em copy trên mạng. Cụ
Ngo Rung có tư vấn gì để mọi người có thể tránh những tình huống đáng tiếc như thế này được không ạ?
Chuyện xảy ra ở Đà Nẵng!
Khoảng 12:00 ngày 16.8, chị Trần Thị Thu Trâm (1983) ngụ tại K113/5 Đống Đa, P.Thạch Thang (Hải Châu, Đà Nẵng) ở nhà giặt đồ và lên ban công tầng 3 phơi. Thấy khá lâu không xuống, cha chồng Trâm lên gọi và phát hiện chị trong tư thế đứng dựa vào tường, một tay cầm móc sắt, đầu kia của móc sắt chạm vào vỏ ngoài của cục nóng điều hòa nhãn hiệu LG V10ENT inverter. Ông chạy tới đỡ Trâm vì nghĩ chị xỉu, không ngờ cũng bị điện giật nhưng vùng ra được. Ngay sau đó, ông gọi người nhà ngắt aptomat (máy cắt hạ áp, tự động cắt mạch điện khi có sự cố) và gọi xe cấp cứu. Giấy chứng tử Bệnh viện Đà Nẵng ghi rõ, Trâm tử vong lúc 14:15 vì bị điện giật/ngưng tim, ngưng thở.
Theo gia đình Trâm cho biết, hiện trường trước, trong và sau khi xảy ra chuyện không có bất cứ dây điện hoặc thiết bị điện nào khác, ngoại trừ cục nóng máy điều hòa LG V10ENT inverter. Máy này gia đình Trâm mua của Công ty TNHH Đức Lâm (8 Pasteur, Đà Nẵng), được lắp đặt vào ngày 14.5.2015 - tức 3 tháng trước và vẫn trong thời gian bảo hành. Sau khi chị Trâm mất, CA P.Thạch Thang có mặt lập biên bản và lấy lời khai. Gia đình Trâm đã yêu cầu giám định cục nóng điều hòa.
- Ngày 25.8, Công ty LG Electronics Việt Nam cử 2 chuyên gia Hàn Quốc đến đo đạc và xem hiện trường. Sau khi xem xét đo đạc vỏ cục nóng, hai anh này đã đòi mở ra và đưa về kiểm tra, nhưng gia đình không đồng ý.
- Ngày 7.9, Công ty Đức Lâm cử ông Lê Văn Bình (quản lý) và ông Võ Văn Thường (nhân viên kỹ thuật) đến kiểm tra. Biên bản làm việc, công ty Đức Lâm kết luận sản phẩm được lắp đặt đúng kỹ thuật, vị trí lắp đặt đảm bảo.
- Ngày 16.9, Công ty LG Electronics Việt Nam đã mời đại diện gia đình Trâm đến Văn phòng - chi nhánh tại tầng 9, Indochina Riverside, 74 Bạch Đằng, Đà Nẵng, họp. Bên nhà Trâm đã yêu cầu có đơn vị thứ 3 đủ tư cách pháp nhân giám định thiết bị điện trong cục nóng.
- Ngày 17.9, Công ty McLarens - được chỉ định bởi công ty LIG, là công ty bảo hiểm cho các sản phẩm của LG, đã cử đại diện đến hiện trường vụ án. Biên bản làm việc ghi nhận: Lúc ngắt tự động (chưa cấp nguồn điện) là 0,001 V; 0,000 mA. Lúc bật tự động (cấp nguồn điện) là 225,3 V; 6,21 mA.
Theo ý kiến phía nhà Trâm, thông số đo trên cho thấy đã có sự rò điện khủng khiếp của cục nóng, đây là lỗi sản phẩm không phải lỗi lắp đặt và yêu cầu phía Công ty phải có biện pháp giải quyết. LG Electronics Việt Nam cũng tán thành. Tuy nhiên, đến hôm nay 23.9 vẫn chưa có động tĩnh gì v/v mời đơn vị có tư cách pháp nhân đến giám định cục nóng.
Chị Trâm mất đi để lại hai con nhỏ 38 tháng tuổi và 16 tháng tuổi đang còn bú mẹ; máy điều hòa LG mà chị gặp chuyện vẫn đang còn phải trả góp.
@ Anh Trần Vũ (anh trai chị Trâm), phone: 0914 458 877.
Đã có đơn gửi Công an Đà Nẵng, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và báo chí nhờ can thiệp!
………………..
P/s: Một kỹ sư điện chuyên thi công hệ thống máy lạnh cho các công trình, cho biết.
Hầu hết trong cataloge của tất cả các hãng đều khuyến cáo việc tiếp địa khi thi công lắp đặt, tức phải có hệ thống nối đất. Đây là nguyên tắc an toàn cơ bản. Một số hãng khi lắp máy, nếu bỏ qua do điều kiện thực tế không có chỗ tiếp địa cẩn thận; thì đúng bài bản sẽ yêu cầu gia đình cam kết việc này!
Trên thực tế, các máy điều hòa Inverter (sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng) đang bán tại thị trường Việt Nam sau khi xài đều rung động và có hiện tượng rò điện cảm ứng, nhất là vào mùa mưa. Phần lớn các cục nóng đều được đặt ngoài trời, bắt trên tường hoặc kê cao để tránh khỏi mặt nước. Tại nhìu công trình, cục nóng đặt trực tiếp trên mái hoặc lắp lên giá đỡ với vít bắt sâu vô tường cũng là một dạng tiếp địa tự nhiên; tuy rất thô so nhưng cũng triệt tiêu kha khá. Nếu nhìn vào hình ảnh và thông số điện do gia đình cung cấp, thì máy lạnh nhà chị Trâm gặp nhiều vấn đề do lắp đặt, phần do tư vấn không kỹ cho khách hàng, không có khuyến cáo cần thiết hoặc khách hàng chủ quan; khó lỗi sản phẩm.