- Biển số
- OF-488076
- Ngày cấp bằng
- 10/2/17
- Số km
- 527
- Động cơ
- 195,766 Mã lực
- Website
- phutungotoducmy.com
Em tạo thớt này để tư vấn online về kinh nghiệm chọn mua phụ tùng thay thế cho xe, nhằm giúp các cụ/mợ hiểu rõ hơn về phụ tùng giảm thiểu chi phí chăm sóc vợ 2
Em có ít kinh nghiệm về phụ tùng ô tô các dòng xe sang của Đức , Mỹ, Anh , Nhật,… Em mở thớt này nhằm mục đích thảo luận, tư vấn online về kinh nghiệm chọn mua phụ tùng chính hãng, phụ tùng oem, aftermarket thế nào cho đúng chất lượng, giá cả hợp lý . Tránh mua nhầm đồ kém chất lượng với giá không đúng với giá trị mặt hàng mình mua và việc lúc nào , bộ phận nào của xe thì nên thay hàng chính hãng cho yên tâm, bộ phận nào có thể thay hàng OEM , aftermarket , thậm chí hàng TQ, hàng bãi nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ và quan trọng nhất là tiết kiệm chi phí để các Cụ/Mợ yên tâm gắn bó với vợ 2 lâu dài.
- Hiểu thế nào là hàng chính hãng/ OEM/ Aftermarket:
+ Hàng chính hãng:
Là do hãng Mercedes đặt hàng các cty chuyên sản xuất phụ tùng ô tô bên ngoài theo tiêu chuẩn thông số, kỹ thuật mà Mercedes đưa ra. Nên sản phẩm sẽ được gắn tem mắc logo , bao bì của Mercedes.
Hàng chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trên sản phẩm có ghi rõ nơi sản xuất : made in germany, austria, australia, poland, usa, italia.v.v, kèm theo Partnumber của nhà sản xuất, cùng các thông tin thông số của sản phẩm. ” Và đặc biệt, các thông tin trên phải rõ ràng và sắc nét.
Hàng chính hãng bán bên ngoài thì cơ bản là giống hệt hàng trong hãng : chỉ khác về giá cả do cách tính giá, thuế, cách vận chuyển từ nhà máy qua các nhà buôn đến người tiêu dùng mà thôi.
+ Hàng OEM:
viết tắc của từ Original Equipment Manufacturer ( nhà sản xuất thiết bị gốc )
Là hàng do các hãng sản xuất phụ tùng cho chính hãng nhưng bán ra bên ngoài theo nhãn hiệu gốc của họ.
Ví dụ:
Giảm xóc của dòng E, S class được Mercedes đặt hàng của hàng Bilstein Đức sx thì hàng chính hãng sẽ có tem mắc logo của Mercedes và trên sản phảm cũng có in mã và thương hiệu của hãng Bilstein bên cạnh. Còn khi hãng Bilstein bán cái giảm xóc này ra bên ngoài ( được sự cho phép của hãng MER ) mà sản phẩm không có bất kỳ logo mã số tem mác nào của MER thì đó là hàng OEM.
Hàng OEM thường có chất lượng đảm bảo ( > 80% so với chính hãng ) giá cả hợp lý ( thường 40-70% so với hàng chính hãng bán bên ngoài )
Không phải tất cả phụ tùng có chính hãng thì đều có OEM mà chỉ 1 số đồ thông dụng hay thay thế thì mới có hàng OEM bán ra các cụ nhé.
+ Hàng Aftermarket:
Là hàng gia công theo nguyên mẫu hàng chính hãng của các nhà sản xuất thứ 3 ( hãng này ko phải là hãng sx hàng OEM ) thông thường được sản xuất tại Đức, EU, mexico, taiwan hoặc korean, thailand. Chất lượng hàng này thì kém hơn hàng OEM nhưng về cơ bản thì giá thành rẻ hơn hàng OEM 10-40% và chất lượng cũng dùng được.
Ví dụ:
Giảm xóc như ở trên của Bilstein sx là oem. Còn các hãng khác sx như Meyle, BMSTR,...là hàng Aftermarket
Em xin liệt kê các thương hiệu sản xuất phụ tùng nổi tiếng và thế mạnh, nguồn gốc của từng hãng hay gặp để các cụ tiện theo dõi .
+ Về sản xuất lốc điều hòa:
Các thương hiệu OEM nổi tiếng như là:
DENSO của Nhật ( thường sx ra hàng chính hãng cho xe MERCEDES , BMW, AUDI, PORSCHE, VW,….) nên chọn mua lốc của hãng này cực kỳ yên tâm về chất lượng ( có cả Denso của Trung Quốc nữa nên cần nhà cung cấp cam kết bảo hành ).
CALSONIC KAISEI: cũng là 1 thượng nổi tiếng chuyên sx lốc chính hãng cho xe BMW.
DELPHI: Là cty của Anh hay sx lóc chính hãng cho LAND ROVER , VW,…
ACM: Là thương hiệu của Úc chuyên sx phụ tùng điều hòa Aftermartket, chất lượng khá tốt và giá cả phải chăng.
VALEO: Là cty của Pháp chuyên sx lốc và phụ tùng điều hòa, đồ điện cho các hãng xe MERCEDES , BMW, AUDI, PORSCHE, VW,…
BEHR – HELLA : Là cty của Đức chuyên sx lốc và phụ tùng điều hòa, đồ điện, đèn cho các hãng xe MERCEDES , BMW, AUDI, PORSCHE, VW,…
+ Về đồ gầm:
như các loại càng, cao su, chân máy, đại loại các loại lien quan đến cao su gắn vào gầm xe
LEMFORDER: Là thương hiệu nối tiếng và uy tín nhất trong mảnh này. Nó là 1 tương hiệu con của tập đoàn ZF Đức nổi tiếng về sx hộp số, thước lái,…
FEBI: Cũng là thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn Thyssenkrupp bilstein Đức chuyên sx phụ tùng oto nỏi tiếng nhất là thương hiệu giảm xóc Bilstein, thang máy Thyssenkrupp
Đồ của Febi khá tốt nhưng chỉ là hàng Aftermartket, chất lượng nhìn chung tốt hơn các hãng Aftermartket khác nhưng kém hơn LEMFORDER
TRW: Cũng là 1 thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn ZF Đức , chất lượng tương OEM rất tốt.
MEYLE: Cũng là thương hiệu nổi tiếng của Đức chuyên sx phụ tùng Đồ của MEYLE chỉ là hàng Aftermartket, chất lượng nhìn chung kém hơn LEMFORDER, FEBI
BMTS, FREY, …Là các thương hiệu của T/Quốc, chất lượng trung bình
GIẢM XÓC ( PHUỘC NHÚN ):
Các thường hiệu OEM sx cho đồ chính hãng như:
Bilstein là thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn Thyssenkrupp Bilstein Đức chuyên sx phụ tùng ô tô chính hãng/oem.
Sachs/Boge là 2 thương hiệu con của nổi tiếng của tập đoàn ZF Đức.
+ Về đồ điện:
Các loại đèn thì có các thương hiệu OEM nổi tiếng: AutomotiveLighting (AL ), HELLA – BEHR , VALEO,…
Các thiết bị hộp điện, máy phát, IC các kiểu thì có các thương hiệu OEM như : BOSCH của Đức, Valeo, BEHR,…
Hàng Đài loan có: TYC, DEPO, …chất lượng cũng tạm ổn, giá rẻ
+ Thước lái , bơm trợ lực lái và hộp số:
ZF của Đức, LUK của Đức
+ Thân vỏ, đồ nhựa:
chỉ có hàng chính hãng và hàng Đài loan/ TQ; rất ít nhà sx OEM đồ này
+ Về dầu động cơ, dầu trợ lực lái , dầu hộp số,… có cả hàng chính hãng , oem và hàng kém ch/ lượng
Dầu động cơ: nên thay chính hãng hoặc của các thương hiệu nổi tiếng như Mobil 1, Castrol,… Dầu xịn mùi luôn thơm, còn dầu kém chất lượng thì do là đò nấu lại nên ngửi có mùi khét không thơm như xịn.
Dầu trợ lực lái , dầu hộp số: vì rất lâu mới phải thay hoặc bổ sung nên cứ hàng xịn cho yên tâm vận hành .
- Thứ nhất : ngoài việc sửa chữa bảo dưỡng định kỳ phải thay 1 số thứ theo hãng khuyến cáo đưa ra thì đối với xe cũ thì sự hỏng hóc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên việc ktra xe thường xuyên và nghiên cứu trước về phụ tùng, nơi mua phụ tùng và gara uy tín để sữa chữa giúp giảm thiểu được rất nhiều chi phí .
+ Trong các danh mục khi đi khám định kỳ mà các gara hoặc hãng đưa ra thì không nên thay hết các mục mà họ đưa ra , chỉ nên thay những thứ cảm thấy cần thiết trước.
+ Nếu các cụ/mợ thay ở hãng thì yên tâm về chất lượng rồi. Còn nếu thay ở gara ngoài thì trong phiếu kê báo giá phải yêu cầu ghi rõ chất lượng phụ tùng theo đơn giá , tránh tình trạng chỉ có hóa đơn ghi số lượng x đơn giá mà không có ghi chất lượng chính hãng/ oem/ hay aftermarket rõ ràng, vì khoản này sẽ dẫn đến 1 số thứ xe mình bị thay hàng không đúng chất lượng mà giá thành tính ra không hề rẻ.
Nếu có hiểu biết về chất lượng phụ tùng + lúc vào gara thay đồ hoặc tự đi mua đồ vào gara thay thì sẽ tránh được việc mua phải hàng kém chất lượng và hàng không đúng chất lượng mà bên bán cảm kết ( vì 1 số thứ hàng kém chất lượng giá rất rẻ nên bán 1 đổi 1 lỡ may nhà cung cấp vẫn còn lãi ) . Lúc mua hàng tại các shop hoặc gara nên tự tay cầm hàng để ktra chất lượng , ko nên để cho gara thay xong và tính tiền àm không hề biết xe mình vừa được thay hàng gì ( vì 1 số cụ đã từng dính cái này rất nhiều thay xong hàng đi 1 thời gian thấy vận hành ko tốt nên mới nghi ngờ là hàng kém c/lượng )
- Thứ 2: Nên khám ở 1 vài gara để chọn lọc ra gara uy tính và điểm mạnh của họ : có gara thay đồ rất chuẩn, phục vụ tận tình nhưng giá cao, có gara giá cả tốt hơn nhưng chẩn đón bện và tay nghề lại không tốt lắm.
+ Đối với thay 1 số thứ dễ , bảo dưỡng định kỳ thì dễ nhưng 1 số bệnh khó về điện, điều hòa, hoặc là gầm kêu thì xác suất bắt nhầm bệnh là không phải thấp. Vì thế nên tham khảo chẩn đoán của ít nhất 2 gara uy tín và tham khảo them kinh nghiệm của a e đi cùng dòng xe, hãng xe tư vấn thêm trước khi quyết định thay đồ tránh thay nhầm đồ không hết bệnh.
+ Giá phụ tùng thay trong hãng thường sẽ đắt hơn bên gara ngoài tầm 10-70% tùy giá trị từng mặt hàng. Còn tự mua phụ tùng ở các shop mang vào gara thay sẽ rẻ hơn mua hàng ở gara 10- 50% giá trị. Từ đó chúng ta có thể chọn thay ở đâu hay tự mua lúc nào cho hợp lý. Các gara ngoài thường phải nhập phụ tùng từ các shop ( có 1 số rất ít gara nhập trực tiếp phụ tùng ) nên nếu so sánh giá cùng chủng loại và chất lượng mặt hàng mà giá gara rẻ hơn, tương đương hoặc cao hơn chút ít so với việc tự mua bên ngoài thì các cụ nên lưu ý về chất lượng hàng .
- Thứ 3: Về kinh nghiệm chọn mua phụ tùng chính hãng, phụ tùng oem, aftermarket thế nào cho đúng chất lượng, giá cả hợp lý thì cái đó càng tự tay cầm phụ tùng + so sánh với hàng theo xe ( nếu là hàng zin nguyên bản ), …thì sẽ tích lũy nhanh kinh nghiệm để chọn mua phụ tùng tối ưu nhất.
...............
Update
Thớt này e sẽ update thường xuyên kèm ảnh, các cụ/mợ có cần tư vấn gì cứ coment để các cụ khác và e tư vấn nhé
Em có ít kinh nghiệm về phụ tùng ô tô các dòng xe sang của Đức , Mỹ, Anh , Nhật,… Em mở thớt này nhằm mục đích thảo luận, tư vấn online về kinh nghiệm chọn mua phụ tùng chính hãng, phụ tùng oem, aftermarket thế nào cho đúng chất lượng, giá cả hợp lý . Tránh mua nhầm đồ kém chất lượng với giá không đúng với giá trị mặt hàng mình mua và việc lúc nào , bộ phận nào của xe thì nên thay hàng chính hãng cho yên tâm, bộ phận nào có thể thay hàng OEM , aftermarket , thậm chí hàng TQ, hàng bãi nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ và quan trọng nhất là tiết kiệm chi phí để các Cụ/Mợ yên tâm gắn bó với vợ 2 lâu dài.
- Hiểu thế nào là hàng chính hãng/ OEM/ Aftermarket:
+ Hàng chính hãng:
Là do hãng Mercedes đặt hàng các cty chuyên sản xuất phụ tùng ô tô bên ngoài theo tiêu chuẩn thông số, kỹ thuật mà Mercedes đưa ra. Nên sản phẩm sẽ được gắn tem mắc logo , bao bì của Mercedes.
Hàng chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trên sản phẩm có ghi rõ nơi sản xuất : made in germany, austria, australia, poland, usa, italia.v.v, kèm theo Partnumber của nhà sản xuất, cùng các thông tin thông số của sản phẩm. ” Và đặc biệt, các thông tin trên phải rõ ràng và sắc nét.
Hàng chính hãng bán bên ngoài thì cơ bản là giống hệt hàng trong hãng : chỉ khác về giá cả do cách tính giá, thuế, cách vận chuyển từ nhà máy qua các nhà buôn đến người tiêu dùng mà thôi.
+ Hàng OEM:
viết tắc của từ Original Equipment Manufacturer ( nhà sản xuất thiết bị gốc )
Là hàng do các hãng sản xuất phụ tùng cho chính hãng nhưng bán ra bên ngoài theo nhãn hiệu gốc của họ.
Ví dụ:
Giảm xóc của dòng E, S class được Mercedes đặt hàng của hàng Bilstein Đức sx thì hàng chính hãng sẽ có tem mắc logo của Mercedes và trên sản phảm cũng có in mã và thương hiệu của hãng Bilstein bên cạnh. Còn khi hãng Bilstein bán cái giảm xóc này ra bên ngoài ( được sự cho phép của hãng MER ) mà sản phẩm không có bất kỳ logo mã số tem mác nào của MER thì đó là hàng OEM.
Hàng OEM thường có chất lượng đảm bảo ( > 80% so với chính hãng ) giá cả hợp lý ( thường 40-70% so với hàng chính hãng bán bên ngoài )
Không phải tất cả phụ tùng có chính hãng thì đều có OEM mà chỉ 1 số đồ thông dụng hay thay thế thì mới có hàng OEM bán ra các cụ nhé.
+ Hàng Aftermarket:
Là hàng gia công theo nguyên mẫu hàng chính hãng của các nhà sản xuất thứ 3 ( hãng này ko phải là hãng sx hàng OEM ) thông thường được sản xuất tại Đức, EU, mexico, taiwan hoặc korean, thailand. Chất lượng hàng này thì kém hơn hàng OEM nhưng về cơ bản thì giá thành rẻ hơn hàng OEM 10-40% và chất lượng cũng dùng được.
Ví dụ:
Giảm xóc như ở trên của Bilstein sx là oem. Còn các hãng khác sx như Meyle, BMSTR,...là hàng Aftermarket
Em xin liệt kê các thương hiệu sản xuất phụ tùng nổi tiếng và thế mạnh, nguồn gốc của từng hãng hay gặp để các cụ tiện theo dõi .
+ Về sản xuất lốc điều hòa:
Các thương hiệu OEM nổi tiếng như là:
DENSO của Nhật ( thường sx ra hàng chính hãng cho xe MERCEDES , BMW, AUDI, PORSCHE, VW,….) nên chọn mua lốc của hãng này cực kỳ yên tâm về chất lượng ( có cả Denso của Trung Quốc nữa nên cần nhà cung cấp cam kết bảo hành ).
CALSONIC KAISEI: cũng là 1 thượng nổi tiếng chuyên sx lốc chính hãng cho xe BMW.
DELPHI: Là cty của Anh hay sx lóc chính hãng cho LAND ROVER , VW,…
ACM: Là thương hiệu của Úc chuyên sx phụ tùng điều hòa Aftermartket, chất lượng khá tốt và giá cả phải chăng.
VALEO: Là cty của Pháp chuyên sx lốc và phụ tùng điều hòa, đồ điện cho các hãng xe MERCEDES , BMW, AUDI, PORSCHE, VW,…
BEHR – HELLA : Là cty của Đức chuyên sx lốc và phụ tùng điều hòa, đồ điện, đèn cho các hãng xe MERCEDES , BMW, AUDI, PORSCHE, VW,…
+ Về đồ gầm:
như các loại càng, cao su, chân máy, đại loại các loại lien quan đến cao su gắn vào gầm xe
LEMFORDER: Là thương hiệu nối tiếng và uy tín nhất trong mảnh này. Nó là 1 tương hiệu con của tập đoàn ZF Đức nổi tiếng về sx hộp số, thước lái,…
FEBI: Cũng là thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn Thyssenkrupp bilstein Đức chuyên sx phụ tùng oto nỏi tiếng nhất là thương hiệu giảm xóc Bilstein, thang máy Thyssenkrupp
Đồ của Febi khá tốt nhưng chỉ là hàng Aftermartket, chất lượng nhìn chung tốt hơn các hãng Aftermartket khác nhưng kém hơn LEMFORDER
TRW: Cũng là 1 thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn ZF Đức , chất lượng tương OEM rất tốt.
MEYLE: Cũng là thương hiệu nổi tiếng của Đức chuyên sx phụ tùng Đồ của MEYLE chỉ là hàng Aftermartket, chất lượng nhìn chung kém hơn LEMFORDER, FEBI
BMTS, FREY, …Là các thương hiệu của T/Quốc, chất lượng trung bình
GIẢM XÓC ( PHUỘC NHÚN ):
Các thường hiệu OEM sx cho đồ chính hãng như:
Bilstein là thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn Thyssenkrupp Bilstein Đức chuyên sx phụ tùng ô tô chính hãng/oem.
Sachs/Boge là 2 thương hiệu con của nổi tiếng của tập đoàn ZF Đức.
+ Về đồ điện:
Các loại đèn thì có các thương hiệu OEM nổi tiếng: AutomotiveLighting (AL ), HELLA – BEHR , VALEO,…
Các thiết bị hộp điện, máy phát, IC các kiểu thì có các thương hiệu OEM như : BOSCH của Đức, Valeo, BEHR,…
Hàng Đài loan có: TYC, DEPO, …chất lượng cũng tạm ổn, giá rẻ
+ Thước lái , bơm trợ lực lái và hộp số:
ZF của Đức, LUK của Đức
+ Thân vỏ, đồ nhựa:
chỉ có hàng chính hãng và hàng Đài loan/ TQ; rất ít nhà sx OEM đồ này
+ Về dầu động cơ, dầu trợ lực lái , dầu hộp số,… có cả hàng chính hãng , oem và hàng kém ch/ lượng
Dầu động cơ: nên thay chính hãng hoặc của các thương hiệu nổi tiếng như Mobil 1, Castrol,… Dầu xịn mùi luôn thơm, còn dầu kém chất lượng thì do là đò nấu lại nên ngửi có mùi khét không thơm như xịn.
Dầu trợ lực lái , dầu hộp số: vì rất lâu mới phải thay hoặc bổ sung nên cứ hàng xịn cho yên tâm vận hành .
- Thứ nhất : ngoài việc sửa chữa bảo dưỡng định kỳ phải thay 1 số thứ theo hãng khuyến cáo đưa ra thì đối với xe cũ thì sự hỏng hóc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên việc ktra xe thường xuyên và nghiên cứu trước về phụ tùng, nơi mua phụ tùng và gara uy tín để sữa chữa giúp giảm thiểu được rất nhiều chi phí .
+ Trong các danh mục khi đi khám định kỳ mà các gara hoặc hãng đưa ra thì không nên thay hết các mục mà họ đưa ra , chỉ nên thay những thứ cảm thấy cần thiết trước.
+ Nếu các cụ/mợ thay ở hãng thì yên tâm về chất lượng rồi. Còn nếu thay ở gara ngoài thì trong phiếu kê báo giá phải yêu cầu ghi rõ chất lượng phụ tùng theo đơn giá , tránh tình trạng chỉ có hóa đơn ghi số lượng x đơn giá mà không có ghi chất lượng chính hãng/ oem/ hay aftermarket rõ ràng, vì khoản này sẽ dẫn đến 1 số thứ xe mình bị thay hàng không đúng chất lượng mà giá thành tính ra không hề rẻ.
Nếu có hiểu biết về chất lượng phụ tùng + lúc vào gara thay đồ hoặc tự đi mua đồ vào gara thay thì sẽ tránh được việc mua phải hàng kém chất lượng và hàng không đúng chất lượng mà bên bán cảm kết ( vì 1 số thứ hàng kém chất lượng giá rất rẻ nên bán 1 đổi 1 lỡ may nhà cung cấp vẫn còn lãi ) . Lúc mua hàng tại các shop hoặc gara nên tự tay cầm hàng để ktra chất lượng , ko nên để cho gara thay xong và tính tiền àm không hề biết xe mình vừa được thay hàng gì ( vì 1 số cụ đã từng dính cái này rất nhiều thay xong hàng đi 1 thời gian thấy vận hành ko tốt nên mới nghi ngờ là hàng kém c/lượng )
- Thứ 2: Nên khám ở 1 vài gara để chọn lọc ra gara uy tính và điểm mạnh của họ : có gara thay đồ rất chuẩn, phục vụ tận tình nhưng giá cao, có gara giá cả tốt hơn nhưng chẩn đón bện và tay nghề lại không tốt lắm.
+ Đối với thay 1 số thứ dễ , bảo dưỡng định kỳ thì dễ nhưng 1 số bệnh khó về điện, điều hòa, hoặc là gầm kêu thì xác suất bắt nhầm bệnh là không phải thấp. Vì thế nên tham khảo chẩn đoán của ít nhất 2 gara uy tín và tham khảo them kinh nghiệm của a e đi cùng dòng xe, hãng xe tư vấn thêm trước khi quyết định thay đồ tránh thay nhầm đồ không hết bệnh.
+ Giá phụ tùng thay trong hãng thường sẽ đắt hơn bên gara ngoài tầm 10-70% tùy giá trị từng mặt hàng. Còn tự mua phụ tùng ở các shop mang vào gara thay sẽ rẻ hơn mua hàng ở gara 10- 50% giá trị. Từ đó chúng ta có thể chọn thay ở đâu hay tự mua lúc nào cho hợp lý. Các gara ngoài thường phải nhập phụ tùng từ các shop ( có 1 số rất ít gara nhập trực tiếp phụ tùng ) nên nếu so sánh giá cùng chủng loại và chất lượng mặt hàng mà giá gara rẻ hơn, tương đương hoặc cao hơn chút ít so với việc tự mua bên ngoài thì các cụ nên lưu ý về chất lượng hàng .
- Thứ 3: Về kinh nghiệm chọn mua phụ tùng chính hãng, phụ tùng oem, aftermarket thế nào cho đúng chất lượng, giá cả hợp lý thì cái đó càng tự tay cầm phụ tùng + so sánh với hàng theo xe ( nếu là hàng zin nguyên bản ), …thì sẽ tích lũy nhanh kinh nghiệm để chọn mua phụ tùng tối ưu nhất.
...............
Update
Thớt này e sẽ update thường xuyên kèm ảnh, các cụ/mợ có cần tư vấn gì cứ coment để các cụ khác và e tư vấn nhé
Chỉnh sửa cuối: