Sử dụng đúng kích thước hình ảnh.
Sử dụng đúng kích thước hình ảnh.
Chẳng có gì tồi tệ hơn bằng khi nhìn một tấm hình bị biến dạng. Một mẹo nhỏ khi bạn thay đổi kích thước hình ảnh là hãy giữ phím Shift khi kéo chuột. Đừng bao giờ quên nhé! Điều thứ hai là hãy duy trì một tỉ lệ nhất định, quyết định một kích thước phù hợp và giữ nguyên không thay đổi. Ví dụ bạn chọn một hình vuông với kích thước là 800 x 800, hãy chắc chắn sản phẩm của bạn luôn luôn nằm giữa hình vuông và không bao giờ thay đổi.
Nếu bạn có slideshow hoặc banner quảng cáo, hãy yêu cầu nhà thiết kế cung cấp cho bạn file gốc kèm theo đầy đủ layers của Photoshop, như thế sau này bạn có thể cập nhật hình ảnh mới. Bạn không cần phải làm gì nhiều, chỉ cần đơn giản thay đổi lại câu cú với font chữ có sẵn. Công việc rất dễ dàng nếu bạn có chút kiến thức về Photoshop, nếu không bạn nên thuê một designer để làm việc đó. Đừng nên cố gắng phí thời gian vô ích nhé!
Quy luật 5 giây: để khách hàng hiểu bạn
Chúng ta không nói về quảng cáo TV dài dòng về bánh Oreo. Chúng ta bàn luận về khoảng thời gian mà khách hàng của bạn mất bao nhiêu lâu để hiểu về website của bạn. Nếu như đa số khách hàng của bạn mất quá 5 giây mới tìm được thứ họ muốn thì bạn đang mất đi doanh số bán hàng. Trên trang chủ, đa số người xem mong muốn thấy ngay sản phẩm mà họ tìm kiếm. Hoặc họ muốn biết tại sao nên chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Hãy đưa ra câu trả lời nhanh cho họ trong vòng 5 giây thôi nhé!
Vì bạn đã quá quen thuộc với website của mình nên bạn sẽ khó có thể hiểu được tâm lý khách hàng. Hãy tưởng tượng đây là lần đầu tiên bạn truy cập vào trang web. Trả lời câu hỏi như: bạn định làm gì, bạn có thể tìm sản phẩm X, Y, Z ở đâu? Nếu bạn không thể tìm thấy câu trả lời trong 5 giây, bạn nên đơn giản hóa và tối ưu hóa website. Hãy làm cho sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận hơn, mong muốn được sở hữu và nhanh tay hành động.
Đừng dừng lại đó, không chỉ trang chủ mà những trang khác cũng cần được đầu tư thêm. Tạo sự liên kết chặt chẽ với khách hàng. Thậm chí ngay cả khi họ đã đặt mua hàng xong, hãy nghĩ bước tiếp theo là khuyến khích họ mua thêm, chia sẻ với những người khác, lưu lại trang web hay đăng ký nhận newsletter. Không có một kịch bản nào có thể áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng, hãy làm tất cả những gì bạn có thể.
Viết giới thiệu sản phẩm một cách độc đáo
Nếu bạn là đại lý bán hàng cho nhà sản xuất hay nhà cung cấp lớn, bạn sử dụng những mô tả có sẵn, copy và đăng lên website của bạn, nó là ý tưởng tồi.
Tại sao ư! Bởi vì tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều bán sản phẩm tương tự từ cùng một nhà sản xuất, họ cũng làm điều đó trên website của họ y như bạn. Và tất cả những đối thủ đều có cùng một từ khóa giống hệt nhau. Ai muốn mua một sản phẩm với lời giới thiệu sản phẩm buồn tẻ và khô khan từ website một nhà sản xuất.
Lời giới thiệu sản phẩm do bạn viết không những là duy nhất mà còn không phải là bản copy từ bất kỳ ai khác. Nó là duy nhất ở chỗ nó có sự tinh tế khi công ty bạn bán sản phẩm đó. Nó gọi là điểm khác biệt so với đối thủ khác (unique selling proposition – USP). Nó có sức mạnh lôi kéo người xem tới trang web tìm kiếm sản phẩm và quyết định tìm hiểu thêm về sản phẩm đó. Nếu như thuyết phục, khách hàng có thể quyết định mua hàng ngay.
Có thể mất thời gian cho việc viết lời bình cho tất cả sản phẩm của bạn nhưng về lâu dài nó có thể đem lại giá trị gấp trăm hoặc ngàn lần cho bạn. Hãy nghĩ rằng cái gì cũng có cái giá của nó!
Tập trung vào chất lượng nội dung
Dù cho website hay sản phẩm của bạn có ấn tưởng với thiết kế đẹp đến đâu, bạn không nên lơ là việc đầu tư vào viết nội dung. Nó bao gồm viết lời bình sản phẩm, trang thông tin (ví dụ như trang giới thiệu doanh nghiệp), bài viết blog, những bài viết marketing chiến lược ngắn gọn. Đừng để mất khách chỉ vì họ không thể tìm được sản phẩm của bạn hay vì nội dung trên website của bạn qua nhàm chán, sao chép từ những trang website khác. Hãy đầu tư nội dung cho website, sẽ không uổng phí công sức của bạn đâu.
Chúng tôi hy vọng bạn thích bài viết này, và nhận ra tầm quan trọng của chụp hình sản phẩm.