- Biển số
- OF-127106
- Ngày cấp bằng
- 9/1/12
- Số km
- 1,672
- Động cơ
- 974,263 Mã lực
Em thì lâu lâu nghe lẫn một bài của Tuấn Ngọc vào thì hay chứ nghe cả playlist hoặc album của ông thì lại nhanh chán.
Em chịu. Không đủ khả năng thẩm cụ Ngọc quá 1 bài. Với em thì Chè không ra chè, phở không ra phở.Em thích giọng ca rất đẹp của ca sĩ Tuấn Ngọc. Nghe từ lúc còn trẻ tới khi về già vẫn thấy hay. Đọc được bài này viết rất kỹ về nam ca sĩ nên chia sẻ lên đây cho cccm có quan tâm cùng đọc. Hơi dài nhưng đáng để mấy thời gian
Danh ca Tuấn Ngọc được biết đến là một trong những giọng nam xuất sắc của nền nhạc nhẹ, tân nhạc Việt Nam suốt hơn 30 năm qua.
Không chỉ sở hữu kho tàng âm nhạc đồ sộ, gây ảnh hưởng đến nhiều thế hệ khán giả, ca sĩ, Tuấn Ngọc còn được xem như một pho sách sống về kỹ thuật thanh nhạc và kỹ năng ca hát thượng thừa trong giới nhạc nhẹ, đặc biệt đối với các giọng nam.
Có thể thấy, trong nền nhạc nhẹ Việt Nam từ trước đến nay vốn có nhiều giọng ca nữ đóng vai trò kim chỉ nam về kĩ thuật, giọng hát như Thái Thanh, Lê Dung, Khánh Hà, Thanh Lam, Mỹ Linh, Hà Trần, Hồng Nhung, Siu Black… Họ góp phần định hình, đưa đường chỉ lối cho nhiều thế hệ nữ ca sĩ sau này.
Tuy nhiên, về phía giọng nam lại ít hơn rất nhiều. Để tìm được một nam ca sĩ nhạc nhẹ tiên phong, có tầm ảnh hưởng sâu sắc về kĩ thuật, giọng hát thực sự không đơn giản, và Tuấn Ngọc là một trong số ít đó.
Anh là trường hợp hiếm hoi vừa được giới chuyên môn đánh giá cao về kĩ thuật, lại vừa được đông đảo công chúng mọi tầng lớp yêu thích, mến mộ.
Để làm được điều này, Tuấn Ngọc hẳn phải sở hữu những khả năng đặc biệt trong giọng hát, cách hát, phong cách sáng tạo, trình diễn của mình.
Trước khi tìm hiểu sâu về phong cách, kỹ thuật, sáng tạo của Tuấn Ngọc, cần thiết phải tổng quát đôi nét thông tin chung về giọng hát thượng thừa này.
Loại giọng: Nam trung cân cao.
Quãng giọng: 2 quãng tám 4 note, trải dài từ F#2 (chest voice – trong ca khúc Ru ta ngậm ngùi) tới A4 (chesty mixed) và C5 (falsetto – trong Hạ trắng).
Long notes: Belt A4 16 giây.
Tessitura (quãng hát thuận lợi): Từ A2 tới F#4. Trong đó, quãng cao thuận lợi từ C4 tới F#4, quãng trầm thuận lợi từ A2 tới C3.
Supported range (quãng giọng được hỗ trợ tối ưu): Từ C3 tới F#4.
Màu giọng: Kim pha mộc (lúc trẻ) và mộc pha thổ (khi về già).
Chất giọng đẹp và linh hoạt hiếm thấy
Xét về màu giọng, Tuấn Ngọc không thuần kim hay thuần thổ như một số giọng nam khác, mà pha với mộc. Đây là đặc trưng về màu giọng riêng có của gia đình Tuấn Ngọc. Các anh chị em trong gia đình anh như Bích Chiêu, Khánh Hà, Lưu Bích cũng đều được pha chút mộc trong giọng hát.
Nhờ pha mộc nên giọng Tuấn Ngọc rất ấm và xốp, có độ ngọt ngào của âm hơi (airy voice), dù rất nhẹ. Tuấn Ngọc thường hát tròn vành, rõ tiếng và cộng minh theo lối truyền thống nên người nghe ít thấy được chất airy voice trong giọng hát của anh, nhưng kỳ thực, một phần nhờ nó mà anh có thể hát tình cảm, ngọt ngào, tự sự đến vậy.
Tuấn Ngọc bản chất là nam trung (bartitone), nhưng nhờ pha kim nên hồi trẻ, giọng anh khá sáng, lên được một số quãng của nam cao như G4, A4 và hát rất thoải mái, uy lực. Chính vì thế, nhiều khán giả vẫn thắc mắc không biết Tuấn Ngọc là nam cao hay nam trung.
Nhờ hát được quãng cao một cách thoải mái bằng giọng thật nên quãng giọng của Tuấn Ngọc mở rộng hơn so với những nam trung khác (chẳng hạn như Quang Dũng, Trần Thái Hòa…), trải dài suốt từ F2 tới tận A4.
Chính vì thế, Tuấn Ngọc hát rất đa dạng, biểu đạt được nhiều sắc thái, nội dung khác nhau. Anh có thể hát một cách tự sự, trầm ấm, dày dạn, biểu đạt những ưu tư, khắc khoải trong tâm trạng, nhưng khi cần thiết vẫn bung được hết nội lực trên những quãng cao trào, kịch tính, hoặc chạy note linh hoạt, màu sắc.
Có thể nói, ở thế hệ của Tuấn Ngọc, ít giọng nam nào hát được đa dạng như anh, từ nhạc xưa, nhạc trữ tình tới nhạc Âu Mỹ (ở nhiều thể loại như Traditional Pop, Chamber Pop, Rock, Soul…). Tới khi có tuổi, anh vẫn sung sức song ca với loạt ca sĩ trẻ như Hồ Ngọc Hà, Sơn Tùng M-TP mà không hề gặp khó khăn nào.
Tuấn Ngọc có thể cộng minh, hát legato đầy đặn theo lối semi classic của Traditional Pop, nhưng cũng có thể run/riff, melisma theo lối Soul/R&B. Từ đó, anh áp dụng một cách tinh tế, vừa vặn tất cả những lối hát hiện đại này vào nhạc Việt.
Chính vì thế, Tuấn Ngọc hát tình ca, tân nhạc theo một lổi rất riêng, khác hoàn toàn những ca sĩ trước và cùng thế hệ với mình, pha trộn hòa quyện giữa chất Pop hiện đại của phương Tây và những cái đã có của nhạc Việt.
Khi có tuổi, giọng Tuấn Ngọc xuất hiện thêm màu thổ, khiến anh hát dù cao hay thấp cũng tạo cảm giác dễ chịu ấm áp, smoky và rền.
Kỹ thuật thượng thừa, đưa đường mở lối cho các giọng nam nhạc nhẹ Việt Nam
Ấn tượng đầu tiên của khán giả khi nghe Tuấn Ngọc là một lối hát chỉn chu, gọn gàng, mang hơi hướm Semi Classic, pha thêm một chút Jazzy. Thời gian đầu đi hát, anh chịu ảnh hưởng từ các danh ca lớn như Tony Bennett, Frank Sinatra. Chính anh cũng từng thừa nhận: "Hồi trẻ, tôi chủ yếu bắt chước các ca sĩ ngoại".
Chính vì thế, cách hát chậm rãi, từ tốn, có chút màu sắc Traditional Pop của Tuấn Ngọc sau này được định hình rất rõ từ Tony Bennett. Anh hát như tâm sự, kể một câu chuyện, không vội vàng, phô trương, đôi chỗ có thể hơi lơi nhịp, lại có chỗ ngẫu hứng theo phong cashc Jazz.
Mấu chốt của ca hát là hơi thở, hơi thở có vững thì hát mới tốt. Tuấn Ngọc nắm được chìa khóa này nên đã luyện cho mình một cột hơi vững chắc, được hỗ trợ hơi thở tốt từ cơ hoành. Nhờ đó, anh có một làn hơi chắc chắn, khỏe mạnh, cho phép hát legato liền mạch câu chữ.
Tuấn Ngọc không bao giờ ngắt hơi một cách bừa bãi, ngắt hơi khi chưa hết một dòng lyrics như nhiều ca sĩ khác. Thậm chí, anh còn hát nối luôn hai dòng lyrics trong một làn hơi mà vẫn đàm bảo rung khép nhỏ dần diminuendo đầy chỉn chu.
Nhiều đoạn phrase được Tuấn Ngọc thực hiện đều đặn hơn chục giây mà không cần ngắt quãng. Chẳng hạn như câu "màu áo ấy em ơi" (16 giây), "ngoài kia ai còn biết tên" (10 giây).
Cũng chính nhờ cột hơi vững chắc và kỹ thuật vibrato đậm chất Semi Classic nên Tuấn Ngọc rung rất đẹp. Dù rung nhẹ hay rung mạnh, to hay nhỏ, ở sắc thái nào anh cũng tròn trịa và đều đặn, mượt mà như dòng suối chảy, không vấp váp, gợn.
Tuấn Ngọc chọn cho mình vị trí âm thanh cộng hưởng về phía sau gáy, thanh quản hơi hạ một chút. Như đã nói, vibrato của anh khá đẹp và đều kiểu thính phòng, có thể tăng tốc hay giảm tốc tùy thuộc vào chủ ý của anh.
Ngoài ra, ở những note cao như G4, A4, Tuấn Ngọc còn sử dụng lối rung "gật đầu", một phong cách ngân rung đến từ nhạc đại chúng phương Tây (belt G4 trong chữ "still mine", ca khúc Unchained Melody).
Đặc biệt, Tuấn Ngọc còn sở trường ở việc belt kéo dài long notes trong những đoạn cao trào, mang đậm phong cách divo Âu Mỹ. Anh thường xuyên belt cộng minh kết đoạn cả chục giây vang lộng, lấp đầy toàn sân khấu. Suốt hàng chục năm sự nghiệp, dù giọng hát đi xuống, nhưng Tuấn Ngọc vẫn giữ được phong độ không đổi này.
Chẳng hạn, trong một lần hát ca khúc My Way tại Nhà Hát Lớn Hà Nội cách đây hai năm, anh đã khiến khán giả phải sởn da gà khi belt hàng chục giây G4 cộng minh vang lộng, lấp đầy toàn bộ không gian. Ai cũng phải kinh ngạc vì không thể ngờ ở tuổi Tuấn Ngọc lại có thể hát được như vậy.
Hay, trong một lần song ca với diva Mỹ Linh, Tuấn Ngọc đã tung ra một cú belt cao tận A4, kéo dài những 16 giây.
Cũng nhờ việc supported tốt nên Tuấn Ngọc có thể đẩy âm lượng trong giọng hát lên cỡ lớn, tạo độ kịch tính, cao trào, khiến người nghe trực tiếp vô cùng đã tai.
Ai nghe Tuấn Ngọc lâu đều thấy, tỷ lệ hát phô của anh rất thấp so với ca sĩ khác. Điều này có được nhờ lối xử lý chỉn chu, tính toán kĩ càng từng câu chữ, kết hợp cùng việc support hơi thở tối ưu, tạo cột hơi vững chãi từ cơ hoành.
Nghe thì dễ, nhưng để làm được như Tuấn Ngọc là khá khó khăn, đòi hỏi người ca sĩ phải tự rèn luyện rất vất vả, nghiêm túc trong nhiều năm trời.
Thậm chí, ngay đến cách mở khẩu hình của Tuấn Ngọc cũng cho thấy một sự nề nếp, tuân theo đúng chuẩn mực ca hát. Khi hát, Tuấn Ngọc thường mở khẩu hình theo hình tròn.
Đây là đặc trưng khẩu hình trong nhạc cổ điển thính phòng hay bán cổ điển, giúp người hát tạo được covered sound, tạo âm thanh dày, ấm tròn, hảo sảng, nam tính, hạn chế lối hát tự nhiên bạch thanh, chua gắt.
Tuy nhiên, Tuấn Ngọc không lạm dụng việc cộng minh, dựng tiếng để phô diễn giọng hát quá đà. Khi hát, anh vẫn pha tỉ lệ bạch thanh bẹt chữ vào cuối câu, với những âm /a/ hay /e/, tạo cảm giác tự nhiên, chân thật cho người nghe. Tỷ lệ hát của Tuấn Ngọc thường là 70% covered sound, 30% chuyển dần về bạch thanh rung khép âm cuối câu.
Cách hát này của Tuấn Ngọc khác hoàn toàn với những ca sĩ cùng thời. Anh xử lí vô cùng tinh tế, khéo léo tới mức dù có chút dựng tiếng kiểu bán cổ điển nhưng vẫn đậm chất nhạc nhẹ, giàu cảm xúc. Đó chính là lí do vì sao Tuấn Ngọc hát rất dễ nghe, đi vào lòng người, mà vẫn sang trọng, quý phái.
Xuất phát điểm của Tuấn Ngọc là một ca sĩ chuyên hát nhạc ngoại, cover lại những ca khúc tiếng Anh, nên anh sử dụng melisma rất văn minh, đúng phong cách mà không quá lố. Anh hát tiếng Anh cũng rất tốt, phát âm chuẩn, nhấn nhá phù hợp.
Sau này, Tuấn Ngọc lồng cách hát melisma vào nhạc Việt một cách tài tình, khiến chúng trở nên hiện đại mà vẫn dễ chịu với người nghe.
Nhiều ca sĩ trẻ ngày nay do lậm nhạc R&B nên thường lạm dụng melisma vào nhạc Việt một cách quá đà, khiến ca khúc trở nên khô cứng, thiếu mềm mại.
Cũng chính vì hát tiếng Anh ngay từ thưở ban đầu nên khi chuyển sang nhạc Việt, Tuấn Ngọc gặp khá nhiều khó khăn. Anh tâm sự:
"Lúc này tôi hát nhạc Việt dở lắm, tới mức Lệ Thu còn bảo tôi là "ông Tây hát tiếng Việt".
Nhờ một lời chê đó của Lệ Thu mà tôi phải học lại cách phát âm tiếng Việt sao cho hay hơn.
Thật ra, tôi từ nhỏ đã hát cả nhạc rock, nhạc Pháp, Mỹ. Sau này, tôi trở về nhạc Việt Nam và thành công ở nhạc Việt thì mới tập trung hát nhạc Việt. Và khi đó, tôi cũng phải thể hiện phong cách phù hợp".
Nhờ sự cố gắng, nỗ lực của mình, Tuấn Ngọc đã dần học được cách phát âm tiếng Việt tròn trịa, đầy đặn. Anh hát rất tròn vành, rõ chữ, lại mang theo lối phát âm cổ điển, đậm nét xưa. MC Trấn Thành trong một lần thị phạm thí sinh đã nói:
"Anh Tuấn Ngọc là người Bắc nên hát rất đẹp, rất chuẩn, chữ nào ra chữ đó chứ lua đi như bạn là không chuẩn. Bạn hát làm sao phải ra được từng chữ để người nghe cảm nhận rõ phát âm của bạn như Tuấn Ngọc".
Qua lời nói này của Trấn Thành, có thể thấy rõ, cách hát và phát âm chuẩn mực của Tuấn Ngọc ảnh hưởng sâu rộng thế nào tới các thế hệ đàn em.
Cần biết rằng, giai điệu cũng như nhịp phách của câu hát trên nên hòa âm Jazz khá đặc biệt. Nó đòi hỏi ca sĩ phải có một cảm âm thanh nhạc tốt vì hợp âm thay đổi liên tục. Nếu hát không vững sẽ rất phô. Tuấn Ngọc nhờ có một khả năng cảm âm tốt nên hát Jazz rất hay.
Anh sở trường hát trên những bản phối Jazz nên cách hát đối khi khá ngẫu hứng, làm mới theo hòa âm, với cách ngắt nghỉ, ngân rung rất văn minh, Tây phương, nhịp nhàng.
Để làm được như vậy, Tuấn Ngọc luôn phải tự nỗ lực học hỏi không ngừng nghỉ để có được vốn kiến thức sâu rộng, chứ không tự bó buộc mình trong dòng nhạc xưa trữ tình. Anh nói:
"Nhạc nào tôi cũng học, học cả về lý thuyết, hoà âm. Tôi là người từ nhỏ đến lớn thích tự làm lấy. Tất cả những gì học nhạc, học đàn, học hòa âm, học tiếng anh, lái xe hay bất cứ thứ gì là tôi tự học hết.
Mình tự học thì cũng vất vả, nhưng bù lại mình học theo cái tiến bộ của mình, không phải chờ ai, không phải theo ai hết. Tôi quen rồi.
Tôi học nhạc, việc học nhạc bao la lắm, đủ vẻ, thích học thì học. Một ngày là gia đình - âm nhạc - thể thao. Mỗi người có một phương pháp để học. Thời bây giờ muốn học không thiếu gì, chỉ thiếu ý chí.
Học cho cái nhìn của mình được rộng hơn. Tôi biết nhạc nhiều bài tôi hát hòa âm mà theo ý tôi thành ra tôi hát, tôi là tôi. Chứ bây giờ tôi nhờ người khác hòa âm, tôi phải hát cái tình cảm của người khác, mặc dù tình cảm đó có hay đi chăng nữa chưa chắc đó có phải là tôi, thể hiện theo cái của tôi thì mình vẫn tự nhiên hơn".
Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương sau một quá trình làm việc với Tuấn Ngọc cũng phải thốt lên:
"Khi làm việc, tôi nhận ra chú Tuấn Ngọc rất trẻ trung, thường xuyên cập nhật xu hướng nhạc trẻ bởi hai người sinh sống tại nước ngoài.
Có thể chủ chỉ hát một dòng nhạc nhưng họ biết rất nhiều thể loại. Thậm chí, khi tôi trình bày là trong chương trình có những bài hát nào, hầu hết chú đều biết. Tôi nghĩ rằng, chú như một thư viện, nhạc xưa hay nhạc trẻ họ cũng biết".
Tuấn Ngọc chủ yếu hát bằng giọng ngực để tăng sự nam tính, từng trải cho giọng hát. Anh nói: "Nghề này, có người hát bằng giọng mũi, giọng cổ nhưng tôi chỉ chuyên hát bằng giọng ngực, cũng chính là để hát sao cho thật nhất, gần với xúc cảm nhất. Nhưng không có nghĩa, mải đuổi theo cảm xúc mà bỏ quên kỹ thuật".
Tuy nhiên, khả năng light mixed của Tuấn Ngọc lại rất tốt khi hát ở quãng trung cao tầm D4, E4, F4. Anh có thể light mixed vuốt rung đuôi ở các đoạn nhả chữ, giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng, dẫn dắt bài hát như mở ra một câu chuyện.
Đằng sau sự khó tính, nghiêm khắc là một nhân cách cao đẹp, đáng ngưỡng mộ
Không chỉ chỉn chu trong cách hát, nghiêm túc trong chuyên môn, Tuấn Ngọc ở ngoài cũng là một người vô cùng khó tính. Danh ca Khánh Hà kể lại:
"Thú thật, bây giờ tôi mới gần gũi với anh ấy, chứ ngày xưa, tôi sợ anh lắm, không thoải mái như ở bên anh Tú. Tuấn Ngọc là anh cả trong nhà, dù anh đúng hay sai, tôi đều nghe theo.
Anh Tuấn Ngọc rất khó tính, gia trưởng. Tôi nhớ hồi nhỏ, khi đang chơi đùa với các anh em khác, chỉ cần nghe tiếng anh tới gần là chúng tôi sợ dúm lại. Anh ấy dữ như cọp ấy".
Danh ca Thanh Hà cũng bày tỏ: "Nhớ lại những ngày đầu gặp gỡ, tôi chưa hề biết gì nhiều về Tuấn Ngọc ngoài việc anh là một trong những đàn anh lớn trong nghề nghiệp. Làm việc với anh, tôi cảm thấy anh cực kỳ nghiêm túc và khó tính trong từng câu hát".
Tuy nhiên, phía sau sự khó tính, nghiêm khắc đó lại là một Tuấn Ngọc vô cùng hài hước, vui tính và tốt bụng, luôn giúp đỡ đồng nghiệp xung quanh. Danh ca Thanh Hà tâm sự:
"Lúc đó tôi đã biết lái xe rồi, nhưng không có xe để lái, nên cứ phải nhờ hết người này đến người kia, từ ban nhạc đến các anh chị ca sĩ. Một trong những chiếc xe mà tôi ngồi nhờ nhiều nhất là của anh Tuấn Ngọc.
Một thời gian sau, vì quý mến tiếng hát của tôi, anh Tuấn Ngọc đã giới thiệu tôi đến hát tại phòng trà của em gái anh là ca sĩ Khánh Hà. Từ đó mối quan hệ thân thiết của tôi và gia đình Tuấn Ngọc càng thêm khắng khít.
Riêng tôi, khi song ca cùng bạn diễn, điều đầu tiên là mình phải thích giọng hát đó cũng như phong cách âm nhạc của họ. Tất nhiên, hát với một người anh quá nhiều năm kinh nghiệm trong nghề rồi, đối với tôi, đây là lựa chọn đúng đắn nhất.
Khi anh Tuấn Ngọc nhận lời mời hát với tôi, tôi vô cùng hạnh phúc và hãnh diện.
Đằng sau sân khấu, anh Ngọc là một người hài hước. Nhưng đôi khi lại vô cùng khó tính. Khi vui chơi, anh rất vui vẻ. Trong công việc thì anh ấy cực kì khó chịu".
Diva Mỹ Linh cũng bày tỏ: "Tôi phải cảm ơn anh Tuấn Ngọc rất nhiều bởi những lần góp ý mỗi dịp đi diễn chung và tôi rất thích hát cùng anh ấy".
Nhờ nhân cách, lối sống đẹp và sự vững vàng trong chuyên môn mà Tuấn Ngọc luôn được đồng nghiệp yêu quý, mọi người nể phục. MC Kỳ Duyên từng viết:
"Nếu ai hỏi tôi người ca sĩ nào tôi yêu mến nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời là nam ca sĩ Tuấn Ngọc!
Tôi yêu giọng hát rất "đàn ông", yêu cách hát đầy kỹ thuật nhưng rất giản dị, "hát như nói", yêu tính khôi hài ngầm của anh mà ít người biết được. Anh là người rất ít nói và nụ cười thì còn hiếm hoi hơn Bao Thị. Không phải vì anh khó tính nhưng thật sự là... chúng tôi e thẹn".
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà thì ngưỡng mộ tới mức muốn hát bè cho anh: "Còn danh ca Tuấn Ngọc, những ai tiếp xúc sẽ thấy anh hát hay và nói chuyện duyên dáng nên Hà ước một lần được hát bè cho anh".
Mỹ Tâm lại tỏ ra vô cùng biết ơn khi được Tuấn Ngọc hát ca khúc Đừng hỏi em. Cô nói: "Thật vinh hạnh cho Mỹ Tâm khi được anh Tuấn Ngọc hát bài hát của mình".
Riêng Đàm Vĩnh Hưng lại lúng túng tới mức nói lắp khi được đứng chung với Tuấn Ngọc Anh nói: "Đây là tiết mục vinh dự nhất đối với tôi, là lần đầu tiên tôi được cất tiếng hát bên cạnh một người là thần tượng của rất nhiều người trong đó có cả tôi. Đó chính là nam danh ca Tuấn Ngọc".
Trấn Thành thì không ngần ngại gọi Tuấn Ngọc là sư phụ: "Đi với sư phụ Tuấn Ngọc một ngày bằng đọc mười cuốn sách".
Long Phạm
E thấy mồm cụ ý lúc hát cứ tung tăng đến khiếp. Càng già hàm dưới càng đánh võng, kiểu rơi đến nơiCụ này nghe vài bài, nghe thêm nữa ngấy! Vừa buồn, vừa khổ … chỉ thấy mặt nhăn nhó đầy tâm tư khi hát. Chẳng thấy cười.
Trông lủng liểng thế thôi, còn lâu mới rơi đc cụ ạ. Lủng liểng kỹ thuật đấyE thấy mồm cụ ý lúc hát cứ tung tăng đến khiếp. Càng già hàm dưới càng đánh võng, kiểu rơi đến nơi
Đệ cụ ý có cu Nguyên Khang hát tốt. 2 thầy trò 1 9 1 10. Xấu như nhau
Nói về dòng nhạc trữ tình, giọng nam em thích Elvis Phương hơn, cháy bỏng, da diết mà không sầu bi. . Thôi, tuỳ gu và cảm nhận mỗi người, nhưng bài viết chém quá tay, lại đưa cả cu lệ tổ vào nên em … ghétVề độ cao và đẹp cửa giọng thì thua xa các ca sĩ hát nhạc đỏ!
Lủng liểng ấy chỉ ghẹ đc a Chế a Trường thôi, ko đủ trình chơi dòng nhạc của e đâu: Hồng...hồng...tuyết...tuyết...í...hị...hị...tom..tom.... Chátttttt!Trông lủng liểng thế thôi, còn lâu mới rơi đc cụ ạ. Lủng liểng kỹ thuật đấy
Gu cụ cũng hóc búa phết đớiLủng liểng ấy chỉ ghẹ đc a Chế a Trường thôi, ko đủ trình chơi dòng nhạc của e đâu: Hồng...hồng...tuyết...tuyết...í...hị...hị...tom..tom.... Chátttttt!
Xong tiếng Chát thì văng mất mồm luôn khỏi tìm
Em chịu. Không đủ khả năng thẩm cụ Ngọc quá 1 bài. Với em thì Chè không ra chè, phở không ra phở.
Góc độ chuyên môn mà phân tích giọng như trên thì đúng là hơn đầu bếp đọc ra gia vị trong nồi lẩu ..quá cao sâu.
Nhưng theo góc phân tích của em thì cụ Ngọc khi nói và hát mép miệng bên trái bị kéo xệ , tạo ra vẻ miệng nghiêng xếch ..điều này khiến tiếng phát ra khó có uy âm..dải tần hẹp, tréc không rõ tréc, bát không tròn bát..kết luận cụ Ngọc có thể từng bị viêm dây thần kinh số 7 , châm cứu không kịp thời hoặc sợ đau mà không châm đến nơi đến chốn. Em chém thế có trúng không mợ MyMac ..he he..
Em ạ 2 cụ . Nửa đêm rồi mà các cụ làm em đau diều quá .Lủng liểng ấy chỉ ghẹ đc a Chế a Trường thôi, ko đủ trình chơi dòng nhạc của e đâu: Hồng...hồng...tuyết...tuyết...í...hị...hị...tom..tom.... Chátttttt!
Xong tiếng Chát thì văng mất mồm luôn khỏi tìm
Mình nại hát bài nhạc fin Thọ con ní nắc bi dờEm ạ 2 cụ . Nửa đêm rồi mà các cụ làm em đau diều quá .