sáng hôm sau đi làm tiếp
kéo dài tình trạng này chỉ làm giảm về sức khỏe với lại khả năng làm việc của người dân thôi.

1 số ngành dịch vụ như ngân hàngm cửa hàng cần gì phải đi làm từ 7:30 sáng khi mà chưa ai nghĩ đến việc đến NH vào thời điểm này; khi nhu cầu của dân có, thì 3:30 ngân hàng đã đóng cửa! các trung tâm dịch vụ khách hàng cũng thế.

việc nghĩ trưa, cũng nên rút ngắn lại; thậm chí... ngày làm việc chỉ cần 7 giờ thôi, khoán công việc vấn giữ nguyên, chắc chả ai kêu ca phàn nàn... (vì hiệu suất công việc của dân ta cũng chỉ có vậy)
 

Mr Winter

Xe tăng
Biển số
OF-117708
Ngày cấp bằng
21/10/11
Số km
1,298
Động cơ
397,234 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/10/cong-chuc-co-quan-trung-uong-co-the-lam-viec-tu-9h-sang/

Công chức cơ quan trung ương có thể làm việc từ 9h sáng

Công chức cơ quan trung ương sẽ làm việc từ 9h đến 18h; công chức của Hà Nội sẽ làm từ 8h30 đến 17h30. Đó là điểm mới trong dự thảo giờ làm việc mà Bộ Giao thông Vận tải vừa soạn thảo.
> Cảnh hỗn loạn khi giao thông ùn tắc


Ngày 21/10, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn tất dự thảo điều chỉnh giờ làm việc, gửi UBND thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Ngay sau khi nhận được dự thảo, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các sở ngành của thành phố khảo sát, tính toán cơ sở khoa học, thực tiễn để tổng hợp, đề xuất… rồi dự thảo văn bản gửi Bộ trước ngày 25/10.
Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 350.000 học sinh mầm non, 500.000 học sinh tiểu học và 320.000 học sinh THCS. Ngoài ra, số sinh viên các trường đại học và cao đẳng trong nội thành lên tới gần 478.900, tập trung nhiều nhất tại các quận Cầu Giấy và Đống Đa (mỗi quận 13 trường), tiếp đó là quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng (mỗi quận 6 trường).
Trên địa bàn có khoảng 203.000 cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan trung ương (chiếm 57,1%); khoảng 152.000 người làm việc trong cơ quan của thành phố Hà Nội (chiếm 42,9%).
Để giảm tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thay đổi thời gian làm việc và học tập. Cụ thể công chức cơ quan trung ương sẽ làm giờ ca sáng từ 9h đến 12h; ca chiều từ 13h đến 18h. Công chức Hà Nội sẽ làm giờ ca sáng từ 8h30 đến 12h; ca chiều từ 13h đến 17h30.
Bậc mầm non, tiểu học, THCS sẽ học bán trú từ 8h đến 17h30. Học sinh THPT sẽ học ca sáng từ 7h đến 11h; ca chiều từ 12h30 đến16h30.
Rất nhiều tuyến đường ở Hà Nội thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc thế này. Ảnh: Hoàng Hà. Sinh viên đại học quận Cầu Giấy sẽ học ca sáng từ 7h đến 12h và ca chiều từ 12h30 đến 17h30. Sinh viên quận Đống Đa học ca sáng từ 6h30 đến 11h30 và ca chiều từ 12h45 đến17h45. Sinh viên quận Thanh Xuân học ca sáng từ 6h45 đến 11h45 và ca chiều từ 12h30 đến 17h30. Sinh viên quận Hai Bà Trưng học ca sáng từ 6h30 đến 11h30 và ca chiều 12h45 đến 17h45.
Các trung tâm kinh doanh, thương mại sẽ mở cửa từ 9h30 đến 23h30.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, giờ làm việc sẽ được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo công việc, vừa không ảnh hưởng lớn đến đời sống của công chức, không xáo trộn sinh hoạt gia đình, đặc biệt đảm bảo giờ giấc sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của học sinh mầm non, tiểu học và THCS.
Trao đổi với báo chí ngày 20/10, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã khẳng định, tuần tới Bộ và UBND Hà Nội sẽ trình Thủ tướng phương án điều chỉnh giờ làm việc của công chức, giờ học của học sinh nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội.
Từ nhiều năm nay, tình trạng ùn tắc tại Hà Nội và TP HCM đã gây bức xúc cho người dân và trở thành đề tài nóng bỏng cả trên nghị trường Quốc hội lẫn ngoài xã hội. Hà Nội từng đề xuất nhiều giải pháp để giảm tình trạng này, như đi xe biển chẵn lẻ theo ngày chẵn lẻ, điều chỉnh giờ làm việc, nhưng chưa thực hiện được.
Năm 2009, Hà Nội áp dụng giải pháp bịt một số ngã tư, tuy nhiên sau đó bị dư luận phản đối. Hiện thành phố triển khai việc phân làn trên một số tuyến và dự kiến trong tương lai giải pháp này sẽ được áp dụng trên tất cả tuyến đường.
Đoàn Loan
Chắc có đèn xanh rồi báo chí mới chém thế này chứ.
 

PARASUCO

Xe tăng
Biển số
OF-14896
Ngày cấp bằng
19/4/08
Số km
1,889
Động cơ
531,877 Mã lực
Đánh bóng hay không đánh bóng tên tuổi thì cũng phải có lời khen anh Nhạc sỹ vì anh đã nói là làm và đang làm rất quyết liệt, hơn khối ông hứa xong để đấy.
 

PARASUCO

Xe tăng
Biển số
OF-14896
Ngày cấp bằng
19/4/08
Số km
1,889
Động cơ
531,877 Mã lực
Thấy bảo anh gì bên bộ công an lúc họp còn ý kiến là trong giờ cao điểm xe con phải trở đâu 3-4 người mới được lưu thông trên đường chứ đi 1 mình là bị cấm anh ạ, nếu thế thật thì đi đâu anh rủ em đi chung cho nó có kinh tế anh nhé.
Cái lũ đo đỏ ở trên toàn mua bằng với mua chức nên đưa ra nhận định như vậy, muốn VN từ từ quay về thời kỳ đồ đá mà ko phải dùng đến bom B52. Thôi nếu # mà theo cái lũ đo đỏ ở trên thì em sẽ mua xe máy nếu muốn ở VN, còn không em xin di cư ra nước ngoài ở ạ. Đúng là " chung quy chỉ tại vua Hùng, ..... thằng khôn thì đã vượt biên, còn lại 1 lũ vừa điên vừa khùng"....keke
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Thấy bảo anh gì bên bộ công an lúc họp còn ý kiến là trong giờ cao điểm xe con phải trở đâu 3-4 người mới được lưu thông trên đường chứ đi 1 mình là bị cấm anh ạ, nếu thế thật thì đi đâu anh rủ em đi chung cho nó có kinh tế anh nhé.
Nếu thế thật thì em xin nghỉ việc ở sở lun. Làm 1 cục rồi ra làm nghề ... Đứng đường.
Cái đứng đường của em là lành mạnh không như xxx hay cave.
Em chẳng cần phải vẫy ai, trỏ ai hay Ới anh ơi.
Em cứ tay cầm ipad, mắt đọc báo, chân đứng lề đường. Các cụ nào xế 4b thiếu người thì đương nhiên tới rước em thôi mới hòng né được vụ phạt vạ. Em chỉ xin 2 xịch/cuốc. Ngày làm dăm cuốc vậy thì em cũng đủ tiền ăn, tiền trà đá với cả tiền trả cước 3G lướt oép.
Em kiếm ăn chân chính mà.
Ta đang xây dựng nhà nước Pháp quyền nên nên việc kiếm ăn cũng phải dựa vào luật pháp.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top