Kiến thức về cuộc sống nói chung và piano nói riêng của cụ
QUANG1970 đã đạt đến mức thượng thừa, nhưng cá nhân em thấy cụ nên khiêm tốn 1 chút thì sẽ hay hơn
Cám ơn bác đã có góp ý cũng như nhận xét về em. Em xin thưa:
1/ Với em trong ứng xử luôn là "Tùy cảm nhi ứng"!
2/ Bác được dạy về sự khiêm tốn nhưng:
a/ người dạy bác có lẽ còn chưa dạy bác câu: "Khiêm tốn là muốn người ta khen mình lần thứ hai"!
b/ Em tin là bác nghe lời khiêm tốn từ cửa miệng nhiều người rồi, Xin hỏi bác có bao nhiều phần trăm trong số đó là chân thành và thực sự? NÊN em xin thưa:
Có thể là em chưa hay không khiệm tốn nhưng em thật thà và em tự tin vào nhưng gì mình đã và sẽ nói cũng như chịu trách nhiệm về nó.
Nhân đây em cũng xin phép được nói rõ quan điểm của mình khi phát biểu hay chia sẻ một vấn đề:
1/ Về nội dung:
a. Em chỉ nói hay chia sẻ khi biết rõ vấn đề hay vụ việc hoặc sự kiện;
b. khi nói hay chia sẻ là em đã chuẩn bị sẵn các lý cớ, chứng cớ, hình ảnh thông tin để trưng ra khi có phản biện nghĩa là "nói có sách mách có chứng";
c. do đó, khi em nói mà ai phản biện bậy bạ, bố láo, thậm chí phản biện ngu, thì em sẽ tranh luận đến cùng để vạch trần sự thật cũng như cùng những ai có cùng quan tâm, đi đến cái cùng của sự thật.
2 Về hinh thức:
a. Em luôn áp dụng câu "đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" và "Tùy cảm nhi ứng" trong cuộc sống.
b. Đa phần thì em luôn chon cách nói trực diện vào vấn đề không vòng vèo nếu có vòng vèo thì mục đich chính vẫn là để làm rõ, làm nổi bật cái em muốn nói (hay có một "âm mưu" bên trong nào - nhưng rất it khi tôi áp dụng cách này)
c. Về văn phong tôi áp dụng cách nói hay viết để người nghe thấy sự khác biệt vì:
+ Nếu nhắc lại cái mà ai cũng đã nói đã biết thì (tuy không phải luôn luôn) gây nhàm chán làm mất giờ của người đọc, người nghe nhất là của nhưng ai đang có nhu cầu tìm tòi phát kiến và nhất là khi lập lại theo kiểu bầy đàn, "chó hùa" thì lại càng dị ứng với em.
+ Đó là
cách để người nghe chú ý và ghi nhớ cũng như "đem theo trong đầu và trong đời" vì "miếng ngon nhớ lâu, đòn (lời) đau nhớ đời" -
khi anh nói lời anh phải có giá tri hay tác dụng đến xung quanh (dù ít hay nhiều) còn những câu nói xã giao, nói lấy lòng kiểu "thủ dâm tinh thần" hay nói để bảo vệ bè phái sẽ không bao giờ thoát ra khỏi miệng em; những lời "còn nói còn nghe hết nói hết nghe" cũng không phải là những câu em thích nói nhất là nói trong (ở nơi) "thập thị sở mục".
+ Em luôn ghi nhớ trong đầu câu: "Anh không nói thì chắng ai dám bảo anh câm hay không có kiến thức nhưng khi anh mở miệng thì mọi người (hay tất cả những ai hiểu biết) đều thấy rõ (có thể khẳng đinh) là anh ngu"
+ Em là em nên em không thể giống người khác không lẫn lộn với người khác được. Làm người, nhất là đàn ông mà không có cá tính thì "nhạt" lắm bác ạ!
Kính,