- Hoà Phát là công ty cổ phần
- ACBI của Kiên Bạc nắm 1 số cổ phần của Hoà Phát, ông Long muốn mua lại
- số cổ phần lúc đó đang thế chấp, ông Long chấp thuận mua và trả tiền trước để Kiên Bạc giải chấp cổ phần đó giao cho ông Long
- khi nhận được đủ tiền Kiên Bạc không giải chấp mà dùng tiền đó chi tiêu vào việc khác
- hơn 1 năm ông Long không nhận được cổ phẩn nên phải làm đơn tố cáo Kiên Bạc
https://vnexpress.net/tuong-thuat/phap-luat/nguyen-duc-kien-bi-y-an-30-nam-tu-nop-phat-hon-75-ty-dong-3120722.html
Công ty ACBI đã thế chấp gần 30 triệu cổ phần của Thép Hoà Phát cho ACB để đảm bảo cho nghĩa vụ phát hành 800 tỷ trái phiếu và giao cho Công ty chứng khoán ACBS quản lý. Sau đó, bầu Kiên đã thoả thuận với Thép Hoà Phát chuyển nhượng 20 triệu cổ phần với giá 264 tỷ đồng, giao kế toán trưởng ACBI Nguyễn Thị Hải Yến thực hiện.
Tuy nhiên, số cổ phần này không được ACB đồng ý giải chấp vì không đủ tài sản đảm bảo. Ngày 15/5/2012, bị cáo Kiên chỉ đạo Yến soạn thảo biên bản họp, nghị quyết đồng ý chuyển nhượng số cổ phần cho Thép Hoà Phát. Sau khi có ký nháy của bị cáo Kiên, ông Trần Ngọc Thanh (Giám đốc ACBI) đã đứng ra ký hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Thép Hoà Phát. Nhận được 264 tỷ đồng từ việc bán cổ phần, bị cáo Kiên đã chỉ đạo Yến chi vào các khoản trả lãi, góp vốn....
Theo HĐXX, ACBI đã cam kết 20 triệu cổ phần hợp pháp có ghi không bị thế chấp, đảm bảo cho bên thứ ba. Vì thế việc làm này là gian dối, dù mọi người có hay không biết số cổ phần này đang là tài sản đảm bảo. Toàn bộ việc thoả thuận, ký kết đều do Kiên chỉ đạo cấp dưới. Như vậy việc quy kết Kiên, Thanh, Yến phạm tội là không oan. HĐXX cũng bác bào chữa của luật sư cho rằng, số cổ phần này là cổ phần bút toán ghi sổ. HĐXX phúc thẩm cho rằng hành vi này là đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo Kiên giữ vai trò chính trong vụ án.