- Biển số
- OF-321342
- Ngày cấp bằng
- 28/5/14
- Số km
- 14,247
- Động cơ
- 427,801 Mã lực
Mỗi người 1 cách, mỗi lúc 1 cách, mỗi phương 1 cách, mỗi việc 1 cách…Cụ dạy chí phải, giờ là câu chuyện cần có cách làm thế nào để ứng biến với những thứ mình đã phát hiện ra thôi.
Khi xảy việc, cần tổng hợp tối đa các yếu tố đó, đưa ra giải pháp. Thông thường sẽ là rất khó vì người thực hành phải nắm chắc rất nhiều thứ học thuật và tư duy vận dụng thành thạo…
Nó không có mẫu số chung cho một việc vì có nhiều yếu tố khác nhau biến động như bên trên đã kể ra.
Nguyên lý chung là Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong.
Biết Thiên ra răng để thuận bây giờ? Thì các quy luật nằm trong các học thuật đó, là mô phỏng vận động của “Thiên” đó thôi.
Nhân tiện, so sánh 2 câu “Thuận thiên giả tồn nghịch thiên giả vong” với câu “Đức năng thắng số” (với nghĩa Đức là đức của con người), thấy nó tức cười không, đức người mà nghịch Thiên thì tồn hay vong?
Bonus thêm câu em có nói khi bàn về Phi liêm: Thuận thiên ư đức, nghịch thiên ư lực. Chỉ có thuận thiên mới là đức thôi, chứ đức người hiện nay e là nghịch thiên nhiều đó. Chống lại tự nhiên ghê gớm, đang phải trả giá dần dần ví dụ như vấn để ozon, ô nhiễm, phá rừng phá biển ngăn sông bạt núi…tức là dụng Lực, tức là nghịch thiên!
Đức người hình thành chủ yếu trên quan niệm thiện ác, sau đó mang soi vào mọi thứ. Ví dụ con hổ, bị coi là ác vì nó ăn thịt con khác, vậy muốn con hổ phải ăn cỏ chăng? Nó được phép ăn thịt các con khác, mới duy trì cân bằng sinh thái chứ, không thì loài ăn cỏ sẽ quá đông và thiếu cỏ mà chết thôi. Trời sinh ra nó, nó mang cái đức của trời, con người lại bảo nó ác so với đức người?
Em hơi lan man tí, đại khái là cần phải hết sức khách quan khi động vào mấy cái món này, rồi thì mới “có cách làm thế nào” như cụ nói bên trên.