Việt Nam ta cũng có tiêu chuẩn TCVN 6190:1999 quy định các phích cắm điện và ổ cắm theo kiểu A (2 chân), B (3 chân), C (2 chân) và K (3 chân), tuy nhiên phổ biến trên thị trường là loại ổ cắm chả theo tiêu chuẩn nào, nó là A+C và B+C. Còn loại K thì em chưa thấy bao giờ. Nói chung là hổng giống ai....
Loại A+C đây
Loại 3 cẳng B+C đây
Hàng về VN chủ yếu là loại B, G và I. Với loại I 3 chân chéo của bạn Tàu Khựa thì có giải pháp tình thế là lấy kìm vặn thẳng 2 chân chéo và bẻ nghéo chân số 3 đi.
Với những loại chân B như thế này thì các cụ cứ mạnh dạn bẻ ngoéo cái chân tròn đi cho em, ko sợ mất zin đâu.
Rất buồn cười là nhiều cụ mua con laptop có cái đầu dây nguồn của cục adaptor là loại chân G 3 cẳng to đùng, thế là đi đâu cũng phải mang theo cục chân chuyển to gần bằng cái adaptor ấy. Bảo thay thì sợ mất jin nên lắc đầu quầy quậy. Sợ gì mà không thay phích mới cho tiện.
Em cứ mua về mà phích cắm lởm khởm là em thay hết bằng loại chân tròn (Đối với các thiết bị sử dụng điện 220V).
Ví dụ như thằng này là chân I chéo 3 cẳng của bạn Tàu khựa. Nhà em lúc nào cũng có sẵn 1 vài cái phích cắm chân tròn loại C.
Sợ gì mà ko cắt nó ra như thế này?
Cắt ngoéo cái dây mát vàng xanh đê, ở VN dây trung tính có tác dụng nối đất rồi. Tuốt 2 dây còn lại rồi nối vào thôi.
Xong phim. Vừa đẹp lại vừa tiện. Đây là con ổ cắm Xiaomi có cổng USB, con này mang đi công tác thì đỡ được 1 mớ lỉnh kỉnh.
Nguyên bản em nó đây.
Nói chung là các cụ cứ mạnh dạn thay hẳn phích cắm cho những loại phích ba lăng nhăng. Làm không khó, không mất nhiều thời gian, chi phí không đắt mà độ tiện dụng lại cao, vậy tại sao không làm?
Hy vọng rằng qua bài viết này các cụ sẽ có giải pháp thích hợp cho mớ thiết bị 5 cha 3 mẹ của mình.