Theo quy định của pháp luật, khi một người chết không để lai di chúc, di sản của người đó được chia theo theo quy định của pháp luật về "thừa kế theo pháp luật", tức là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều được chia đều. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm bố, mẹ, vợ, chồng, con của người chết. Trong trường hợp không còn ai ở Hàng thừa kế thứ nhất thì những người thuộc hàng thừa kế thứ 2 mới được nhận di sản, (trường hợp này là rất hiếm gặp).
Người được hưởng thừa kế theo pháp luật tiến hàng thủ tục khai nhận di sản thừa kế, hoặc phân chia di sản thừa kế. Mục đích của 2 việc này là chuyển di sản thừa kế của người chết sang 1 hoặc những người thừa kế còn sống.
Ở mỗi hình thức đều có sự khác nhau:
- Đối với khai nhận di sản thừa kế: Hình thức này có thể hiểu là tài sản vẫn được giữ nguyên Sau khi khai nhận. khối tài sản đó có thể thuộc sở hữu 1 người hoặc một số người thừa kế. Nếu tài sản thuộc một số người thì họ là đồng sở hữu chung hợp nhất.
- Đối với phân chia di sản thừa kế: Sau khi phân chia, tài sản sẽ được chia cụ thể cho từng người thuộc hàng thừa kế, mỗi người đều có quyền riêng đối với tài sản mà mình được hưởng. Tuy nhiên, đối với trường hợp di sản là Bất động sản, thủ tục này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền (vì có các tỉnh, thành phố đều có quy định diện tích tối thiểu được phép chia tách).
Thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế được thực hiện tại các phòng công chứng, Phòng công chứng căn cứ vào đơn yêu cầu và hồ sơ xin khai nhận thừa kế để ra thông báo niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Sau một thời gian niêm yết (trước là 30 ngày), nếu không có tranh chấp, kiếu nại gì, Công chứng viên sẽ lập văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định.
Việc còn lại là đăng ký sang tên theo quy định.