- Biển số
- OF-35577
- Ngày cấp bằng
- 19/5/09
- Số km
- 3,200
- Động cơ
- 494,437 Mã lực
Cái của cụ em tham khảo là dùng nguyên lý ON/OFF nên không kiểm soát sai số theo thời gian được ạ. Em đang ngó mấy bộ PID kiểm soát 2 kênh nhưng đắt quá.
Cái bộ này là On/Off thôi Cụ ợ. Mặc dù là nó đã dùng với sensor kết nối kiểu tín hiệu số (digital):Cái này của cụ dùng kiểu điều khiển ON/OFF hay kiểu tuyến tính liên tục?
Nếu dùng kiểu ON/OFF mà để ĐK chỉnh xác với sai số nhỏ như yêu cầu của cụ timeout là khó đấy
Của các hãng lớn, người ta tích hợp sẵn chương trình vào VXL, SX số lượng lớn nên mới gọn nhẹ và giảm giá thành được. Còn làm kiểu đơn chiếc thì bắt buộc cụ phải dùng phương án lắp ráp rời nên khá khó về mặt chi phí. Với các thông số như cụ yêu cầu là khá phức tạp:Cái của cụ em tham khảo là dùng nguyên lý ON/OFF nên không kiểm soát sai số theo thời gian được ạ. Em đang ngó mấy bộ PID kiểm soát 2 kênh nhưng đắt quá.
Thế mới khó chứ, muốn kiểm soát chính xác thì đầu ra điều khiển phải dùng kiểu liên tục tuyến tính (hoặc kiểu điện áp: 0-10V hoặc kiểu dòng điện: 0-20mA) thì mới được, còn dùng kiểu ON/OFF là khoai, vì mình không kiểm soát được quán tính nhiệt của hệ thống. Chưa tính dùng cảm biến loại nào? vì cùng chức năng nhưng có nhiều loại cảm biến, từ rẻ tiền đến rất đắt.và đúng như yêu cầu của Cụ timeout đã nói đến ở trên thì phải dùng đến PID là chắc chắn. Mà với PID thì kể cả đến giải pháp dùng vi điều khiển (microcontroller chip) cũng không thể nào có giá "quá rẻ" được Cụ ei...(vì công viết code cũng phải xứng đáng Cụ ợ
Bản thân nó thì rẻ nhưng mã nguồn mới quyết định giá thành .Để mấy bữa nữa em thử tháo bộ main điều khiển tủ sinh thái đang chết của bọn Tàu khựa cho các cụ xem có chọc ngoáy được gì không ạ. Mấy cái đồ được cấp toàn giá trên trời mà chất lượng không ai với nổi, chưa dùng đã hỏng rồi, vì thế em mới phải lọ mọ tự nghiên cứu làm thử trước.
Đúng rồi cụ, đây là em đang muốn nói cơ chế ĐK dạng liên tục thì nó chính xác hơn. Còn kiểu ON/OFF thì sai số lớnDùng 4-20mA thì vẫn cần phần chấp hành , điều chỉnh khối công suất . Chứ xuất chay 4-20mA ko ý nghĩa lắm .
Rơle SSR kia thì vẫn on/off mà cụ ...Rẻ thì copy code arduino về thôi
Em đấy dùng băm xung tầm số thấp (kiểu PWM) vẫn được cụ ạ, tần số "băm" loanh quanh dưới 30Hz vẫn dùng tốt, em vẫn hay làm như thếRơle SSR kia thì vẫn on/off mà cụ ...
Ok cho dù cụ băm nhưng bản thân cái SSR nó vẫn đóng mở kiểu on/off ... cho nên vẫn có quán tính nhiệt, tất nhiên chấp nhận ở mức độ nào thôiEm đấy dùng băm xung tầm số thấp (kiểu PWM) vẫn được cụ ạ, tần số "băm" loanh quanh dưới 30Hz vẫn dùng tốt, em vẫn hay làm như thế
Đúng rồi cụ, nhưng sai số sẽ giảm khả nhiều đấy.Ok cho dù cụ băm nhưng bản thân cái SSR nó vẫn đóng mở kiểu on/off ... cho nên vẫn có quán tính nhiệt
Đúng rồi cụ, nhưng sai số sẽ giảm khả nhiều đấy.
Bây giờ điều khiển kiểu tuyến tính người ta đều dùng PWM hết mà, như vậy hiệu suất cao, đỡ tổn hao trên phần tử công suất, đỡ phải làm cục giải nhiệt to đùng ngã ngửa
Còn tùy yêu cầu chất lượng mà tần số băm có thể cao hay thấp thôi. Với em SSR thì nếu dùng loại xịn có thể băm được đến 1kHz đấy. Còn hàng chợ thì cứ cho dưới 50Hz cho lành
Ô hay nhỉRơle SSR kia thì vẫn on/off mà cụ ...
Em dùng hàng hịn của Omron nó chơi luôn 1kHz đó cụ, em điều khiển bằng PLC màẤy nếu SSR AC thì chỉ chém góc 50Hz thôi mà .
Vấn đế là AC dùng triac thì băm 1kHz cũng đâu có ý nghĩa .Em dùng hàng hịn của Omron nó chơi luôn 1kHz đó cụ, em điều khiển bằng PLC mà
À đúng rồi, em đẩy thử theo quảng cáo của nó xem dư làoVấn đế là AC dùng triac thì băm 1kHz cũng đâu có ý nghĩa .
SSR cấu tạo từ triac
Cái chuyện đóng ngắt Block máy nén (compressor) trong hệ thống lạnh nếu hoạt động On/Off kiểu này thì chắc chắn sai số nhiệt độ của Cụ sẽ không đạt yêu cầu. Nếu đã điều khiển theo kiểu "liên tục" thì Cụ phải chơi dòng máy nén inverter, hoặc chi phí rẻ tiền hơn thì cũng phải dùng hệ thống quạt gió (lạnh) phụ trợ, và điều khiển "độ lạnh" gián tiếp thông qua hệ thống quạt gió này.Vụ này càng lúc càng hấp dẫn, mỗi tội em không chuyên về mạch nên nghe các cụ chém phải mất vài ngày mới tiêu được.. Túm lại là có thể sử dụng mạch arduino với code sẵn có để phối hợp với các module cảm biến và điều khiển nhiệt ẩm tuyến tính được không ạ. Tại em đọc mấy diễn đàn arduino đều thấy nói bó tay khi muốn can thiệp điều khiển hệ A/C realtime như yêu cầu ban đầu của em ạ. Chưa kể circle của các block máy lạnh dân dụng khoảng hoạt động đóng/ngắt là 10 phút- giả sử chế được bộ điều khiển thì mức độ ảnh hưởng đến tuổi thọ dàn lạnh có giảm thiểu được không ạ. Kính các cụ vài ly.