Vấn đề của cụ là đây: đã kê khai đầu vào nhưng chưa đăng ký phát hành hóa đơn- vậy nên cụ sẽ bị tính ra số thuế bán ra tương đương với số chi phí mua vào này(do cụ tự kê,hoăc cb thuế ấn định).Cụ sẽ phải nộp thuế GTGT ,thuế TNDN, và thuế chậm nộp cho cả hai loại thuế đó, bao nhiêu thì còn do số cụ đã kê khai đầu vào là bao nhiêu,và ngành hàng là gì? thương mại hay sx? .Cộng với số phạt chậm nộp thuế môn bài hàng năm, phạt hành chính chậm nộp tờ khai thuế các loại tính theo ngày(khá lớn nếu từ 2015). Tất cả các loại này cơ quan thuế sẽ làm biên bản khi kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế khi cụ gửi đơn xin giải thể (Cùng với đơn gửi Sở KHĐT theo mẫu -trường hợp xin giải thể trước ,xác định nghĩa vụ thuế,nghĩa vụ BHXH,công nợ phải trả sau).Cảm ơn cụ đã góp ý.
Có sao em nói vậy mà cụ. Ý em nói nếu suôn sẻ có nghĩa là nếu công ty mới sau này làm ăn có lợi nhuận cao thì việc cá nhân bỏ ra chi phí (ví dụ là vài chục triệu) để giải thể cái công ty cũ cho nó yên tâm đỡ có lằng nhằng có thể ảnh hưởng thôi ạ.
Đứng trên góc độ kinh tế thì chúng ta kinh doanh đều tính tối ưu hóa chi phí nhất. Em rất muốn biết vd trong trường hợp em thì cụ sẽ làm thế nào để hợp lý nhất ạ.
Vế sau thì đúng là cty chưa hoạt động gì. Chỉ nộp tờ khai thuế gtgt đầu vào một thời gian sau đó cũng dừng vất đấy ạ. Như vậy cái 2 phút kia có là thực sự không ạ
Em nghĩ số tiền cũng không nhỏ ,và còn tùy mối quan hệ của cụ với ngành thuế ntn nữa ạ.- Em đã từng giải thể cho 1 cty nước ngoài trong khu CN nên em tư vấn cụ vậy.Cụ càng để lâu thì các khoản phạt HC,chậm nộp càng lớn (x 0.03% ngày cụ ạ).