trước giờ em mới chỉ biết NAS là cái ổ cứng mạng thôi nên không quan tâm lắm nên mới dùng VPS và có chạy luôn phần mềm trên đó để các vp có thể cùng thao tác trên đó và không phải lo nhân sự quản lý.
Trong trường hợp em muốn trang bị NAS cho Vp thì theo bác có cần phải có IT chuyên chăm lo nó không và có thể chuyển web về NAS và bỏ VPS đi không?
Bác công ty nào cho em cái số để nhờ tư vấn tổng thể luôn
Đúng là NAS thì là cái ổ đĩa mạng thôi. Mình sẽ phân tích cụ thể cho cụ các vấn đề của NAS nhé.
Theo mình hiểu thì cụ đã có VPS, và có một ứng dụng chạy trên đó, cái ứng dụng đó là cốt lõi của Cty cụ đúng không? Giờ cụ muốn có thêm cái NAS ở HN để làm cái việc lưu dữ liệu thuần túy và phân quyền truy cập cái đống dữ liệu đó, việc đó đúng là cái NAS nó làm rất tốt.
Về mặt bản chất NAS thực ra là một cái máy tính chạy trên hệ điều hành Linux viết riêng, có khả năng quản lý khoảng 4 HDD, giờ này phổ biến loại đó, nhiều hơn 4 cũng có, hỗ trợ Raid 5. Rât an toàn về mặt dữ liệu nếu có bất kỳ cái HDD nào chết thì vẫn cắm cái khác giống thế vào chạy tốt, Nhưng nếu cái NAS đó không chết HDD mà lại chết cái mạch điều khiển thì lúc đó câu chuyện cũng sẽ phức tạp hơn nhiều "Mạch điều khiển ở đây được coi như cái main + Card Raid ở máy Server thông thường". Lúc này cứu được dữ liệu hơi mệt đấy bác nhé.
Tùy loại NAS có thể hỗ trợ chạy FTP Server chứ chạy cái ứng dụng viết riêng của Cty bác thì hơi khó, cái đó bác phải lôi bên bán NAS và bên viết ứng dụng ngồi với nhau thì mới kết luận chuẩn được.
Ưu điểm là không cần quan tâm đến vấn đề bản quyền, chạy ổn đinh, không lo Virus vì hệ điều hành được nạp sẵn vào Rom rồi nên chạy vô tư, khả năng tiết kiệm điện rất cao, nếu có lỗi chỉ cần tắt đi bật lại là xong.
Nhược điểm là nếu bị chết mạch điều khiển thì dữ liệu đi tong hết, cứu lại rất khó, vì nó chạy Raid trên nên tảng Linux, Raid trên nền tảng Win cứu cũng đã khó rồi nếu bị chết Card Raid hay Main.
Khả năng đáp ứng truy cập không cao lắm, vì cấu hình phần cứng của NAS có giới hạn, còn lâu mới mạnh bằng một cái PC thông thường, mặc dù được tối ưu hệ điều hành nhưng cũng còn lâu mới sánh được tốc độ với PC chứ đừng nói đến Server. Không có khả năng cài đặt phần mềm diệt Virus.
Đa phần NAS được dùng cho các doanh nghiệp cỡ nhỏ, hoặc được dùng làm phương tiện Backup thứ cấp cho một hệ thống File Server nào đó chứ để chạy độc lập thì rất ít người lựa chọn.
Trong trờng hợp của bác thì cũng khó mà tư vấn cho bác được cụ thể, vì thông tin bác đưa ra quá ít, đặc biệt là loại dữ liệu bác định để trên NAS là loại gì? Phân quyền truy cập cho các phòng ban ra sao? Bác trực tiếp quản lý nó thì bác quan tâm đến vấn đề gì của dữ liệu. Dữ liệu đó liên kết với cái ứng dụng trên VPS của bác thế nào nữa. Tôi cũng không biét được lượng truy cập lên cái VPS của bác là bao nhiêu? Ứng dụng đó cần phần cứng đến cỡ nào?
Tôi mạo muội đưa ra mô hình thế này cho bác tham khảo nhé.
1. Mô hình với mức đầu tư lớn cho doanh nghiệp cỡ trung bình khoảng 100 Users truy cập thường xuyên.
- Đầu tư 2 Sever IBM chạy // với nhau. Chạy trên nền tảng ảo hóa để còn dễ bề tránh việc bản quyền WinServer vì cái này là hàng ngàn $ đấy. Trên 2 con đó triển khai các máy ảo, mỗi máy đảm nhiệm một nhiệm vụ duy nhất, có nhiều Ram thì bác muốn triển khai bao máy ảo cũng được hết. Sở dĩ cần tới 2 con Sever vì nếu 1 con bị chết phần cứng thì ngay lập tức di trú các máy ảo quan trọng nhất sang con còn lại, công việc không gián đoạn quá 30'.
- Triển khai FileServer và phân quyền chi tiết cho các nhân viên, phòng ban truy cập và làm việc trực tiếp trên Sever thông qua mạng Lan luôn. Việc phân quyền thế nào thì phải cụ thể từng trường hợp theo mô hình quản lý của bác.
- Triển khai một con máy ảo thay thế cái VPS của bác, tiết kiệm được khối tiền đấy nhé.
- Đầu tư một con PC chạy Antom cũng được cho tiết kiệm điện, trang bị 2 HDD lớn vào, chuyên làm nhiệm vụ Backup thứ cấp cho 2 con Sever trên, đồng thời Backup chéo 2 cái HDD luôn, làm cho 2 cái đó giống hệt nhau là được, cái này cũng không cần phải Raid mà chỉ cần tiện ích Backup của Win là ổn rồi. Cái này nếu bác có tiền có thể thay bằng NAS được. Bản thân tôi vẫn thích nền tảng Win hơn là Linux, vì đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Win vẫn phù hợp nhất.
- Đầu tư một đường truyền cáp quang, trang bị một thiết bị của Draytek làm Firewall hạn chế truy cập Internet, kiểm soát nội dung trao đổi trên mạng, triển khai VPN cho HN và SG trên con này luôn, vì SG có mỗi 2 Users cho nên chỉ cần VPN Client to Site chứ không cần đến Site to Site.
- Sau khi triển khai VPN xong thì SG cũng truy cập FileSever của HN mà làm việc chứ cũng không cần lưu giữ liệu trên PC nữa. Chú ý nên đăng ký cho cả HN và SG cùng một nhà cung cấp Internet cho đường truyền tối ưu nhất nhé.
- Các máy Client của toàn Cty chỉ được dùng với quyền Power User, để đảm bảo hạn chế quyền thay đổi các thông tin hệ thống, khóa truy câp bằng USB nếu cần thiết, khóa truy cập các ổ đĩa khác ngoài ổ C, việc này đảm bảo cho tính ổn định của máy, ít dữ liệu máy chạy nhẹ nhàng hơn, quét virus nhanh hơn.
2. Phương án cho doanh nghiệp có ít ơn 50 Users.
- Thay vì đầu tư Sever thì chỉ cần đầu tư lấy tối thiểu 2 PC hàng động bộ Lenovo, Dell, HP, tùy yêu cầu mà có thể thêm, chú ý là mỗi con chỉ làm 1 nhiệm vụ duy nhất thôi nhé.
- 1 Con làm FileServer, trang bị 2 HDD giống hệt nhau, rồi cho nó Backup giữ liệu giống hệt nhau là được.
- 1 Con làm nhiệm vụ chạy cái VPS của bác, lúc này bác bỏ được cái VPS đi rồi, cái này kiêm luôn nhiệm vụ Backup thứ cấp cho FileServer.
- 1 Con chạy phần mềm KT nếu có, các con khác nếu có thêm các ứng dụng khác nữa.
- Phần Internet và Firewall cùng cấu hình các máy Clients và VPN thì giống giáp pháp trên.
Cả 2 phương án trên đều cần đội chuyên nghiệp làm, vì nếu họ triển khai cẩn thận thi sẽ không có Virus trong hệ thống, các yếu tố an ninh đã được cân nhắc chính xác, khi đó hệ thống chạy rất ổn định, chỉ khoảng 1 vài tháng đầu tiên cần hỗ trợ kỹ thuật, còn đâu sau này thì khi đã quen với hệ thống đích thân bác quản trị cũng được.
Tôi đã triển khai cho nhiều Cty và thông thường sau này Giám đốc chính là người phần quyền truy cập giữ liệu, vì không ai ngoài giám đốc hiểu cặn kẽ giữ liệu của Cty mình cả. Khâu này là khó nhất trong hệ thống này, các cái khác không mấy khi lỗi, chỉ phát sinh vấn đề phân quyền, vì dữ liệu luôn luôn thay đổi, nhân sự truy cập cũng vậy nên giám đốc làm cái khoản này là tốt nhất.
Bác đọc mà không hiểu đoạn nào thì cứ Alo cho tôi theo số dưới chữ ký, còn tôi có cái Cty con con mới thành lập chuyên về lĩnh vực này thôi bác nhé! Nếu bác tin tưởng thì chúng ta có thể thảo luận kỹ hơn.